Chương 3-Huyết Chúa Jê-sus (Phần 2)

I. Bàn thờ được Thánh hóa bởi Huyết

huyet-chua-jesus (13)

Câu Kinh Thánh Xuất 29:37 chúng ta dùng làm “câu gốc” của Chương III này là câu nằm trong đoạn văn (Xuất 29:l-37) Đức Chúa Trời dạy về việc lập A-rôn làm thầy Tế lễ Thượng phẩm (cũng như việc lập các con A-rôn làm thầy Tế lễ). Thầy tế lễ phải có bàn thờ và thầy tế lễ cũng phải được thánh hoá bởi Huyết, như chính bàn thờ vậy. Mạng lệnh của Đức Chúa Trời dạy phải dâng của lễ chuộc tội để thánh hoá bàn thờ và đền tội cho bàn thờ.

Trong bảy ngày, Môi-se phải làm công việc này, là việc đền tội cho bàn thờ. Lời Chúa trong Lê-vi 8:15 “Môi-se giết nó (sinh tế chuộc tội), lấy huyết, rồi dùng ngón tay bôi huyết ‘trên chung quanh sừng của bàn thờ, làm cho bàn thờ nên thanh sạch; đoạn đổ huyết dưới chân bàn thờ, như vậy, người biệt bàn thờ riêng ra thánh, để làm lễ chuộc tội tại đó . Với của lễ chuộc tội này, bàn thờ chẳng những được thánh hoá, mà trong Xuất Êdíptô 29:37 còn nói: “Trong bảy ngày ngươi hãy tạm lễ chuộc tội cho bàn thờ và biệt riêng ra thánh; bàn thờ sẽ trở nên rất thánh? phàm vật chi đụng đến đều được nên thánh vậy”.

Thành ngữ “rất thánh ” ở đây chính là thành ngữ “chí thánh” khi nói đến “Nơi Chí thánh”, là Nơi đặt hòm giao ước sau bức màn của Đền tạm và là Nơi Đức Chúa Trời hiện diện. Ở đây, lời Chúa nói bàn thờ sẽ trở nên rất thánh (trở nên chí thánh) để cho chúng ta biết rằng: bàn thờ cũng có một “mức độ” thánh như chính Nơi Chí thánh, trong khi Nơi Chí thánh là “chỗ che giấu ” (không ai được vào đó, ngoại trừ’ thầy tế lễ thượng phẩm, mỗi năm một lần), còn bàn thờ là chỗ “chí thánh được phép đến gần” (approachable Holy of Holies).

Mấy chữ cuối cùng của câu Kinh Thánh chúng ta trưng dẫn là : “phàm vật chi đụng đến đều được nên thánh vậy.

Vì được rưới huyết đền tội bảy lần, nên bàn thờ đạt đến độ thánh khiết đến nỗi nó có khả năng thánh hoá bất cứ lễ vật nào đem dâng trên đó. Người Do-thái không cần phải lo sợ khi nghĩ rằng của lễ họ đem dâng là quá nhỏ mọn, hay của lễ không xứng đáng, vì bàn thờ có khả năng thánh hoá bất cứ lễ vật nào đem dâng trên đó. Chính Đức Chúa Jê-sus cũng nói về khả năng thánh hoá của bàn thờ khi Ngài hỏi : Trong khi bàn thờ làm cho lễ vật nên thánh, vậy giữa lễ vật và bàn thờ, bên nào trọng hơn ? “ (Mathiơ 23 : 1 9) .

Chân lý “bàn thờ thánh hoá mọi lễ vật dâng trên đó ” rọi một ánh sáng vinh quang và mới mẻ trên chân lý “quyền năng của Huyết Chúa ” và trên thập tự giá (là bàn thờ) đã được thánh hoá bởi Huyết. Huyết -là bằng chứng của sự vâng phục trọn vẹn cho đến chết của Chúa Jê-sus — có quyền năng đền tội, giải hoà (đem tội nhân trở về phục hoà với Đức Chúa Trời) và quyền năng chiến thắng tội lỗi.

