Chương 5-Những Điều Khó Hiểu Trong Kinh Thánh

CHƯƠNG 5

THỜI CỔ ĐẠI CỦA CON NGƯỜI THEO THÁNH KINH VÀ THEO KHOA HỌC

images (2)

 

 

Có một trong nhiều vấn đề từng gây lúng túng cho nhiều học giả Thánh Kinh ngày nay, là làm thế nào để hoà giải niên đại học (chronology) của Thánh Kinh với những phát kiến đã có về thời tiền sử của loài người. Có người bảo rằng niên đại học theo Thánh kinh chỉ cho phép có bốn ngàn năm từ A-đam đến Chúa Cứu Thế, nhưng các nền văn minh của Ai-cập và Ba-by-lôn lại đạt mức phát triển rất cao trước cả Chúa Cứu Thế đến bốn ngàn năm. Nếu chỉ có bốn ngàn năm từ A-đam đến Chúa Cứu Thế mà thôi, thì lẽ dĩ nhiên tổng cộng chỉ có khoảng sáu ngàn năm cho cả kỷ nguyên của nhân loại, mà các sử gia mà khoa học gia lại phăng lui lịch sử của nhân loại đến tận mười ngàn năm hoặc hơn thế nữa. Chúng ta phải hoà giải các sai biệt rõ rệt đó như thế nào?

CÁC DỮ KIỆN BẤP BÊNH

Trước hết, xin nói rằng các dữ kiện phổ biến đã được nhiều sử gia thừa nhận không phải đều là chắc chắn cả. Thí dụ, khi đưa ra các niên đại của các vương triều Ai-cập, thì các dữ kiện mà các kết luận ấy dùng làm cơ sở rất khó có thể được xem là có tính cách quyết định. Các phát kiến vốn được căn cứ vào các ghi chép cổ khẳng định rằng vương triều đi trước chúng phủ trùm những giai đoạn được gọi tên như thế, nhưng chẳng có ai quen thuộc với thói quen cổ xưa của phưtơng Đông là hay cường điệu (thêm thắt, phóng đại) lại chịu chấp nhận các khẳng định liên quan đến chiều dài của các vương triều ấy mà không hết sức thận trọng. Nếu các quan điểm về thời tiền sử bao la đó của nền văn minh Ai-cập cũng như của các nền văn minh cổ xưa của Ni-ni-ve và Ba-by-lôn được thừa nhận khá rộng rãi, thì chúng đã không hề được chứng nghiệm bất cứ là về phương diện nào. Chúng ta càng cần phải chờ cho có thêm nhiều ánh sáng hơn nữa.

CÁC BẢNG GIA PHẢ TRONG KINH ĐIỂN

Thật ra bảo rằng chỉ có bốn ngàn năm từ A-đam đến Chúa Cứu Thế thì chẳng có gì quyết định dứt khoát cả. Niên đại học theo Giám mục Ussler thấy trong phần ghi chú bên lề của phần lớn các bộ Thánh Kinh Phù Dẫn dĩ nhiên không phải là một thành phần của chính bộ Thánh Kinh, nên tính chính xác của nó là hoàn toàn đáng ngờ. Nó đã được đặt trên nền tảng là giả định rằng các bảng gia phả trong Kinh điển đều có ý định được ghi lại thật đầy đủ; nhưng khi nghiên cứu thật kỹ các bảng gia phả trong Kinh điển, thì người ta thấy rõ ràng rằng chúng đã không được ghi lại với ý định là chúng đều đầy đủ, mà nhiều khi chỉ có một số tên nhân vật nổi tiếng mà thôi.

