Chương 2- Huyết Chúa Tại Thập Tự Giá (Phần 2)

I. Bản thể của Thập tự giá.

Abstract_0043

Khi nói về thập tự giá của Chúa Jê-sus, chúng ta có thói quen chỉ nghĩ đến những việc Chúa làm cho chúng ta trên cây thập tự, mà ít để ý đến từ nguồn gốc đó mà việc Chúa làm có giá trị . “Nguồn gốc” “bản thể bề trong “ (inner nature) của Chúa, còn cây thập tự là phần được bày tỏ ra bên ngoài.

Kinh Thánh không nói nhiều về sự đau đớn thể xác vì không coi các đau đớn này là quan trọng nhất, nhưng Kinh Thánh nhấn mạnh đến “bản thể bề trong “, là bản thể đã thúc đẩy Chúa lên cây thập tự và đem lại cho Ngài “niềm vui mừng” Hêb 12:2) khi Ngài đang chịu treo thân trên đó. Kinh Thánh kêu gọi chúng ta hãy chú ý đặc biệt đến công việc mà thập tự giá đã hoàn tất và qua Ngài các công việc đó cũng phải được thực hiện trong chúng ta.

Sự kiện này không những được bày tỏ qua những lời Chúa phán khi Ngài chịu treo trên thập tự giá, mà còn qua lời Ngài dạy các môn đồ nhiều lần, trước khi chịu chết, như trong Mathiơ 16:24 “Nếu ai muốn theo Thầy, phải từ khước bản thân, vác  cây thập tự mình mà theo Thầy.

Ghi chú trong nguyên văn Hy-lạp, động tự này (Airo) có nghĩa là: bốc lên, đỡ lên, nâng lên, lấy lệnh — một hành động ngắn hạn. Tiếng Việt dịch là “vác ” làm cho ta nghĩ đến hành động kéo dài, như một người đang mang trên vai một gánh nặng, và vác thập tự là mang vác, chịu đựng một sự thử thách lâu dài).

Chúa dạy như thế vừa để báo trước cho các môn đồ Ngài phải chịu đóng đinh trên cây thập tự, và đồng thời Ngài cũng dạy: họ cũng sẽ đi qua con đường thập tự như chính Ngài.

Lời dạy này không chỉ nói đến sự đau đớn bề ngoài (của thân thể) nhưng còn nói đến điều quan trọng hơn là sự rèn luyện đức tính bề trong. Vì thế, khi dạy họ bốc cây thập tự lên vai, Ngài còn nói: “hãy liều mình”, tức là “hãy từ khước bản thân”. Đó là điều Ngài muốn người theo Ngài phải làm theo.

Lời Chúa dạy cũng có ý nghĩa rõ rệt là: đối với Chúa, cũng như đối với chúng ta, việc “vác thập tự” không phải bắt đầu từ lúc đặt cây thập tự vật chất (bằng gỗ) lên vai mới là “vác thập tự. Không ! Chính Chúa Jê-sus đã “vác thập tự” suốt cả cuộc đời làm Người của Ngài. Việc “vác cây thập tự bằng gỗ” trên gồi Gô-gô-tha, một hành động mắt người thấy được, chính là sự bày tỏ đức tính bề trong, ý chí hiến thân của Ngài đã có suốt đời.

Như vậy, đối với Chúa Jê-sus, “vác thập tự giá “ có ý nghĩa gì? Kết quả của việc “vác thập tự giá “ là gì ?

Chúng ta đã biết hậu quả kinh khiếp của tội lỗi là: tội lỗi thay đổi hoàn toàn mối liên quan giữa loài người với Đức Chúa Trời, và giữa Đức Chúa Trời với loài người. Với loài người, mối quan hệ này không còn nữa, loài người đã sa ngã, xa cách Đức Chúa Trời và trở thành thù nghịch Đức Chúa Trời. Với Đức Chúa Trời: Ngài quay mặt khỏi loài người và đặt cả nhân loại dưới cơn thịnh nộ của Ngài. Vậy, loài người phải ở dưới ách thống trị bạo tàn kinh khiếp của tội .lỗi; còn Đức Chúa Trời, vì tội lỗi kinh khiếp của loài người, Ngài phải hình phạt họ .