Nhưng chúng ta còn thấy ở đây một vinh quang tươi mới của Huyết: thập tự giá là nơi Huyết Chúa tuôn tràn, chẳng những là bàn thờ trên đó Chúa Jê-sus dâng hiến chính Ngài làm của lễ chuộc tội, mà cũng dã được Huyết Chúa thánh hoá để trở thành một bàn thờ, trên đó chúng ta cũng được thánh hoá và được trở thành một của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời để được Ngài chấp nhận.

Chỉ có thập tự giá của Chúa Jê-sus, là thập tự giá đã được thánh hoá bởi Huyết (đã được làm nên “chí thánh “) mới có quyền năng thánh hoá bất cứ vật gì đụng chạm đến.

Các ngoại đạo dạy một giáo lý “thập tự giá,” theo đó con người phải chịu khổ hạnh, hi sinh, để mong có thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Họ theo đuổi một giá trị trong việc khắc kỷ, diệt dục. Họ không biết rằng bất cứ hành động nào của con người tự sức mình làm, kể cả khổ hạnh, hy sinh đều nhiễm tội lỗi, đều có vết tích của tội lỗi, nên không thể nào thật sự đắc thắng tội lỗi hay làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Những người này cũng chưa  biết rằng, ngay đến cả thập tự giá, là phương tiện để tự hiến và tận hiến, trước tiên phải được thánh hoá . Trước khi thập tự giá  với các nỗi thống khổ của thập tự giá có thể thánh hoá chúng ta, thập tự giá đó trước tiên phải được thánh hoá.

Để đạt được mục đích này, Đức Chúa Trời đã ban bố một chương trình kỳ diệu. Trong đời Cựu ước, Đức Chúa Trời dạy bảo Môi-se thiết lập một bàn thờ, rưới huyết trên bàn thờ bảy lần trong bảy ngày (số bảy tượng trưng cho sự trọn vẹn), để tội nhân được đền tội và phục hoà với Ngài, rồi sau đó bất cứ lễ vật nào đem dâng trên bàn thờ đều được thánh hoá. Với giao ước mới, nhờ Huyết của Con Đức Chúa Trời, thập tự giá đã trở thành “rất thánh ” hay “chí thánh, ” có quyền năng thánh hoá chúng ta.

Chúng ta đã nghe qua cách Đức Chúa Trời thực hiện chương trình này. Nhưng chúng ta còn cần phải dùng nhiều thì giờ hơn để chia sẻ, tập trung tâm trí nhiều hơn để suy gẫm và xin Chúa cho đức tin được lớn hơn để tin và có lòng biết ơn Đức Chúa Trời càng hơn về chương trình kỳ diệu này.

Khi Chúa Jê-sus đổ Huyết có giá trị tuyệt đối để làm của lễ chuộc tội cho chúng ta, khi Ngài đầu hàng trọn vẹn để vâng phục ý muốn Đức Chúa Cha, khi thu hoạch chiến thắng trên tội lỗi, khi tình nguyện chịu hình phạt và nhận lãnh sự rủa sả thay thế chúng ta, Chúa chẳng những hoàn toàn chinh phục tội lỗi mà còn vô hiệu hoá tội lỗi, tức là làm cho tội lỗi không còn quyền năng gì trên chúng ta nữa. Khải Huyền 1:5 chép: “Ngài đã yêu thương chúng ta, lây Huyết Ngài giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi.

Tất cả những gì Đức Chúa Jê-sus làm và gánh chịu trên thập tự giá đều làm và gánh chịu trong địa vị A-đam thứ nhì, địa vị Đấng Bảo đảm và cũng là địa vị “cái Đầu” của chúng ta. Chúa Jê-sus đã đến mang lấy thể xác “giống như thể xác tội lỗi “ (Rôma 8:3) và khi chịu chết trên thập tự giá, Ngài cho nhân loại thấy rằng sự chết đó là phương pháp độc nhất để giải thoát con người khỏi xác thịt tội lỗi và cũng cho chúng ta biết: muốn vào trong sự sống của Đức Chúa Trời và đầy dẫy quyền năng Thánh Linh, chúng ta cũng phải đầu hàng tuyệt đối và đặt xác thịt chúng ta dưới sự xét đoán của Đức Chúa Trời, vì con đường độc nhất dẫn vào sự sống của Đức Chúa Trời là con đường qua sự chết của xác thịt.

