Chương 5-Huyết Chúa Jê-sus (Phần 2)

I. Huyết có Giá trị Đặc biệt vì là “Huyết Chiên Con”.

LiftUpTheCross1c

Khi còn ở trần gian, Đức Chúa Jê-sus dạy: “Hỡi những ai mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho con an nghỉ. Ta có lòng khiêm tốn dịu dàng; hãy mang lấy ách của Ta và học theo Ta, các con sẽ được an nghỉ trong tâm hồn. Vì ách Ta êm dịu và gánh Ta nhẹ nhàng” (Mathiơ 11:28-30).

Chúa Jê-sus không nói “dịu dàng”, “nhu mì” (gentleness, meekness) chỉ là một trong nhiều đức tính chúng ta phải học nơi Chúa, nhưng Ngài nhấn mạnh rằng “dịu dàng” (nhu mì) là đức tính chính chúng ta phải học để được an nghỉ trong tâm hồn. Khi cô gắng và dành đủ thì giờ để nghiên cứu, hiểu được đặc tính “dịu hiền” cách chính xác, chúng ta sẽ nhận thức được nền tảng của sự cứu chuộc là sự chết đổ huyết của Đức Chúa Jê-sus trên thập tự giá.

Đức Chúa Jê-sus nhập thể làm người để phóng thích chúng ta khỏi tội lỗi. Nhưng thật sự, tội lỗi là gì? Tội lỗi là “đem mình lên”, là “kiêu ngạo”. Đây là tội của các thiên sứ sa ngã. Các thiên sứ này được Đức Chúa Trời tạo ra để sống tùy thuộc vào Chúa mà thôi. Nhưng họ đã tự nhìn mình và nhìn các ân tứ kỳ diệu Đức Chúa Trời ban cho mình với tấm lòng kiêu ngạo. Họ bắt đầu nghĩ rằng sự kiện họ tùy thuộc vào Đức Chúa Trời và vâng phục Ngài là điều làm cho họ bị “nhục mạ”, hạn chế quyền tự do, hạn chế dục vọng. Họ tự đem mình lên, chống nghịch Đức Chúa Trời, tìm kiếm vinh quang riêng tư chứ không tìm kiếm vinh quang của Đức Chúa Trời (Giăng 5:44). Vì đó, họ rơi vào hố hủy diệt không đáy. Kiêu ngạo, tự đề cao đã biến họ từ những vị thiên sứ sáng láng trở thành các ác quỉ, đem họ từ thiên đàng xuống hoả ngục, biến đổi ánh sáng và phước hạnh thiên thượng trở thành tối tăm dày đặc và lửa cháy phừng phừng của hỏa ngục.

Khi Đức Chúa Trời tái sáng tạo một thế giới với loài người để thay thế cho thế giới đã bị hư hỏng, vì sự sa ngã các thiên sứ lầm lạc, Sa-tan liền đến để dụ dỗ loài người chống nghịch Đức Chúa Trời. Khi đến cám dỗ Ê-va, con rắn có mục đích duy nhất là kéo tổ tông loài người ra khỏi con đường thuận phục Đức Chúa Trời. Khi rỉ tai Ê-va với những lời dụ dỗ, Sa-tan đã thổi vào tâm hồn của bà một thứ thuốc độc giết người, là “kiêu ngạo”. Khi A-đam và Ê-va nghe theo lời dụ dỗ đó, họ tự đem mình lên và kiêu ngạo, đó là gốc rễ của mọi thứ tội lỗi. Đời sống của họ quay quần xung quanh những thứ tự đề cao, vị kỷ, tìm cách thoả mãn các dục vọng riêng tư. Họ trở thành những người thờ phượng “cái tôi””.  ”  Cái tôi”  là con quái vật có cả ngàn cái đầu và là mẹ sinh ra mọi thứ tội lỗi, mọi thứ khốn khổ trong nhân loại. Quyền lực của Sa-tan thống trị trên ”  cái tôi”, lửa địa ngục âm ỉ cháy trong “cái tôi”, linh hồn con người có những khát khao dục vọng không có gì làm thoả mãn được.

Là Cứu Chúa của chúng ta, Đức Chúa Jê-sus phải thi hành việc quan trọng nhất, cấp bách nhất, là giải cứu chúng ta ra khỏi “cái tôi” của chúng ta. Chúa phải giết chết “cái tôi”, nếp sống “cho tôi”, “vì tôi” để đem chúng ta trở về nếp sống nguyên thủy là sống cho Đức Chúa Trời, sống vì Đức Chúa Trời, để chúng ta không còn “vì chính mình mà sống nữa”.

