Chương 4-Lịch Sử Truyền Giáo (P1)

BIẾN ĐỘNG MỞ MÀN CHO CÁC PHONG TRÀO TRUYỀN GIÁO RỘNG LỚN VÀO THẾ KỶ THỨ 19 VÀ 20

download (2)

Cho đến cuối thế kỷ thứ 18, các Hội Truyền giáo, kể cả Hội Truyền giáo thuộc Giáo hội Công giáo La-mã và các giáo phái Cải Chánh đều có liên hệ ít nhiều với chính quyền. Mối liên hệ này được Giáo hội La-mã duy trì khá lâu, như trường hợp điển hình của xứ Congo thuộc Bỉ (bây giờ là nước Cộng hòa Zaidre). Các giáo sĩ Tin Lành bắt đầu hoạt động ở xứ này trước khi vua Leopold và chính phủ Bỉ (đa số dân Bỉ theo Công giáo La-mã) thiết lập nền thống trị ở đấy. Chẳng mấy chốc Công giáo bắt kịp, rồi vượt qua luôn Tin Lành giáo, vì chính phủ bảo bọc của người Bỉ dành đặc quyền cho các tổ chức truyền giáo Công giáo. Các đặc quyền ấy vẫn được duy trì cho đến khi người Bỉ rút khỏi Congo vào năm 1960.

Về phía giáo phái Cải Chánh, thì những liên hệ giữa chính quyền và công cuộc truyền bá Phúc Âm lần lần chấm dứt, bắt đầu vào thời kỳ của William Carey. Từ đó về sau, chính quyền không còn đảm trách việc phổ biến đức tin Cơ- đốc, nhưng Giáo hội đẵ hoàn toàn khuyến khích, hoạch định và thực hiện các công cuộc truyền giáo, dầu công cuộc truyền giáo có khi không phù hợp hay đi ngược đường lối của chính quyền.

Các giáo phái Cải Chánh với đường lối tổ chức tương đối dân chủ, những hội nghị, hội đồng, đại hội v.v.. đã tạo cơ hội cho nhiều người được phát biểu, ý kiến thảo luận, nên nhờ đó những diều kiện khách quan thuận lợi cho biến động truyền giáo được nẩy nở. Tuy nhiên, dầu có điều kiện khách quan thuận lợi đến mấy đi nữa, mà không cố một cá nhân được Thánh Linh ban cho khôn ngoan, sáng kiến, chí kiên nhẫn và nghị lực thì cũng không đi đến đâu.

I. WILLIAM CARFCY

Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 19. Đức Chúa Trời đã chẩn bị một “cá nhân” có đủ những đức tính kể trên. Đó là một con người tầm thường với quyền năng phi thường đã phát khởi biến động truyền giáo mở màn cho các cao trào truyền giáo khắp thế giới vào thế kỷ 19 và 20. Carey sinh ở Anh-quốc trong một gia đình nghèo nàn và xuất thân là anh thợ vá giày. Nói về “học vấn từ chương”, (số năm học ở trường và bằng cấp), thì Carey chẳng có bao nhiêu, nhưng nếu nói về “trí thức, sự hiểu biết thực sự”, thì ông là người uyên bác ít người có thể sánh kịp. Nhờ có một đức tính hiếu học mãnh liệt, và một quyết tâm sắt đá, Carey đã đọc rất nhiều sách. Khi không đủ tiền mua sách mình muốn xem, Carey liền tìm mượn và đọc ngấu nghiến cho đến khi hoàn toàn nắm vững được vấn đề, hiểu thấu đáo nội dung sách ấy, ông mới trả. Nhờ lối học đó, ông đã trở thành một chuyên gia thực vật học. Về ngoại ngữ thì Carey học La-tinh, Hy-lạp và Hi-bá-lai (Hê-bơ-rơ) để nghiên cứu Kinh Thánh. Ngoài ra ông còn biết tiếng Ý, Hòa-lan và Pháp.

Khi đọc tập nhật ký của thuyền trưởng James Cook, một nhà thám hiểm nổi danh người Anh, Carey liền đặc biệt chú ý đến những bộ lạc ở Thái Bình Dương chưa hề được nghe về Chúa Cứu Thế Jê-sus. Căn cứ vào sự dạy dỗ của Kinh Thánh, Carey kết luận rằng: Giáo hội có trách nhiệm đem Tin Lành đến cho các bộ lạc ấy.