Một điểm vô cùng quan trọng chúng ta phải biết là: sự chết trên thập tự giá của Đức Chúa Jê-sus chẳng những đem lại sự đắc thắng tội lỗi cho chính Ngài, nhưng qua sự chết đó, Chúa còn thực hiện cho chúng ta đặc quyền và quyền năng để đi theo con đường của Chúa đã đi. Nếp sống thiên nhiên, tức là nếp sống của tổ tiên truyền cho mọi người sinh ra trong trần gian này, hoàn toàn bị quyền lực của tội lỗi thống trị, nên không một người nào tự sức mình, dù có khổ hạnh, hy sinh hay cố công gắng sức làm lành lánh dữ đến đâu đi nữa, có thể thoát khỏi quyền lực đó.

Nhưng sự sống và sự chết của Đức Chúa Jê-sus trên thập tự giá có quyền năng thiên thượng để thống trị tội lỗi và hoàn toàn tiêu diệt quyền lực của nó. Vì thế, bây giờ bất cứ người nào muốn tìm kiếm con đường đến với Đức Chúa Trời, tức là con đường vào trong sự sống đắc thắng vinh quang của Ngài, đều có thể tìm thấy con đường đó và đều được Chúa ban cho năng lực để đi theo con đường đó. Con đường đó đem chúng ta vào sự thông công với Chúa Jê-sus để cùng chịu thương khó và cùng chết với Ngài.

Qua Huyết Chúa, thập tự giá của Chúa Jê-sus đã được thánh hoá và đã trở thành bàn thờ độc nhất để chúng ta có thể dâng hiến chính mình trên đó cho Đức Chúa Trời.

Thập tự giá là bàn thờ và bàn thờ là chỗ để giết chết, để tận hiến. Chỗ để dâng hương cũng gọi là bàn thờ. Cả hai bàn thờ này đều có lửa đốt cháy. Bất cứ những gì được đem dâng lên Đức Chúa Trời trước tiên phải bị giết chết, rồi phải bị đốt cháy thiêu. Các của lễ, trước khi được đem dâng, đều có bản chất không tinh sạch, vì vậy các nhơ bẩn, tội lỗi đều phải bị lên án và xử tử; sau đó của lễ phải được lửa đốt cháy thiêu, và được một bản chất mới, bản chất hướng thượng.

Luật pháp của bàn thờ trong Đền thờ đời Cựu ước là giết chết; luật pháp của bàn thờ Tân ước là thập tự giá, là giết chết xác thịt, dâng hiến bản thân, và chỉ có một con đường độc nhất dẫn đến Đức Chúa Trời và thiên đàng là thập tự giá.

Chúng ta thường nghĩ thập tự giá là nơi Đức Chúa Jê-sus chịu chết vì tội lỗi chúng ta, mà không biết thập tự giá đó cũng là nơi chúng ta phải chết. Khi mới bắt đầu chức vụ, Đức Chúa Jê-sus đã dạy các môn đồ rằng chính Chúa phải chịu chết trên thập tự giá và họ phải vác thập tự giá theo Ngài, tức là phải chịu đóng đinh trên thập tự giá như chính Ngài vậy. Lời Chúa dạy không phải chỉ nói đến sự thương khó và sự chết của “người bề ngoài “, nhưng ý nghĩa sâu xa của lời dạy đó là: phải khước từ bản thân, phải ghét bỏ và giết chết đời sống riêng tư (cá nhân) khi thông công với Chúa, vác thập tự giá theo Ngài. Lời dạy này được Chúa dạy dỗ môn đồ trước lúc Chúa lên thập tự giá.

