Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương I – Phần 1)
Chương I: Cơ Bản Truyền Bá Phúc Âm
Phần 1: Truyền Bá Phúc Âm Là Gì?
Có người cho rằng nếu có một bộ Lịch sử Hội Thánh đầy đủ thì không cần viết Lịch sử Truyền giáo nữa. Kinh nghiệm cho thấy phần đông tác giả các bộ Lịch sử Hội Thánh thường trình bày một nội dung rất phong phú bao gồm lịch sử các giáo lý, các tín điều, cơ cấu tố chức giáo hội, các cuộc tranh chấp hay ly khai các hội nghị cộng đồng tức là giáo hội nghị, các quyết nghị của giáo hội hoặc của chính quyền liên quan đến giáo hội, các cuộc chiến tranh tôn giáo, các biện pháp kỷ luật để ngăn chặn những phong trào bị kể là tà thuyết v.v…
Tuy nhiên, các bộ Lịch sử Hội Thánh ấy ít khi đề cập đến công cuộc truyền bá Phúc Âm, công cuộc phiên dịch và phân phát Thánh Kinh, các nổ lực xây dựng Hội Thánh giữa các dân tộc ít ai lưu ý, nhất là sức phát triển diệu kỳ của Phúc Âm ngày nay, giữa những khu vực đã nổi tiếng là: chai đá nhất suốt bao nhiêu thế kỷ. Những khía cạnh ấy chính là những vấn đề thuộc phạm vi của Lịch sử Truyền bá Phúc Âm.
Lịch sử Truyền bá Phúc Âm bắt đầu với mệnh lệnh của Chúa Cứu Thế Jê-sus trong sách Công vụ các sứ đồ 1:8 “Khi Thánh Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận được quyền năng, làm chứng cho Ta tại Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa- ma-ri, và khắp thế giới.” Lịch sử Truyền bá Phúc Âm ghi lại sự bành trướng và sự tăng trưởng của Hội Thánh qua các thời đại vượt cả các ranh giới thiên nhiên hay nhân tạo. Mục đích chính của môn học Lịch sử Truyền bá Phúc Âm là ghi nhận những sự kiện quan trọng trong công cuộc truyền bá Phúc Âm suốt 20 thế kỷ, và trình bày cách khái quát sự tăng trưởng của Hội Thánh khắp thế giới.
Các tài liệu ấy rất hữu ích cho cá nhân tín hữu, hay các lớp học Thánh Kinh muốn nghiên cứu học hỏi những ưu khuyết điếm của các lớp người đi trước từng truyền bá Phúc Âm cho đồng bào đồng loại, đế rút thêm kinh nghiệm ngõ hầu đẩy mạnh công cuộc phổ biến Tin Mừng cứu rỗi của Chúa Cứu Thế cho đồng bào trên khắp dãi đất Việt thân yêu.
Khi Chúa Cứu Thế kêu gọi một số thanh niên làm môn đệ đầu tiên, Chúa đã bảo ngay: “Các con hãy theo Ta, Ta sẽ đào luyện các con thành người cứu vớt đồng loại.” Cậu ấy minh định rằng: Chúa gọi con người theo Ngài, nhằm mục đích thay đổi người ấy thành một con người mới, có sức sống mới mẻ, thánh thiện đế bước theo dấu chân của Chúa Cứu Thế và để đưa người khác đến với Ngài.
Như thế Truyền bá Phúc Âm có nghĩa gì? Truyền bá nghĩa là phổ biển rộng ra. Phúc Âm là Tin Mừng cứu độ. Truyền bá Phúc Âm có nghĩa là phổ biến rộng rải, là chuyển đi, hay giao cho người khác Phúc Âm và các giáp huấn mình đã tiếp nhận từ Chúa Cứu Thế. Theo nguyên văn Thánh Kinh, động từ “Truyền giáo” có nghĩa là sai đi, cử đi làm sứ giả. Người truyền bá Phúc Âm là người được Chúa sai đi làm sứ giả đế truyền một thông điệp, là Tin Mừng của Chúa cho đồng bào đồng loại.
Thành ngữ Truyền bá Phúc Âm” theo ý nghĩa dùng trong các sách Phúc Âm không phải chỉ truyền bá một số giáo lý, nhưng chính là truyền sự sống của Chúa cho người khác. Đạo Chúa là Đạo sự sống. Phúc Âm của sự sống là nguồn sống mới, có khả năng thay lối cuộc đời cũ, nếp sống cũ, và biến cải tâm linh, chí hướng con người tiếp nhận Chúa. Nói cách khác, truyền bá Phúc Âm là đưa người đến với Chúa, để Chúa thay đổi người ấy thành một môn đô thật của Ngài, một người theo Chúa, một người giống Chúa.
Tất cả bốn sách Phúc Âm đều kết thúc bằng mệnh lệnh quan trọng nhất của Chúa Cứu Thế Jê-sus cho các môn đệ là mệnh lệnh truyền bá Phúc Âm. Theo Phúc Âm Mã-thi 28 18-20, Chúa Cứu Thế đã ra lệnh “Tất cả uy quyền trên trời, dưới đất đêu giao về tay Ta. Vậy các con hãy đi dìu dắt tất cả các dân tộc làm môn đệ Ta, làm báp-tem cho họ nhơn danh Cha, Con, và Thánh Linh, và dạy họ vâng giữ mọi mệnh lệnh Ta. Chắc chắn Ta ở với các con luôn luôn tù nay cho tới ngày tận thế.” Phúc Âm Mác 6:15 “Hãy đi khắp thế giới giảng Phúc Âm cho mọi nguời Phúc Âm Lưu-ca 24:47,48 “Nhơn danh Chúa mà rao giảng cho nhân dân các nước sự ăn năn đế được tha tội, các con hay làm chứng về mọi việc đó.” Và Phúc Âm Giăng 21:19-22 “Hãy theo Ta, hãy chăn các chiên con Ta”.