Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương XIII -Phần 4)

Chương XIII: Những Điều Nên Tránh

images (2)

Phần 4

Nhưng chúng ta cũng phải đừng bắt chước những người không dám luận chiến, những Mục sư “hiền lành”, lúc nào cũng “tích cực” và không bao giờ “tiêu cực”. Nghĩ như vậy cũng sai lầm, vì yếu tố “luận chiến gây dựng” (với ý nghĩa: vạch trần âm mưu sâu độc,của Sa-tan, để cảnh cáo và bảo vệ người tin) lúc nào cũng có trong Thánh Kinh, và vì vậy cũng phải có trong các, sứ điệp Phúc Âm. Mục sư có cả trách nhiệm cảnh cáo lẫn hướng dẫn đàn chiên. Và phải cho quân bình, đừng để hết thì giờ vào việc đả kích quan điểm của người khác. Làm như vậy là tiêu cực và không có tính cách gây dựng. Trong chương 1, thư Phi-líp, sứ đồ Phao-lô nói đến hai trách nhiệm của ông là: (1) Biện hộ cho Phúc Âm và (2) Truyền giảng Phúc Âm. Chúng ta đừng tự phong cho mình chức “người biện hộ cho Phúc Âm”, hay “người bảo vệ đức tin” mà quên đi phần “ưuyền giảng Phúc Âm”. Người công bố Phúc Âm phải quân bình trong việc rao truyền sứ điệp của Thượng Đế, phải công bố “hết thảy ý muốn của Thượng Đế” (Công vụ 20:27) để gây dựng đàn chiên.

Lối “nói mát” (irony) là một con dao hai lưỡi nếu không khéo dùng vì có thể rất nguy hiểm. Có người khi nghe Mục sư nói một câu “nói mát”, lại hiểu câu â’y theo nghiã đen, và sinh ra sự hiểu lầm. Chỉ khi nào thấy thật cần thiết mới nên dùng một vài lời nói mát thật nhẹ, nhưng khi dùng thì phải hết sức thận trọng để khỏi có giọng “cay chua” và khỏi gây hiểu lầm. Trong IICổ-linh 2:14, sứ đồ Phao-lô đã dùng lối “nói mát nhẹ” để trách người Cổ-linh không biết trách nhiệm của họ là phải “nhớ đến những người dìu dắt và truyền lời Chúa cho họ” (Hi-bá 13:7).

Nhưng những lối nói nhạo báng hay chế nhạo là thứ Mục sư tuyệt đối phải tránh.

Cuối cùng của chương này, chúng ta đề cập đến thái độ của Mục sư khi đứng trên toà giảng. Có Mục sư nọ không bao giờ đi lên toà giảng, nhưng lúc nào ông ấy cũng chạy lên toà giảng, vì bắt chước một Mục sư khác thường làm như vậy và cũng vì muốn tỏ cho hội chúng thấy mình hăng say sốt sắng. Có Mục sư khác khi lên toà giảng là cố gắng tạo ra một nụ cười gượng gạo. Cũng có người khi vừa đứng lên toà giảng là nói ngay một câu chuyện tiếu lâm (trào phúng) để “tạo bầu không khí”. Những thái độ này có thể thích hợp với người đăng đàn diễn thuyết, người làm nghề chọc cười khán giả trên sân khấu, nhưng hoàn toàn sai lầm trong công tác phục vụ Thượng Đế. Nhà thờ không phải là sân khấu cũng không phải là nhà ở. Chúng ta, kể cả Mục sư và tín hữu, đến nhà thờ để thờ phượng Thượng Đế, để được ở trong sự hiện diện của Thượng Đế. Khi Mục sư mời người khác về nhà riêng, Mục sư là chủ, nhưng khi Mục sư và hội chúng đến nhà thờ thì Mục sư là đầy tớ, phải có tinh thần thờ phượng trông mong Thượng Đế thăm viếng chính mình và hội chúng. Khi khách đến nhà, chúng ta có thể kể chuyện tiếu lâm để “tạo bầu không khí”, nhưng khi đến nhà thờ để thờ phượng Thượng Đế chúng ta phải có thái độ “nhiệt thành kính sợ” (reverence and godly fear) (Hi-bá 12:28).

Nhiệt thành kính sợ Thượng Đế không phải là khúm núm trước người ta. Trong chi hội của Mục sư Lloyd-Jones có một ông chấp sự lúc nào cũng tỏ vẻ lễ phép khúm núm. Khi Mục sư đưa bánh tiệc thánh hay nước nho đến cho ông chấp sự này, ông luôn luôn nói: “Cám ơn Mục sư”. Lời cám ơn này không đúng, vì Mục sư đâu có phải là người “ban cho” bánh và nước nho? Chính Chúa Jê-sus hiện diện trong Lễ Tiệc thánh và chính Ngài ban cho, cả Mục sư lẫn tín hữu thân thể và huyết của Ngài. Người cám ơn Mục sư đã sai, mà Mục sư còn sai hơn nữa nếu tự nhận mình là người “ban” bánh và nước nho!

Mục sư không nên bao giờ lên “giọng kẻ cả”, tức là giọng “bề trên phán xuống”, vì Mục sư là đầy tớ của Chúa có trách nhiệm phục vụ Chúa và phục vụ anh em mình. Thái độ đạo mạo giả tạo cũng là một thái độ sai lầm. Mục sư Charles H. Spurgeon nói rằng người lúc nào cũng có thái độ đạo mạo, và thích đựợc người khác khen, mình vì mình “đạo mạo” rất có thể là người mắc chứng bênh gan! Thái độ “bề trên” hay thái độ đạo mạo khiêm nhường giả tạo cũng sai lầm như nhau, vì cả hai thái độ này đều làm cho người khác chú ý đến mình và công việc của mình đang làm.

Kết luận lại, chúng ta lúc nào cũng phải tự nhiên, phải tan biến trước sự hiện của Chúa và trước vinh quang rực rỡ của Chận lý chúng ta rạo giảng. Chúng ta chỉ có thể tôn vinh Chúa khi chúng ta tan biến, vì Chúa chỉ lên cao khi chúng ta hạ xuống thấp (Giăng 3:30). “Cái tôi”), là kẻ thù số một của người công bố Phúc Âm chân chính và “cái tôi” cùng với những ý nghĩ lo bảo vệ đề cao “cái tôi” chỉ tan chảy khi chúng ta cảm biết mình đang ở trong sự hiện diện của Chúa như Gióp, là người đã thú nhận giờ con được thấy Chúa tận mắt. Vì vậy, con ghê tởm bản thân con và xin ăn năn trong tro bụi!” (Gióp 42:5-6).