Chương 5-Lịch Sử Truyền Giáo (P4)
IV. THAY ĐỔI TRỌNG TÂM
Gần suốt thế kỷ thứ 19, trọng tâm của các Hội Truyền giáo Cơ-đốc rất giản dị: nhiều dân tộc Á Phi chưa hề nghe về Chúa Cứu Thế và cần được ánh sáng Phúc Âm dẫn đến Chúa Cứu Thế, nếu không phải bị hư mất đời đời. Công việc của các giáo sĩ là đem ánh sáng Phúc Âm đến cho họ, để họ có thể tin nhận Chúa và được cứu rỗi. Ngoài trọng tâm chính yếu này ra, Hội cũng có thể có người tham dự công cuộc truyền giáo vì từ tâm thấy người khác đau khổ dốt nát; cũng có người vì muốn thực hiện một công tác có vẻ anh hùng; cũng có thể có người thì dùng tôn giáo để phục vụ đế quốc hay phục vụ giáo phái. Dù sao đi nữa, ta cũng có thể khẳng định rằng phần lớn các giáo sĩ đều có thành tâm thiện chí trong việc rao giảng Tin Lành cứu rỗi do lòng tin đến Đấng Cứu Thế.
Đối với các Hội Truyền giáo Tin Lành vào lúc đầu, thì các trọng tâm của họ là: rao giảng Tin Lành, thành lập các Hội Thánh, dịch, xuất bản và phổ biến Kinh Thánh cùng các sách vở tài liệu tôn giáo. Vấn đề giáo dục cũng được hầu hết các khu vực truyền giáo lưu tâm ngay từ thời của Carey và Marshman, nhưng có một số giáo sĩ lại cho rằng việc giáo dục không quan trọng và có thể làm cho họ xao lãng nhiệm vụ chính yếu. Các công tác y tế cũng được thi hành từ lúc đầu, nhưng thực ra chỉ để đáp úng các nhu cầu cấp thời chứ không có thiết kế dài hạn hay tổ chức qui mô. Ngoài việc chống đối một số tệ đoan xã hội mà họ kể là trái ngược với đạo đức, như chế độ nô lệ (mãi nô), tục sát hại trẻ con, còn thì các giáo sĩ phần lốn đều không tham dự các công tác xã hội bao nhiêu.
Mặc dù hiện nay có nhiều người lên án các giáo sĩ cố liên hệ chặt chẽ với các đế quốc thực dân, mở đường cho thực dân xâm chiếm các xứ chưa khai phá, chúng ta không thể vơ đũa cả nắm và kết luận rằng tất cả các công cuộc truyền giáo, các giáo sĩ đều là công cụ của đế quốc thực dân. Có thể có những trường hợp lẻ tẻ, vàng thau lẫn lộn, nhưng trước hết ta hãy dặt vấn đề này cho vào khung cảnh thời gian và không gian của nó, rồi phân tách vài chi tiết. Trên thực tế hầu hết những quốc gia có giáo sĩ đi hải ngoại truyền giáo, trừ một vài quốc gia nhỏ như Thụy-sĩ, Na-uy, đều là những đế quốc thực dân của thế kỷ 19. Các giáo sĩ lại ra đi vào lúc có những cuộc viễn chinh chiếm thuộc địa, hay ngay trước các cuộc viễn chinh ấy, và như vậy họ không sao tránh được cảnh “tình ngay lý gian.” Cũng có Hội Truyền giáo vì “ngây thơ” không nhìn thấy xa, nên cho rằng công cuộc bành trướng thuộc địa là ảnh hưởng chính trị là cơ hội tốt để truyền giáo. Nhưng cũng có những trường hợp điển hình cho ta thấy rằng: công cuộc truyền giáo có khi đi ngược lại quyền loi thực dân, hay vạch trần mặt trái của thực dân. Như ở Ấn-độ, Công ty Đông Ấn là một công ty lớn của thực dân Anh lúc nào cũng chống đối công cuộc truyền giáo, nhưng cuối cùng chính các giáo sĩ đã đem ra ánh sáng chính sách hà khắc của họ, buộc họ phải cải tiến điều kiện sinh sống ở thuộc địa. Ở Congo thuộc Bỉ chánh quyền thuộc địa Bỉ phải thay đổi chính sách sau khi các giáo sĩ trình bày với dư luận thế giới về các đường lối tàn ác ở Congo.
Còn một khía cạnh khác cũng đáng chú ý: Chánh quyền thực dân có thể khuyến khích công cuộc truyền giáo nếu thấy công cuộc này có lợi cho đường lối chính trị của họ. Tại nhiều nơi chánh quyền dành nhiều sự dễ đãi cho các giáo sĩ: Như tài trợ các trường học, bệnh viện, chẩn y viện, giúp phương tiện vận tải, dành cho giáo sĩ một số đặc quyền mà dân địa phương không có v.v… Việc nhận sự giúp đỡ của chánh quyền cho các trường học và nhà thương, tức là những công tác xã hội, có lẽ cũng không làm cho nhiều người thắc mắc, nếu các Hội Truyền giáo giữ được đặc tính hoàn toàn xã hội của các công tác ấy, và không để cho sự giúp đỡ ấy biến thành một “cánh tay chính trị” trá hình.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp chánh quyền thực dân cố gắng ngăn trở công cuộc truyền giáo. Lý do vì chánh quyền này sợ rằng công cuộc truyền giáo phục vụ quyền lợi một đế quốc khác, vì Hội Truyền giáo mổi cạnh tranh với một tôn giáo mà chánh quyền thực dân đang ưu đãi, vì các giáo sĩ khám phá và phoi bày những sự kiện không mấy tốt ở thuộc địa v.v…
Vào thế kỷ thứ 20, và nhất là sau Thế chiến thứ II, trọng tâm của các Hội Truyền giáo lần lần thay đổi, và không còn là việc truyền bá Phúc Âm, xây dựng Hội Thánh nữa. Các Hội Truyền giáo thuộc các công tác giáo dục và xã hội, trong khi các Hội Truyền giáo độc lập (hay Liên giáo phái) cũng bớt chú trọng vào việc gời các giáo sĩ chuyên viên các ngành như; Giáo dục, y tế, vô tuyến, ngôn ngữ v.v… Chỉ mới gần đây người ta mới thấy một vài cố gắng quan trọng để chuyển hướng trở về với công cuộc truyền giảng Phúc Âm cứu rỗi.