Phương pháp duy nhất để chuẩn bị cho chúng ta sự giải cứu đó là chính Chúa Jê-sus phải mở con đường đó cho chúng ta, phải thực hiện cho chúng ta sự sống mới và truyền đạt sự sống đó cho chúng ta. Đặc tính của sự sống dẫn đến phước hạnh nội tâm đó là khước từ “cái tôi”, hạ mình khiêm nhường. Khi chúng ta ở trong sự sống đó, Đức Chúa Trời mới có thể đứng trong địa vị cố hữu của Ngài (khi sáng tạo nên A-đam), là Đức Chúa Trời “tất cả trong tất cả”, “mọi sự trong mọi sự”.

Đó là lý do Đức Chúa Jê-sus phải đến trong thế gian làm Chiên Con của Đức Chúa Trời. Ngài phải đem xuống trần gian đức tính dịu hiền nhu mì, khiêm tốn hạ mình, vì chỉ trong đức tính này sự vâng phục Đức Chúa Trời cách trọn vẹn mới được bày tỏ.

Đức tính này được Đức Chúa Jê-sus đem từ thiên đàng xuống trần gian. Khi còn ở thiên đàng, trong địa vị làm Con, Đức Chúa Jê-sus đã hạ mình trước mặt Đức Chúa Cha, để Cha sai phái Ngài xuống thế gian làm Tôi tớ. Ngài hạ mình khi nhập thể làm Người. Khi đã là Người, Chúa Jê-sus còn hạ mình xuống để chịu chết trên thập tự giá. Là “Chiên Con của Đức Chúa Tròi”, Đức Chúa Jê-sus đã khước từ chính mình Ngài mà mặc lấy một sự dịu hiền nhu mì mà trí óc con người chúng ta không thể nào hiểu nổi. Ngài trỏ thành Tôi tớ của Đức Chúa Trời và Tôi tớ của loài người để làm vui lòng Đức Chúa Trời và loài người. Đây là đức tính nội tâm đã làm động cơ thúc đẩy Ngài hành động, là bản thể thật của Sự thống khổ Ngài đã chịu, và cũng là bản thể của chiến thắng toàn diện của Ngài trên quyền lực của tội lỗi. Chính “Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng gánh tội lỗi của nhân loại” (Giăng 1:29-b).

Đây cũng là bí quyết làm cho Huyết Chúa có quyền năng tuyệt đối, vì Chiên Con của Đức Chúa Trời đã đánh bại tội lỗi, giáng trên tội lỗi một đòn chí tử và đem lại chiến trắng trong Thân vị của Ngài. Chúa Jê-sus đã thuận phục ý muốn Cha Ngài cách trọn vẹn vì Chúa Jê-sus luôn luôn đặt mình dưới ý muốn của Đức Chúa Cha. Suốt cuộc sống của Ngài trên đất, dù phải trải qua các sự thử thách cám dỗ khủng khiếp nhất, Chúa Jê-sus đã tận hiến chính bản thân, với tấm lòng dịu hiện nhu mì, hạ mình khiêm tốn là những đức tính làm “đẹp lòng Cha hoàn toàn” (Mathiơ 3:17). Ngài làm các điều đó trong địa vị Chiên Con của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, Chúa Jê-sus trong địa vị Chiên Con của Đức Chúa Trời, đã đổ Huyết Ngài trên thập tự giá, để cho chúng ta được phục hoà với Đức Chúa Trời và để cho linh hồn chúng ta được tẩy sạch, thánh hoá. Vì thế, khi thiên đàng ca ngợi Huyết Chúa, thì gọi là “Huyết Chiên Con Vì lý do đó mà Đức Chúa Cha đặt “Chiên Con như đã bị giết… đứng giữa ngai” (Khải huyền 5:6). Cũng vì lý do đó, những người tin Chúa, với tấm lòng kính sợ và yêu thương, luôn luôn tôn vinh Đức Chúa Trời trong “Huyết Chiên Con” và ca ngợi đức tính dịu hiền nhu mì, hạ mình của Chúa Jê-sus, coi đó là niềm vui cao cả nhất và ước vọng tột đỉnh của đời sống mình. Là “Huyết Chiên Con ”, Huyết Chúa có đủ mọi mỹ đức và quyền năng để hoàn thành sư cứu chuộc nhân loai.