Đức Thánh Linh cũng dạy dỗ chúng ta qua sứ đồ Phao-lô lời chúng ta phải công bố về thập tự giá, sau khi Đức Chúa Jê-sus đã chịu đóng đinh trên đó: “tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ,” (Ga-la-ti 2:20); “người thuộc về Đức Chúa Jê-sus Christ đã đóng đinh tính xác thịt với đam mê, dục vọng vào thập tự giá rồi.” Ga-la-ti 5 :24)“Riêng tôi không dám khoe khoang điều gì, ngoại trừ khoe về thập tự giá của Đức Chúa Jê-sus Christ chúng ta. Nhờ thập tự giá, đối với tôi, thế gian đã bị đóng đinh và tôi đối với thế gian cũng vậy (Ga-la-ti 6:14). Ba câu này trong thư Ga-la-ti dạy chúng ta điều này: chúng ta chẳng những coi các sự đau đớn thống khổ trên thập tự giá là để đền tội chúng ta, mà còn phải coi các điều ấy là các đặc tính và quyền năng của cuộc sống, của sinh hoạt hàng ngày của chúng ta nữa. Qua thập tự giá, sự sống của Đức Chúa Jê-sus trên đất đã đạt được mục đích, đã lên đến cao điểm tuyệt đối, đã đạt đến toàn thiện toàn mỹ. Nếu không có thập tự giá, Đức Chúa Jê-sus không thể trở thành Chúa Cứu Thế, Đấng Cứu Chuộc, Đấng Chịu Xức dầu. Bây giờ, sự sống của Chúa Jê-sus từ thiên đàng tuôn tràn vào chúng ta cũng có cùng đặc điểm, là sự sống của Đấng đã chịu đóng đinh. Mấy chữ “tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ luôn luôn liên kết và không thể nào tách rời khỏi mấy chữ đi sau, là “Đấng Christ sống trong tôi . Mỗi ngày mỗi giờ chúng ta phải sống trong chỗ “bị đóng đinh ” và mỗi giây phút quyền năng của thập tự giá Đấng Christ phải tác động trong chúng ta và hầu cho tôi. . . trở nên giống Chúa trong sự chết Ngài (Philíp 3:10). Sau đó quyền năng của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong chúng ta. “Sự yếu đuối và sự chết của thập tự giá luôn luôn đi đôi với sự sống và quyền năng của Đức Chúa Trời. Lời Chúa trong 2 Cơ-rinh-tô 13:4 chép rằng: “Dù Ngài đã chịu đóng đinh trên thập tự giá trong thân xác yếu đuối, nhưng Ngài sống bởi quyền năng của Đức Chúa Trời. Chúng tôi cũng vốn yếu đuối trong Ngài, nhưng để đối xử với anh em, chúng tôi nhờ quyền năng Đức Chúa Trời, sẽ sống với Ngài.

Có nhiều Cơ-đốc-nhân chưa hiểu được điều này. Thập tự giá họ khoe khoang khác với thập tự giá sứ đồ Phao-lô khoe khoang. Phao-lô khoe khoang “về thập tự giá trên đó chẳng những Chúa Jê-sus chịu đóng đinh, mà trên đó chính Phao-lô cũng đã bị đóng đinh nữa. Những Cơ-đốc-nhân này khoe khoang về thập tự giá trên đó. Chúa Jê-sus chịu đóng đinh, nhưng chính họ không muốn chịu đóng đinh, không muốn chịu chết trên thập tự giá đó. Họ không biết rằng: theo chương trình của Đức Chúa Trời mỗi người tin Chúa thật đều phải chịu đóng đinh trên thập tự giá của Chúa Jê-sus với Ngài, để cho Huyết Chúa, là Huyết đã tuôn tràn để đền tội chúng ta và để thánh hoá thập tự giá, là Huyết đem đến cho chúng ta sự sống của Đấng đã chết và đã sống lại vì chúng ta.

Lời Chúa dạy trong câu Kinh Thánh sau đây cho chúng ta thấy “huyết đền tội ” và “dâng thân xác làm của lễ ” là hai thứ khác biệt nhưng lại liên hệ chặt chẽ với nhau: “Vậy, thưa anh em, vì nhờ Huyết Đức Chúa Jê-sus, chúng ta được dạn dĩ được vào nơi Chí thánh, vì Ngài đã mở cho chúng ta con đường mới và sống qua bức màn, tức là thân xác Ngài, và vì chúng ta có một Thầy Tề lễ lớn cai trị nhà Đức Chúa Trời, nên hãy đến gần Chúa, với tấm lòng chân thật, một đức tin vững chắc, bởi lòng đã được tẩy sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể đã được rửa bằng nước tinh khiết. (Hê-bơ-rơ 10:19-22). “Đường mới và sống ” khác với được dạn dĩ ‘ nhờ Huyết . “Con đường mới và sống ” là con đường chính Đức Chúa Jê-sus đã đi qua khi Ngài xé rách bức màn (là xác thịt Ngài) và là khi Ngài tuôn tràn Huyết. Con đường này luôn luôn phải đi qua bức màn xác thịt bị xé rách. Sự đóng đinh trên thập tự giá và sự hiến dâng xác thịt là “con đường ” trên đó Huyết đã tuôn ra. Bất cứ người nào được dự phần trong Huyết đều được Huyết đem đi qua cùng một con đường đó. Đó là con đường thập tự giá. Nếu không dâng hiến trọn vẹn sự sống của xác thịt, của cái tôi thì không có con đường đến sự sống của Đức Chúa Trời. Thật tự giá, cùng với sự khước từ hoàn toàn bản thân, là bàn thờ duy nhất để chúng ta đem dâng trên đó con người của chúng ta.