Khi xuống trần gian làm người để giải phóng loài người khỏi tội lỗi, Đức Chúa Jê-sus phải tiêu trừ cả quyền lực của tội lỗi và mặc cảm phạm tội. Chúng ta phân chia làm hai để dễ dàng học hỏi, nhưng thật ra tội lỗi mãi mãi vẫn là một “khối ” duy nhất. Vì vậy chúng ta cần phải hiểu rằng: khi chịu chết đổ huyết đền tội trên thập tự giá, Chúa Jêsus tiêu trừ mặc cảm phạm tội, và việc này chỉ thực hiện được sau khi Chúa chiến thắng quyền lực của tội lỗi. Đây là vinh quang của thập tự giá, vì bởi quyền năng của Đức Chúa Trời, cả hai mục đích (là tiêu trừ quyền lực của tội lỗi và mặc cảm tội lỗi) đều đã được hoàn tất. Đức Chúa Jê-sus phải làm cho quyền lực của tội lỗi trở thành hoàn toàn vô hiệu, và Ngài chỉ có thể làm việc này trong chính thân thể (con người) của Ngài. Vì thế, Ngài phải xuống trần, mang lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi của loài người, với bản tính yếu đuối của xác thịt để có thể bị cám dỗ như chúng ta.

Từ lúc Chúa Jê-sus chịu báp-tem, Đức Thánh Linh giáng trên Ngài, rồi qua cơn cám dỗ của Sa-tan trong bốn mươi ngày, đến suốt ba năm thi hành chức vụ, cho đến lúc Ngài chiến đấu trong vườn Ghết-sê-ma-nê và hy sinh trên cây thập tự. Cuộc sống của Ngài là cuộc sống chiến đấu liên tục chống các loại cám dỗ. Mỗi ngày Chúa phải nhận lấy và vác thập tự giá. Ngài tuyệt đối không nói một lời nào hay làm một việc gì theo ý riêng của Ngài. Ngài phải khước từ bản thân, từ bỏ ý muốn và vinh dự, vì thế Ngài quả quyết: “Con không thể tự mình làm việc gì, nhưng chỉ làm những việc Con thấy Cha làm (Giăng 5:19) .

Những việc đã xảy ra từ khi Chúa Jê-sus bắt đầu chức vụ, tức là cơn cám dỗ của Sa-tan trong đồng vắng, cho đến lúc Ngài chấm dứt chức vụ, tức là cuộc chiến đấu quyết liệt ở Ghết-sê- ma-nê, là những sự kiện bày tỏ “bản thể bề trong “, là bản thể của cả cuộc sống Ngài trên đất. Lúc đầu, Sa-tan cám dỗ Ngài, xúi giục Ngài bày tỏ quyền quyết định của Ngài bằng cách hoá đá ra bánh để ăn cho khỏi đói, là một việc làm hợp lý để thỏa mãn một nhu cầu hợp lý của con người; và cuối cùng, Sa-tan cám dỗ Chúa trong vườn Ghết-sê-ma-nê để Ngài khỏi phải uống chén cay đắng của sự chết, nhưng Ngài đã chiến thắng tất cả các cám dỗ đó và đã hoàn toàn vâng phục ý muốn của Cha Ngài.

Chúa Jê-sus đã dâng hiến chính Ngài và sự sống của Ngài cho Đức Chúa Cha; Ngài khước từ chính Ngài và lên thập tự giá. Ngài đã học tập vâng lời và trở nên trọn vẹn (trong nhiệm vụ Chúa Cứu Thế Hêb 5:9). Trong thân thể (con người), Ngài đã chiến thắng hoàn toàn quyền lực của tội lỗi và đã công bố. “vua chúa thế gian này… chẳng có gì nơi Thầy cả. “ (Giăng 14:30).