Thí dụ như bảng gia phả trong XuXh 6:16-24 nếu được cho là một bảng gia phả đầy đủ, có tên của tất cả mọi người, thì lại bảo rằng Môi-se là chắt nội của Lê-vi, dù giữa họ đã có đến 480 năm chen vào. Rồi cũng có lý do để thắc mắc là chẳng hay các danh sách trong SaSt 5:1-32 và 11:1-33 có đầy đủ hay không. Ta có thể nói rằng chiều dài của thời gian từ A-đam đến Nạn Lụt, và từ Nạn Lụt đến Áp-ra-ham, đã không hề được ghi lại trong Kinh điển, tuy giai đoạn từ Giô-sép đến Môi-se (XuXh 12:40) và giai đoạn từ khi Xuất Ai-cập cho đến lúc xây đền thờ (IVua 1V 6:1) thì có được ghi lại.

Sự kiện chỉ có mười tên trong mỗi danh sách cũng gợi tý rằng có lẽ đã có một sự thu xếp tương tự trong chương thứ nhất của sách Ma-thi-ơ. Công thức đều đặn là: A. được …tuổi thì sinh ra B. Và A. sống…năm sau khi đã sinh ra B. B. sống…..tuổi, sinh nhiều con trai con gái. B. được……tuổi khi sinh ra C., vân vân.

Động từ được dịch là “sanh” nhiều khi đã được dùng không phải là chỉ một hậu duệ cận tiếp, nhưng là nhiều thế hệ kế tiếp nhau. Thí dụ Xinh-ba đã được bảo là sanh đến các chắt nội của bà (SaSt 46:18). Từ ngữ Hy-bá-lai văn được dịch là “sanh” trong câu này cũng chính là từ ngữ đã được dịch ra là “sanh” trong những khúc sách khác. Bi-la được bảo là đã sanh các cháu nội của bà (46:25). Ca-na-an được bảo là đã sanh ra toàn thể nhiều dân tộc (10:15-18).

Thế là chúng ta đã thấy rằng trong công thức đã viện dẫn trên đây, ý nghĩa vốn không nhất thiết rằng B. quả thật là con trai của A. Nói cho đúng hơn, thì B. có thể đúng là con trai A, nhưng cũng có thể là một hậu duệ xa xôi, cách nhiều đời của A. Có lẽ đã có nhiều thế kỷ chen vào giữa A và B. Lẽ dĩ nhiên, đã không hề có ý định niên đại học nào khi viết về các nhân vật này cả. Chủ đích của chúng không hề nhằm chứng minh cho tuổi thọ của thế giới. Do đó, chúng ta thấy không nhất thiết là có xung khắc thật sự giữa niên đại học đích thực của Thánh Kinh với bât luận môt phát kiến sử học hiện đại nào về thời cổ đại của loài người.

CÁC PHÁT KIẾN KHẢO CỔ HỌC

Phải nói thêm rằng có lẽ các nền văn minh cổ đã được phát kiến trong vùng phụ cận Ni-ni-ve và nhiều chỗ khác nữa, vốn là tàn tích của dòng giống tiền A-đam như đã đề cập. Dường như trong nhiều khúc sách trong Thánh Kinh, đã có nói bóng gió rằng một vài người vẫn còn tồn tại cả trong thời Thánh Kinh được viết ra, có lẽ vốn thuộc về các giống người tiền A-đam như thế. Những người đó có thể là người Ra-pha-im, người Xam-xu-nim, và người Ê-mim.

Hãy nhìn qua 14:5 và PhuDnl 2:20-21; 3:11. Những lời bóng gió trong mấy khúc sách này có hơi tối nghĩa, nhưng dường như gợi ý rằng còn có những tồn tại của một giống người khác hơn dòng giống của A-đam. Nếu quả đúng như thế, thì các nền văn minh sớm hơn, mà đến nay vẫn chưa khám phá được có lẽ vốn là của chính họ. Chẳng một ai nên lo sợ chút gì về bất kỳ một phát kiến nào mà các nhà khảo cổ học có thể thực hiện, vì nếu có tìm thấy là đã có nhiêu nền văn minh nhiều ngàn năm sớm hơn thời của Chúa Cứu Thế, thì cũng sẽ chẳng có xung khắc, mâu thuẫn nào với những gì Thánh Kinh thực sự truyền dạy về thời cổ đại của con nguời – của dòng giống A-đam.