Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương XII -Phần 3)

Chương XII: Thí Dụ Soi Sáng, Trí Tưởng Tượng, Tu Từ (Hùng Biện), Lời Nói Hóm Hỉnh

images (1)

Phần 3

Hùng hồn có cần thiết không? Người công bố Phúc Âm có nên hùng hồn hay không?

Trước hết, chúng ta phải cần hiểu “hùng hồn” trong việc công bố Phúc Âm, không phải là tài thao thao bất tuyệt, nói gì nghe cũng có lý cũng hấp dẫn, cũng không phải là việc dùng sáo ngữ, đại ngôn để loè thính giả, hay dùng thuật tâm lý để đàn áp hay dụ dỗ người nghe v.v…

Khi nhớ lại rằng: mục đích duy nhất của thiên chức công bố Phúc Âm là trình bày sứ điệp của Thượng Đế cách nào để Lời Chúa “mổ xẻ hồn linh, xương tủy, phân tích tư tưởng và ước vọng trong lòng” của thính giả (Hi-bá 4:12), chúng ta ý thức được rằng “hùng hồn” là để Chúa Thánh Linh phán qua mình, như lời Chúa hứa trong Giê-rê-mi 15:19 “Nếu con quay lại, chọn những điều quý báu, bỏ những điều vô giá trị… con sẽ trở nên như miệng Ta”. Sứ đồ Phao-lô, với học vấn và tài năng xuất chúng, có thể làm một thuyết khách, một nhà hùng biện đúng theo nghĩa của chữ “hùng hồn” của các triết gia Hy-lạp. Nhưng vì nhắm vào mục đích duy nhất của thiên chức công bố Phúc Âm, Phao-lô đã quyết định: “Khi giảng Phúc Âm, tôi không dùng tài diễn thuyết triết học, vì nếu ỷ lại tri thức tài năng là chưa biết hiệu năng của tài biện luận khôn khéo nhưng thể hiện Thánh Linh và quyền năng” (ICổ-linh 1:17 và 2:4). Nói như thế không có nghĩa là Phao-lô ăn nói hay viết lách cách luộm thuộm, nhưng các bài giảng (như bài giảng cho các trưởng lão Hội-thánh Ê-phê-sô, được ghi chép lại trong Công vụ 20:18-35) và các thư tín của Phao-lô đều trình bày cách chặt chẽ, lập luận cách vững vàng, hợp lý và nhất là lúc nào cũng “thể hiện Thánh Linh và quyền năng của Thượng Đế.

Khi đề cập đến điểm này, Mục sư Lloyd-Jones khuyên rằng: Người công bố Phúc Âm chân chính đừng bao giờ cố gắng trở thành một nhà hùng biện. Các chính trị gia, các luật sư, người bán hàng (salesman) v.v… cổ thể học hỏi, tâp luvện để có tài hùng biện, nhưng người giảng Phúc Âm chân chính đừng bao giờ làm điều đổ. Nếu ai được Chúa ban cho “ân tứ hùng hồn” thì dâng ân tứ đó cho Chúa để tùy Chúa Thánh Linh xử dụng, và luôn luôn nhớ rằng: Phải đầu phục Thánh Linh trọn vẹn và đừng bao giờ để Sa-tan xúi giục mà vượt qua Ranh Giới của Sự Thật; đừng bao giờ để cho tài hùng biện làm lệch lạc Chân Lý.

Một sự thật quan trọng trong lịch sử Phục hưng là: Thánh Linh đã dùng những “bài giảng không lời” để thuyết phục tội nhơn. Trong Chương 5, chúng ta đã nói đến trường hợp của Robert Murray McCheyne: khi ông vừa mới bước lên toà giảng và chưa kịp mở miệng mà hội chúng đã bắt đầu khóc lóc ăn năn tội lỗi. Có bài giảng nào hùng hồn, cảm hóa lòng hội chúng cho bằng chính sự Hiện diện của Thượng Đế, khi chính Thánh Linh cùng đứng trên toà giảng với tôi tớ Ngàn Chẳng những Robert Muưay McCheyne, mà còn có một số khá đông sứ giả Phục hưng khác cũng đã được Chúa ban cho “bài giảng không lời hùng hồn” này. Chúng ta biết đây là trường hợp hi hữu, nhưng cũng cần nhắc nhở việc Chúa đã làm, vì: (1) “Thượng Đế không thiên vị ai” (Công vụ 10:34) và chắc chắn sẽ làm lại những việc phi thường Ngài đã làm trong quá khứ vì vinh hiển của Danh Ngài (2) việc Chúa làm sẽ giúp chúng ta hạ mình sát đất như Gióp và  thưa với Chúa “con ghê tởm bản thân con và xin ăn năn trong tro bụi” (Gióp 42:6), mà không còn nhờ cậy vào tài hùng biện hay học vấn của mình nữa.