Người Việt Nam Và Đức Tin – Phần IV: Phật giáo

Người sáng lập Phật giáo là Đức Phật Thích Ca. Ngài sinh tại Kapila, 1 nước nhỏ miền Bắc Ấn độ vào năm 623 TCN. Ngài là con vua nước Kapila, đã lấy vợ và sinh 1 con trai tên là La Hầu La.

3_21_1361943441_37_1361841980-nhung-diem-tam-linh-ky-luc-viet-nam--1-

Năm 29 tuổi, vì bất mãn với chế độ xã hội đương thời và thấy cuộc đời đầy đau khổ, Ngài quyết định từ bỏ gia đình, cung điện để vào rừng núi đi tu. Tu hành khắc khổ nhiều năm nhưng vẫn chưa tìm thấy chân lý. Sau ngài đến núi Tượng đầu tu luyện tiếp, rồi ngồi tĩnh niệm dưới gốc cây bồ đề suốt 48 ngày và tìm được lẽ huyền diệu của đạo. Ngài tự xưng là Phật (Buddha) nghĩa là tâm linh sáng suốt. Từ đó ngài đi khắp lưu vực sông Hằng hà để thuyết pháp trong hơn 40 năm cho đến khi viên tịch. Ngài mất vào năm 80 tuổi.

Ngài nhận thấy con người trầm luân trong biển khổ hết kiếp này đến kiếp khác, bị trói chặt trong vòng luân hồi để chịu khổ, không sao thoát ra được. Cái nghiệp ta chịu trong kiếp này là cái quả của công việc ta làm kiếp trước. Công việc ta làm ở kiếp này là cái nhân của cái nghiệp trong kiếp sau. Cứ mãi mãi chịu nghiệp báo như thế. Vì thế, Đức Phật tu luyện để tìm phương cách giải thoát khỏi vòng luân hồi, tiêu diệt đau khổ.

Phương cách giải thoát được ngài trình bày trong Tứ Diệu Đế:

Đệ nhất đế là Khổ đế, tức phép mầu về sự đau khổ. Cuộc sống chỉ toàn khổ đau. Từ sinh, lão, bệnh đến tử, đều khổ.

Đệ nhị đế là Tập đế, tức phép mầu về nguyên nhân của đau khổ, đó là lòng tham sống. Vì tham sống mà phải luân hồi.

Đệ tam đế là Diệt đế, phép mầu về sự diệt đau khổ. Muốn diệt đau khổ, phải tiêu trừ lòng tham muốn.

Đệ tứ đế là Đạo đế, phép mầu về đạo diệt đau khổ. Đạo diệt đau khổ là Đạo Bát chính:

Chính kiến: thành thực tin đạo

Chính tư duy: thành thực suy xét

Chính ngữ: thành thực nói năng

Chính nghiệp: thành thực làm việc

Chính mệnh: thành thực mưu sinh

Chính tinh tiến: thành thực mà mong tới

Chính niệm: thành thực mà tưởng nhớ

Chính định: thành thực mà ngẫm nghĩ.

Sau khi đức Phật viên tịch, các môn đồ biên soạn lời dạy của ngài thành 3 quyển gọi là Kinh Tam tạng:

Kinh tạng: lời dạy về luân lý đạo đức

Luật tạng: lời dạy về giới cấm

Luận tạng: những lời nghị luận.

Theo kinh Phật, “Tất cả là hư vô.” Nay dù tạm “có,” nhưng bản tính vẫn là “không.” Người đời càn dở giữ lấy làm cái mình “có.” Cho nên đức Như Lai ra đời, lấy chữ “vô” mà phá cái hư ảo ấy.

hinh-anh-viet-nam-xua-qua-goc-nhin-nguoi-nuoc-ngoai-hinh-anh-12_soty

Đến thế kỷ thứ 2 SC, Phật giáo chia làm 2 phái: Tiểu thừa và Đại thừa.

Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo từ Trung Quốc mạnh hơn từ các sư Thiên Trúc, nên phái Đại thừa ở nước ta mạnh hơn, đông hơn phái Tiểu thừa.

Tóm lại, Phật giáo đã chú trọng đến tâm linh con người, đề cập đến số phận con người sau khi chết. Phật Thích Ca đã tìm cách giải quyết vấn đề số phận này bằng con đường tu hành để được giải thoát.

Nhưng sau khi giải thoát, được vào Nát bàn (Nirvana), con người trở thành “hư vô,” bản ngã trở thành “vô ngã.” Nát bàn được mô tả là 1 nơi “yên ổn tịch mịch” vô cùng. Vậy phải chăng Nát bàn cũng chỉ là cõi “hư vô,” vì theo Phật giáo “tất cả chỉ là hư vô?”