Nhưng “sáng kiến” ấy của Carey không được nhiều người chấp nhận ngay. Trong một buổi họp các Mục sư Báp-tít ở Northampton, Carey nêu ra câu hỏi: “Mệnh lệnh của Chúa truyền bảo các sứ dồ đi làm chúng về Chúa khắp thế giổi có còn áp dụng cho chúng ta ngày nay không?” Ồng chủ tọa buổi họp liền nói: “Mời ông bạn hãy ngồi xuống. Nếu Đức Chúa Trời muốn cho những dân tộc vô tín trở lại với Phúc Âm thì Chúa sẽ làm điều đó, không cần bạn và tôi giúp đỡ Ngài.”

Nhưng Carey đâu có chịu thua cách dễ dàng như vậy. Ông liền thu thập những tin tức và chi tiết thật chính xác để viết một tập sách nhỏ, nhan đề là: “Khảo cứu về Nghĩa vụ của người Cơ-đốc trong việc dùng các phương tiện để truyền giáo cho các dân Ngoại bang.” Tập này được kể là một tài liệu cổ động truyền giáo nổi tiếng nhất trong lịch sử.

Ngày 30 tháng 3 năm 1792, Carey được mời giảng cho Hiệp Hội các Mục sư Báp-tít ở Nottingham. Ông dùng Ê-sa 54:2-3, và giảng đề mục: “Chúng ta hãy mong ước những điều vĩ đại cho Đức Chúa Trời.” Mặc dù lời giảng gây xúc động khá mạnh trong vòng thính giả, mọi việc có lẽ đâu vẫn hoàn đấy nếu Carey không cố gắng thúc đẩy mọi người “phải làm một cái gì.” Các Mục sư bèn quyết đinh đua vấn đề ra thảo luận trong cuộc họp vào tháng 10 ở Ettering. Tại đây, Carey lại nêu lên vấn đề truyền giáo và thúc đẩy họ hành động nữa. Cuối cùng hội đồng quyết định thành lập Hội “Phổ biến Tin Lành cho người ngoại bang,” sau gọi là “Hội Truyền giáo Báp-tít.” Carey liền tình nguyện làm giáo sĩ đầu tiên của Hội, lúc ấy ông được 31 tuổi.

Lúc đầu Carey định đi Tahiti ở miền nam Thái Bình Dương, nhưng vào lúc đó Carey gặp bác sĩ John Thomas vừa ở Ấn-đô về Anh-quốc, và bác sĩ Thomas đã thuyết phục Carey lưu ý đến Ấn-độ. Vào năm 1793, Carey lên đường đi Ấn-độ. Lúc đầu Hội Truyền giáo do Carey sáng lập không có nặng tính cách giáo phái. Hội ấy khổng hoàn toàn thuộc giáo phái Báp-tít và mặc dầu Carey là một Mục sư Báp-tít ông ta không bao giờ có đầu óc giáo phái hẹp hòi. Trước kia ra đi, Carey đinh ninh rằng chỉ vài ba năm công cuộc truyền giáo có thể tự túc, khỏi phải nhận tài chánh của các chi hội ở Anh-quốc. Nhưng vì những điều kiện ngoài sự kiểm soát của Carey, nhất là điều kiện kinh tế của khu vực truyền giáo, ông ta cũng như hầu hết các công cuộc truyền giáo vào thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20 phải tiếp tục nhận sự tài trợ của Giáo hội sai phái họ đi.

Việc phát đông một phong trào truyền giáo mới, có tác động mạnh mẽ và gây một phản ứng dây chuyền ở Anh quốc, Tô-cách-lan, Hòa-lan và Mỹ quốc, chỉ mới bưốc đầu của Carey, mặc dầu “bước đầu” đó tự nó cũng đã là một “biến động vĩ đại” rồi.

Ngoài Hội Truyền giáo Báp-tít do Carey trực tiếp sáng lập, còn có những tổ chức truyền giáo sau đây đã chịu ảnh hường trực tiếp của “Phong trào truyền giấo Carey.”