Khảo Học Thư Phi-líp – Chương 1.3

Chương 1.3: Bối Cảnh Lịch Sử

anh-dep-canh-dong-hoa-tuyet-dep-11

B. Điều đáng lưu ý trong câu chuyện Thánh Kinh là, sau khi ghi chép hơn 15 chương sách

– tức là quá nửa quyển sách Công-vụ Các Sứ-đồ, lần đầu tiên, tác giả Lưu-ca dùng đại danh từ thứ nhất số nhiều. Bác sĩ Lưu-ca dùng chữ “chứng tôi” ở chương 16 câu 10 vì từ lúc đó trở đi, bác sĩ đã gia nhập đoàn truyền giáo. Lưu-ca, như nhiều sử liệu đã xác nhận, là một bác sĩ Hy-lạp. Có lẽ ông mới tin Chúa một thời gian ngắn, tại một trong các thành phố tuy thuộc về Tiểu Á theo địa dư chính trị, nhưng nhân dân phần đông là người Hy-lạp. Rất có thể Chúa dừng Lưu-ca để báo cáo thêm cho sứ đồ Phao-lô những chi tiết liên hệ đến nhân dân Ma-xê-đoan và Hy-lạp, để chuẩn bị cho đoàn truyền giáo trong chuyến viễn du, truyền bá Phúc Âm từ Á sang Âu lần đầu tiên.

Có lẽ một số người đọc Thánh Kinh lấy làm lạ vì theo thường lệ, mỗi khi đến một thành phố nào, Phao-lô đến hội trường Do thái trước hết để truyền bá Phúc Âm. Nhưng đến thành Phi-líp, tại sao Phao-lô phải ra bờ sông để giảng giải về Chúa Cứu Thế! Lý do thật dễ hiểu. Như chúng ta đã nói, Phi- líp là một thành phố La-mã lại tọa lạc trên vùng đất Ma-xê- đoan – Hy-lạp, phần đông nhân dân là người La-mã hay Hy-lạp, số người Do thái ở đây quá ít, không đủ điều kiện thiết lập một hội trường.

0136838-1388-1385095047

Nơi Phao-lô đến truyền giáo là bờ sông, đây hẳn là bờ sông Gangites chảy qua thành phố. Bác sĩ Lưu-ca gọi địa điểm ẩy là “nơi cầu nguyện,” chắc hẳn vì quá ít nên một số người Do thái và Hy-lạp theo Do thái giáo họp nhau cầu nguyện Thượng Đế, hướng về đền thờ Giê-ru-sa-lem theo luật lệ, lễ nghi Mai-sen. Trong khung cảnh ấy, người truyền bá Phúc Âm đã đạn đĩ giới thiệu Chứa Cứu Thế, và một số người liền tin nhận để mở đầu cho việc thành lập Hội thánh Phi-líp.