Người Việt Nam Và Đức Tin – Phần III: Lão Giáo

Lão Tử người nước Lỗ, sinh quãng 20 năm trước Khổng tử, được coi là người sáng lập Lão giáo. Lão Tử từng ra làm quan một thời gian, nhưng thấy nhà Chu suy nhược nên từ quan bỏ đi, và không thấy xuất hiện nữa. Bộ sách duy nhất được để lại là Đạo đức kinh.

Vào thời Xuân Thu (thời đại của Khổng tử, Lão tử) tư tưởng Trung Quốc phần lớn coi Trời là thế lực tối cao. Nhưng Lão tử cho Trời đất không có lòng thương yêu, nên đặt “Đạo” lên trên cả Trời đất: “Trời đất không thương yêu, xem vạn vật như đồ chó rơm.” (Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu – Đạo đức kinh).

q

Lão Tử viết: “Có vật thành tựu sinh ra trước cả trời đất, yên lặng mênh mông, độc lập mà không đổi, tản mác khắp nơi mà không mỏi, có thể làm mẹ của thiên hạ. Ta không biết tên là gì, nên tạm đặt tên là Đạo.”

Tạm đặt tên là Đạo vì: “Đạo mà nói ra được không phải là đạo hằng cửu. Tên mà gọi ra được không phải là tên tồn tại. Không tên là khởi đầu của trời đất, có tên là mẹ của muôn vật.”

“Đạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh. Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu” (Đạo đức kinh).

Ngài nói: “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật.” (Đạo đức kinh)

Theo ông, Đạo vận hành theo tự nhiên: “Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên.” (Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên – Đạo đức kinh)

Từ tư tưởng “Đạo vận hành theo tự nhiên,” Lão Tử chủ trương con người nên từ bỏ mọi ham muốn, mọi việc không hành động (Vô vi), trong lòng cứ giữ cho thanh tĩnh, để mặc theo lẽ tự nhiên. Đó là thuyết “Thanh tĩnh vô vi” của Lão giáo.

Ngài giải thích: “Đục cửa sổ để làm nhà, nhờ có cái ‘không’ mà nhà dùng được. Cho nên ‘có’ để làm cái lợi, ‘không’ để làm cái dùng.” Nếu các vật dụng trên (như ống bễ, bánh xe, cửa…) không trống rỗng bên trong thì không thể nào dùng được. Mọi vật “dùng” được là nhờ cái “không” của chúng.

Như thế, tuy “vô vi” nhưng chính cái “không có gì (trống không) là không làm” (vô bất vi). Thuyết “Thanh Tĩnh Vô vi” của Lão Tử rất thích hợp với quan niệm yếm thế của nhiều người sống trong xã hội phân hóa nhiễu nhương lúc bấy giờ.

Khoảng 200 năm sau Lão Tử có Trang Tử, viết sách “Nam Hoa kinh” để làm sáng tỏ tư tưởng Lão Tử trong Đạo Đức kinh. Trang Tử chỉ trích quan niệm “Nhập thể hành đạo” trị nước cứu đời của Kinh Thánh, đề cao “Xuất thế Vô vi,” coi việc làm quan giúp vua là nhơ nhớp, bẩn thỉu.

Theo ông, những giá trị đối lập giàu-nghèo, sang-hèn, cao-thấp, lớn-nhỏ, sống-chết… đều giống nhau: “Đứng ở quan điểm khác nhau mà xem … sẽ thấy xa nhau. Đứng ở quan điểm đồng nhau mà xem, sẽ thấy  vạn vật đều là một.”

nhung-hinh-anh-am-ap-ve-tinh-thay-tro-xua-2

Tại Việt Nam, ảnh hưởng Lão giáo không lớn mạnh như Nho giáo, nhưng thuyết “Thanh Tĩnh Vô vi” đã gieo vào đầu óc giới sĩ phu những tư tưởng phóng khoáng, thoát tục, giúp con người tránh cuộc sống bon chen, tranh chấp.

Chung qui đó chỉ là một triết lý nhân sinh, đáp ứng phần nào những khó khăn của con người sống trên đời, chứ chưa phải là một tôn giáo đúng nghĩa, đích thực để giải quyết những vấn đề thiêng liêng thiết yếu có tính cách vĩnh cửu.

Nếu “giá trị đối lập của sống/chết giống nhau” trong vĩnh cửu, thì thật là một sự hướng dẫn nguy hiểm. Vì sự sống đời đời khác xa với chết đời đời, nó là thiên đàng vĩnh cửu và địa ngục vĩnh cửu.

Con người không thể tạm bợ thoát tục bằng cách chọn sự “Thanh tĩnh” tạm bợ trên đời, để vỗ an, xoa dịu cảnh sống giờ này sang ngày nọ, tháng nọ sang năm kia trong sự đau khổ mãi mãi.

Hơn nữa, nếu “Đạo vận hành theo tự nhiên”, “Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước Tự nhiên” thì lại càng nguy hiểm. Vì tính tự nhiên của vạn vật là thoái hóa, hư nát; tính tự nhiên của con người là buông thỏng, để mặc cho hiện tại sa đọa, cho tương lai đi tới đâu thì tới, kể cả ở trong hồ lửa đời đời.

Thế mà “Trời bắt chước Đạo, Đạo lại bắt chước Tự nhiên”, thì Đạo này đúng là Đạo “không nói ra được” và Trời này là loại “Trời đất không có lòng thương yêu, coi vạn vật như đồ chó rơm” thật.

Nhưng đây, tôi giới thiệu với các bạn một Đạo Cứu Rỗi, có khả năng đem con người từ chết qua sống.

Đây tôi xin giới thiệu một Đức Chúa Trời có tấm lòng yêu thương thật, coi con người quí trọng hơn cả Con Một của mình“Vì Đức Chúa Trời yêu thương nhân thế, yêu đến độ hi sinh Con Một của Ngài, để tất cả những ai tin nhận Con Đức Chúa Trời đều không bị hư vong nhưng sống vĩnh cửu.” (Giăng 3:16)

Đây là Đức Chúa Trời yêu thương, thân cận, gần gũiChúng tôi cảm tạ Chúa vì danh Chúa ở gần. Người ta thuật lại công việc lạ lùng của Chúa.” (Thi 75:1)

Thi 119-151: “Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài ở gần, các điều răn Ngài chân thật.”

Đức Chúa Trời tha thiết kêu gọi con người đến với Ngài vì Ngài yêu thương con người, không muốn cho họ chết trong tội“Hãy nghiêng tai nghe và đến cùng Ta; hãy nghe Ta thì linh hồn các ngươi sẽ được sống. Ta sẽ lập với các ngươi một giao ước đời đời.” (Ês 55:3)

Đức Chúa Jê-sus khi vào đời, thấy con người đau khổ, mệt nhọc, đã dốc lòng kêu gọi“Hỡi những ai mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta. Ta sẽ cho an nghỉ.” (Ma 11:28)

Đức Chúa Jê-sus đề nghị để Ngài gánh thay gánh nặng của con người, cho họ được an nghỉ trong tâm hồn. Gánh nặng phải có người gánh. Nếu không ai gánh, thì nó vẫn nằm đó. Đức Chúa Jê-sus chịu mang gánh nặng cho ta để ta được thảnh thơi, miễn là ta trao gánh nặng của mình cho Chúa.

 Mời bạn trao gánh nặng của mình cho Đức Chúa Jê-sus.

 Mời bạn đến với Đấng yêu thương mình, chịu chết thay cho mình.

 Mời bạn nhận lãnh sự sống Ngài hứa ban cho, sống đời đời.