Sự chết của Chúa Jê-sus trên cây thập tự là công cuộc tối hậu với vinh quang rực rỡ nhất mà Chúa đã thực hiện. Đây là chiến thắng của ‘chính’ Ngài trên quyền lực của tội lỗi và là chiến thắng đã đem lại sự đền tội cho nhân loại. Chúng ta chỉ được phục hoà với Đức Chúa Trời khi tội lỗi chúng ta đã được xoá sạch. Không một người nào khi đương đầu với tội lỗi mà đồng thời, không đối diện với cơn thịnh nộ kinh khiếp của Đức Chúa Trời. Tội lỗi lúc nào cũng đem cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời đến. Đức Chúa Jê-sus xuống trần làm người là để giải cứu nhân loại ra khỏi tội lỗi. Nhưng Ngài không thể đạt mục đích này nếu Ngài không chịu chết, trong địa vị Đấng Trung bảo. Khi chịu chết, Chúa Jê-sus nhận lấy sự rủa sả của cơn thịnh nộ Đức Chúa Trời dành cho tội lỗi. Quyền năng tối thượng của Chúa Jê-sus đã thi thố để tiêu trừ tội lỗi và sự rủa sả không phải chỉ nhờ những đau đớn của sự chết thể xác, nhưng là nhờ Ngài vui lòng vâng phục ý muốn của Đức Chúa Cha để thoả mãn công lý của Đức Chúa Trời, để đem vinh quang về cho đức công chính (righteousness) của Cha Ngài. Chính nhờ sự tận hiến của “bản thể bề trong” khi Chúa vui lòng chịu lấy thập tự giá, mà thập tự giá có quyền năng.

Kinh Thánh chép: “mang hình dạng của con người, Ngài hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự Cũng vì thế, Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên tột đỉnh, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh”(Phi-líp 2:8,9), và Hê-bơ-rơ 5:8-9 “Dù là Con, Ngài cũng phải học tập vâng lời qua những nỗi thống khổ Ngài đã chịu. Sau khi đã đạt đến mức trọn vẹn, Ngài trở nên nguồn cứu rỗi đời đời cho tất cả những ai vâng lời Ngài “.

Thi 10.16a

Vì Đức chúa Jê-sus đã tiêu trừ và chiến thắng quyền lực của tội lỗi trong khi Ngài sống làm người, nên Ngài có thể cứu chúng ta khỏi tội lỗi. Do đó, Chúa Jê-sus phóng thích chúng ta ra khỏi quyền lực của tội lỗi và mặc cảm tội lỗi. Thập tự giá là dấu hiệu thiên thượng công bố cho chúng ta con đường độc nhất dẫn đến sự sống của Đức Chúa Trời, là con đường tự nguyện khước từ bản thân, khước từ “cái tôi “ (sao và đem nó lên bàn thờ làm của lễ toàn thiêu.

Tinh thần vâng phục và tận hiến bản thân của Chúa Jê-sus đã đem lại giá trị tuyệt đối cho thập tự giá, và đồng thời làm cho Huyết đổ ra trên thập tự giá cũng có giá trị tuyệt đối. Ở đây, một lần nữa Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta bí quyết của quyền năng của Huyết, vì Huyết là bằng chứng của sự vâng phục cho đến chết của Con Yêu dấu của Đức Chúa Trời. Huyết là bằng chứng của bản thể bề trong của Chúa Jê-sus, Ngài đã lựa chọn việc đổ Huyết, dâng hiến Huyết, thà mất mạng còn hơn mắc phải tội làm theo ý mình. Đó là sự hiến dâng tất cả, kể cả sự sống, để tôn vinh Đức Chúa Cha.

Quả tim chứa đựng Huyết sự sống của Chúa rạng ra tình yêu Ngài dành cho Đức Chúa Cha, rạng rỡ ý chí vâng phục Cha cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.

Bạn nghĩ thế nào? Nếu Huyết đó, là Huyết sống động và đầy quyền năng qua Đức Thánh Linh, đụng chạm đến tấm lòng chúng ta, và nếu chúng ta hiểu rõ ràng ý nghĩa của Huyết Chúa và của Thập tự giá, thì chắc chắn Huyết đó sẽ truyền đạt bản chất thánh khiết cho chúng ta. Nhưng, cũng như Huyết Chúa đã không thể đổ ra nếu Chúa không tận hiến bản thân trên thập tự giá, thì chúng ta cũng không thể nào tiếp nhận và tận hưởng Huyết đó nếu chúng ta không tận hiến “cái tôi ” của chúng ta. Nhờ Huyết Chúa, chúng ta phải tận hiến “cái tôi “. Chúng ta cần có tinh thần bắt chước Đấng đã chịu đóng đinh, để chúng ta giống Ngài, vì Huyết Chúa thiêng liêng, sống động, và đầy quyền năng thiên thượng. Huyết Chúa sẽ cho linh hồn nào đã hoàn toàn đầu phục được thấy và kinh nghiệm chân lý này: Chúng ta không thể nào hưởng dược sự sống của Đức Chúa Trời cách trọn vẹn, nếu không dâng chính mình trên thập tự giá.