Thập tự giá của Chúa Jê-sus đã được thánh hoá bởi Huyết Ngài là bàn thờ, để trên bàn thờ đó chúng ta có thể trở thành một tế lễ thánh và đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Bây giờ chúng ta thấy được ý nghĩa của câu Kinh Thánh liên hệ với bàn thờ, (và thập tự giá) Bàn thờ sẽ trở nên rất thánh, phàm vật chi đụng đến bàn thờ đều sẽ được nên thánh vậy (Xuất Êdíptô 29:37). “Phàm vật chi ” tức là bất cứ lễ vật nào, dù rất nhỏ, dù không có giá trị, cũng trở thành của lễ được Đức Chúa Trời chấp nhận, khi của lễ này đụng đến bàn thờ, vì bàn thờ đã được huyết thánh hoá nên có quyền năng thánh hoá của lễ đó.

Như vậy, khi chúng ta lo sợ rằng việc dâng hiến bản thân chưa được trọn vẹn, việc làm cho chết “cái tôi ” của chúng ta chưa hết lòng, chưa đủ chân thành, chúng ta đừng nghĩ đến chúng ta nữa mà phải tập trung tâm trí, tập trung tấm lòng vào quyền năng siêu nhiên mà Huyết Chúa đã tác động trên thập tự giá, để quyền năng đó thánh hoá bất cứ của lễ nào đụng chạm đến bàn thờ.

Thập tự giá, Chúa Jê-sus chịu đóng đinh trên thập tự giá, là quyền năng của Đức Chúa Trời.

Khi tôi càng ngày càng nắm vững các ý nghĩa sâu nhiệm của thập tự giá, rồi quyết định lựa chọn và nắm chặt lấy thập tự giá, lúc đó có quyền năng sự sống phát xuất từ thập tự giá nắm lấy tôi và giữ tôi cách chắc chắn để tôi có thể sống với nếp sống của người đã bị đóng đinh. Mỗi giờ mỗi phút tôi sinh hoạt với ý thức về sự đóng đinh mà tôi đã trải qua. Nếp sống đó là nếp sống khước từ bản thân, vì Thánh Linh của Đấng đã chịu đóng đinh dùng thập tự giá của Chúa Jê-sus để giết chết con người cũ của tôi và tuôn tràn cho tôi quyền năng của sự sống mới từ Đức Chúa Trời. Từ thập tự giá, là bàn thờ đã được thánh hoá, quyền năng thánh hoá tiếp tục tác động trong tôi. Từ giờ phút tôi đầu hàng thập tự giá với lòng tin tưởng,tôi trở thành người được thánh hoá, một trong các thánh đồ của Đức Chúa Trời. Khi tôi càng tin vào quyền năng thánh hoá của thập tự giá và càng sống trong quyền năng đó, tôi càng tiến nhanh hơn trên tiến trình thánh hoá. Thập tự giá, trên đó tôi đã được đóng đinh với Đức Chúa Jê-sus, hàng ngày trở thành bàn thờ có quyền năng thánh hoá bất cứ cái gì đụng đến, và quyền năng đó thánh hoá tôi với sự thanh khiết của Đức Chúa Trời. Chúng ta luôn luôn tự nhắc nhủ cho nhớ chân lý này: bàn thờ đã được thánh hoá bởi Huyết chắc chắn thánh hoá tất cả các của lễ đem dâng trên đó.

Bây giờ chúng ta suy gẫm về: