Lịch Sử Truyền Giáo II – Chương IX: Đông Á

Chương IX: Đông Á

I. TRUNG HOA

G. Từ Cuộc Cách Mạng Tân Hợi (1911) đến 1937

Lịch Sử Thế Giới II
Lịch Sử Thế Giới II

Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) do Tôn Dật Tiên, một nhà cách mạng khả kính của dân tộc Trung Hoa, một tín đồ Cơ-đốc, được người Trung-hoa gọi là Quốc Phụ (cha của tổ quốc), đã lật đổ triều đình Mãn Thanh. Cuộc cách mạng này giải phóng dân tộc Hán ra khỏi ách đô hộ của người Mãn-châu, và đồng thời chấm dứt chế độ quân chủ là chế độ đã nắm chính quyền ở Trung-hoa, từ triều đại này qua triều đại khác, suốt gần 6.000 năm. Tôn Dật Tiên được cử làm Tổng Thống đầu tiên của Trung-hoa dân quốc, nhưng ít lâu sau, vì tình thế đòi hỏi, Ông đã tình nguyện từ chức, Trung-hoa lại trải qua một khoảng thời gian bất an nội bộ. Mãi đến năm 1928, Tưởng Giới Thạch kiểm soát được toàn thể Trung Hoa. Trong thời kỳ 1911-1928, chánh phủ trung ương ở Bắc-kinh không kiểm soát được các tỉnh. Mỗi tỉnh đều có một tướng, có quân đội riêng, quyền hành gần như không có giới hạn kể cả quyền phát hành giấy bạc, quyền thâu thuế v.v… Khi bất đồng ý kiến hay tranh giành quyền lợi, các ông tướng này liền đem quân đánh phá nhau, gây cho dân chúng địa phương điêu đứng khổ sở vô cùng.

Tinh hình rối loạn này đã có ảnh hưởng khá tai hại cho công cuộc truyền giáo và hàng chục Giáo sĩ đã bị nhiều toán quân cướp, giết hại hay bắt cóc. Mặc dầu bị ngăn trở vì thiếu an ninh, vì tinh thần bài ngoại v.v. công cuộc truyền giáo cứ tiến triển nhanh chóng. Năm 1926 ở Trung Hoa đã có đến 160 Hội Truyền giáo Cải Chánh với tổng số trên 8.000 Giáo sĩ. Đó là con số đông nhất, vì mấy năm sau tình hình chính trị buộc một số phải di tản đi nơi khác, nhưng về sau con số này chỉ lên đến 6.500. Số người Trung Hoa trở lại tin Chúa không có bao nhiêu. Tín đồ các Hội Thánh Cải Chánh chưa bao giờ đạt đến 1 triệu, khi đảng Cộng sản Trung Hoa nắm chính quyền vào năm 1949 thì con số này xuống còn chừng 600.000, tức là chưa đến 1/1.000 dân số.

Lịch Sử Truyền Giáo Thế Giới II
Lịch Sử Truyền Giáo Thế Giới II

Mặc dầu Cơ-đốc chỉ là một thiểu số rất nhỏ bé, nhưng đã gây được ảnh hưởng lớn ở Trung quốc, nhất là về công tác giáo dục và xã hội. Trước cuộc chiến tranh Nhật Hoa (1937) có chừng 35% những người có học đã xuất thân từ các trường Cơ-đốc, hay đã có học qua một trường Cơ-đốc trước khi đi trường khác, đã có lần dùng bênh viện, chẩn y viện Cơ-đốc v.v… Gần 70% các bệnh viện trong nước là của Cơ-đốc, và 90% các y tá là tín đồ.

Có người cho rằng Cơ-đốc giáo đã được thêm nhiều uy tín trong dân chúng là nhờ Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch. Hai chị em họ Tống là tín đồ Cơ-đốc mà một là vợ của Tôn Dật Tiên, một là vợ của Tưởng Giới Thạch. Nếu coi Cơ-đốc giáo là

một tôn giáo, với tổ chức hữu hình, thì ý kiến ấy cũng đúng một phần nào, mặc dầu chỉ đúng nhất thời thôi. Nhưng nếu đứng trên phương diện Hội Thánh Vô Hình thì Danh Chúa Cứu Thế Giê-xu là Danh cao hơn hết mọi danh, và Danh Giê-xu không cần phải có danh uy thế của bất cứ người nào mới được “tăng uy tín”. Một người đến với Chúa, dù người đó là nhà đại cách mạng như Tôn Dật Tiên hay một người đã một thời cầm quyền sanh sát hàng mấy trăm triệu người trong tay như Tưởng Giới Thạch cũng chỉ là tội nhơn không hơn không kém gì người ăn xin tên La-xa-rơ ở trong Kinh Thánh. Và đã là tội nhân thì người đó, dù là ai đi nữa, cũng “cần” được Chúa cứu rỗi. Không phải Chúa “cần” người ấy theo Ngài thì Chúa mới được uy tín. Chúa Giê-xu chỉ “được uy tín” (hay là “Chúa được sáng danh” như trong Hội Thánh thường nói) khi tội nhân được quyền năng của Tin Lành biến đổi trở thành “thánh đồ”, khi người tin Chúa Giê-xu hoàn toàn đầu phục Thánh Linh và quyền năng của Đức Chúa Trời.

Đại Hội Truyền giáo đầu tiên được tổ chức vào năm 1877, rồi sau đấy có hai đại hội khác được tổ chức vào năm 1887 và 1907. Điểm đáng lưu ý của các đại hội này là số đại biểu người Trung-hoa tham dự đại hội càng ngày càng gia tăng. Đến năm 1922, “thời đại truyền giáo” ở Trung Hoa đã nhường bước cho “thời đại Hội Thánh địa phương”. Vào năm ấy, ủy ban Cơ-đốc Trung Hoa ra đời, với một vị tổng thơ ký người Trung Hoa, và hai phó tổng thơ ký, một là người Trung Hoa và một là giáo sĩ ngoại quốc. Đại hội đã cử ra ủy ban này cũng tổ chức một Hội Truyền giáo Trung-hoa, hoàn toàn do Hội Thánh Trung Hoa điều khiển và yểm trợ. Ủy ban này cứ tiếp tục nhiệm vụ của họ cách hữu hiệu cho đến năm 1950.

Khi các Cơ-đốc nhân Trung-hoa (và hàng giáo phẩm lẫn giáo dân) đã bắt đầu nắm lấy trách nhiệm trong Hội Thánh, thì các chi hội có liên hệ với các Hội Truyền giáo ngoại quốc cũng nghĩ đến việc đoàn kết. Ở Trung-hoa sự khác biệt giữa giáo phái này với giáo phái nọ hầu như không có. Vào năm 1912, các nhóm liên hệ với Anh quốc giáo hội đã đoàn kết với nhau thành Hội Thánh Episcopal Trung Hoa. Năm năm sau Hội Thánh Luther Trung-hoa được thành lập, và đến năm 1930, Hội Thánh Liên Hiệp Báp-tít Trung-hoa thành hình. Công cuộc đoàn kết quan trọng được thực hiện khi Hội Thánh Chúa Cứu Thế Trung-hoa (Church of Christ in China) tổ chức được đại hội ở Thượng Hải vào năm 1927. Các hệ phái tham dự Đại hội này gồm có các hệ phái Trưởng Lão Mỹ, Hội Thánh Liên Hiệp Gia-nã-đại, Hội Truyền giáo Luân-đôn, ủy BanTruyên giáo Hải ngoại, Hội Thánh Tin Lành Tự Do Thụy Điển, Hội Thánh Anh Em Liên Hiệp trong Christ và các nhóm Báp-tít Anh.

Ngoài các tổ chức Cơ-đốc có liên hệ với các Hội Truyền giáo ngoại quốc ở Trung-hoa cũng có một số tổ chức hoàn toàn Trung Hoa. Đáng kể nhất là hai nhóm Gia Đình Giê-xu, và nhóm “Bầy Nhỏ” (Little Flock). Nhóm “Gia Đình Giê-xu” bắt đầu từ một làng nhỏ ở Sơn Đông, rồi lần lần phát triển ra nhiều tỉnh. Nhóm này là một nhóm Ngũ Tuần đặt trọng tâm hoạt động vào ‘những người nghèo khổ ở thôn quê, nhưng cũng có một số người trí thức tình nguyên gia nhập nhóm, khi họ thấy rõ ràng thiện chí của nhiều nhân viên trong “Gia Đình”. Nhóm “Bầy Nhỏ” do ông Nee có biệt hiệu là người “Canh lãnh đạo.” Ông này có đời sống thuộc linh sâu nhiệm. Ông đã trước tác nhiều tác phẩm được dịch ra Anh ngữ. Văn phòng của ông được đặt ở Thượng Hải, và nhóm “Bầy nhỏ” của ông là một nhóm hoàn toàn Trung-hoa, tự túc, tự trị, yêu mến Lời Chúa và có đời sống tâm linh rất cao. Nhóm này không có Mục sư được phong chức chính thức, nhưng chỉ có một số nhân viên để hết thì giờ hoạt động cho nhóm.