 Vốn là một người đi tìm Chân Lý, người viết đã được triết lý Phật giáo thu hút, các vị cao tăng đã làm tôi say mê. Nhưng khi tìm tòi Sự Cứu Rỗi trong Phật giáo, tôi đã thất vọng.

Đức Phật không đem sự cứu rỗi đến cho chúng sinh. Ngài không bảo đảm một con đường cứu rỗi. Các đệ tử, các đạo hữu phải tự mình tu hành, tự mình diệt lòng tham muốn, diệt đau khổ, tự giải thoát khỏi vòng luân hồi, không sinh không tử mới được vào Nát bàn.

Tôi tự hỏi: “Mấy ai đã được giải thoát mà vào Nát bàn?”

Còn câu “Nhất niệm sân tâm khởi,” (vạn công đức như lâm) hay “Bách vạn chướng môn khai,” (Tham sân si là Tam độc. Lửa sân si có thể đốt cháy rừng công đức) chép trong Kinh Hoa Nghiêm thì sao?

Đến khi nghiên cứu về Sự Cứu Rỗi trong Kinh Thánh, tôi thấy:

1. “Hãy tin Đức Chúa Jê-sus thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi.” (Công vụ 16:31)

2. “Nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jê-sus là Chúa, và lòng ngươi tin Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ cõi chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu.” (Rô 10:9)

3. “Như Môi-se treo con rắn giữ sa mạc thế nào, Con Người cũng sẽ bị treo lên thể ấy, để bất cứ ai tin Ngài đều được sống vĩnh cửu.” (Gi 3:14-15)

4. Ai tin Con Đức Chúa Trời đều được sự sống vĩnh cửu. Ai không tin Con Đức Chúa Trời, sẽ chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời tiếp tục ở trên người đó.” (Gi 3:36)

5. “Đức Chúa Jê-sus phán: Thật, Ta nói thật với các ngươi: Ai tin Ta đều được sự sống vĩnh cửu.’” (Gi 6:47)

6. “Thật, Ta nói thật với các ngươi: Ai nghe lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta, thì được sống vĩnh cửu. Người ấy không bị xét xử, nhưng thoát cõi chết mà vào cõi sống.” (Gi 5:24)

7. “Đức Chúa Jê-sus bảo bà Ma-thê: ‘Ta là sự sống lại và sự sống, ai tin Ta sẽ sống, dù đã chết.’” (Gi 11:25)

8.Ai tin và chịu báp-tem sẽ được cứu, còn ai không tin sẽ bị kết tội.” (Mác 16:16)

9. Tôi viết những điều đó cho anh em là những người tin vào danh Con Đức Chúa Trời, để anh em biết chắc anh em được sống vĩnh cửu.” (Nhân chứng Giăng: 1Gi 5:13)

10. “Chẳng có sự cứu rỗi trong Đấng nào khác vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.” (Nhân chứng Phê-rơ: Công vụ 4:12)…

Các bạn thấy đó, câu trả lời cho câu hỏi của người tìm kiếm Chân Lý, tìm kiếm sự cứu rỗi là khẳng định vang dội: Tin Đức Chúa Jê-sus. Tin Đức Chúa Jê-sus. Hãy tin Đức Chúa Jê-sus thì được cứu.”

Không phải người nghiên cứu chỉ tìm thấy câu trả lời 1 lần, nhưng ít nhất là 10 lần: “Tin Đức Chúa Jê-sus thì được cứu rỗi, được sự sống vĩnh cửu.” Người nghiên cứu thấy vững tâm vô cùng.

Và Kinh Thánh cũng dạy người tin Đức Chúa Jê-sus phải làm gì, tin gì?

1. Phải nhận mình là người có tội.

2. Phải ăn năn.

3. Tin Đức Chúa Jê-sus

4. Tin Đức Chúa Jê-sus là Con Đức Chúa Trời,

5. Tin Đức Chúa Jê-sus đã chết thay cho mình, vì tội của mình,

6. Tin Đức Chúa Jê-sus đã sống lại.

Và như thế, người tin được Chúa cho làm con Đức Chúa Trời, được kể là người công chính, và được hưởng sự sống đời đời. Chính Chúa sẽ lấy quyền năng tuyệt đối của Ngài để khiến bạn là người tin trở thành một con người mới tốt lành, vì mọi tội tình được tha thứ. Chúa sẽ trở lại để tiếp đón bạn vào cuộc sống vĩnh cửu.