Chương 22-Những Điều Khó Hiểu Trong Kinh Thánh

CHƯƠNG 22: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHÚA JÊ-SUS LẠI CÓ THỂ KHEN NGƯỜI QUẢN GIA BẤT TRUNG?

images

Một khúc sách trong Thánh Kinh từng gây lúng túng cho nhiều người, là câu chuyện về người quản gia bất trung chép trong Lu 16:1-14. Có lần, khi bài học này được Hội Trường Chúa nhật Quốc tế chọn, một bà nọ đã bảo với tôi rằng bà nhất định sẽ không dạy bài học ấy. Bà nói: “Ba điểm khó hiểu là: thứ nhất, Chúa Jê-sus lại nêu tên vô lại bất lương ấy lên cho chúng ta bắt chước; thứ hai, Chúa lại đi khen ngợi tên quản gia bất trung; và thứ ba, Chúa Jê-sus dạy các môn đệ Ngài hãy dùng của bất nghĩa mà kết bạn.

Xin chúng ta nên ba điểm trên đây theo thứ tự. Bằng cách chú ý xem đúng ra Thánh Kinh thứ tự. Bằng cách chú ý xem đúng ra Thánh kinh đã dạy gì, chúng ta sẽ thấy ngay rằng nếu chúng ta bám thật sát vào những lời lẽ mà chính Chúa Jê-sus đã nói ở từng điểm một, thì khó khăn sẽ biến mất, và biến cố này, thay vì gây hoang mang cho chúng ta sẽ được nhận thấy là có sự dạy dỗ sâu nhiệm thuộc loại nhữn glời chỉ giáo rất cần cho chúng ta hiện nay.

Thứ nhất, tại sao Chúa Jê-sus lại nêu tên vô lại bất lương này lên cho chúng ta bắt chước. Câu trả lời được tìm thấy ngay trong văn bản. Chúa Jê-sus đã không nêu anh ta lên cho chúng ta bắt chước. Sở dĩ Ngài nêu anh ta ra, trước hết, là như một lời cảnh cáo về những gì sẽ xảy đến cho những tên quản gia bất trung, thế nào chúng sẽ bị đòi hỏi phải khai trình công tác quản lý của chúng, và thế nào chúng sẽ bị cất đi cái quyền quản lý ấy.

Sau khi dạy bài học vừa nghiêm khắc vừa lành mạnh ấy – một bài học rất cần cho chúng ta ngày – Chúa Jê-sus tiếp tục chứng minh thế nào “con đời này trong việc thông công với người đồng thời mình thì khôn khéo hơn con sáng láng (Lu 16:8). Chúng khôn khéo hơn ở chỗ chúng biết tận dụng sự xảo quyệt và cố gắng hết sức mình biến các cơ hội hiện tại trở thành có giá trị cho nhu cầu tương lai.

“Con sáng láng” thường không làm như thế. Thật vậy, hiện có bao nhiêu người tự xưng là con sáng láng, tin rằng cõi vĩnh hằng mới là tất cả còn thì giờ là quí báu không có gì sánh kịp, lại biết sử dụng tối đa sự khôn khéo của họ và đặt các nỗ lực tối đa của họ nhằm biến các cơ hội của đời sống hiện tại trở thành có giá trị nhiều nhất cho các nhu cầu của cái tương lai vĩ đại sau này? Người tự xưng là Cơ-đốc nhân trung bình hiện nay đang sử dụng tối đa sự khôn khéo và đầu tư tối đa các nỗ lực của họ để kinh doanh những điều rồi đây sẽ qua đi, những công việc làm ăn buôn bán của sai thế gian hiện hữu nhưng rất ngắn ngủi này; nhưng khi bàn đến những vấn đề liên quan đến cõi vĩnh hằng, thì người ấy chỉ hài lòng với việc lợi dụng tối thiểu số khôn khéo mà họ có cũng như chỉ đầu tư số nỗ lực tối thiểu vừa đủ khiến cho lương tâm họ thoả mãn mà thôi.

Chúa Jê-sus đã không chỉ vào thói bất lương của tên quản gia bất trung để thúc giục chúng ta phải bắt chước anh ta. Ngài đã quở trách thói bất lương đó thật rõ ràng. Nhưng Ngài chỉ vào cái lương tri lương thức biết lợi dụng cơ hội hiện tại để tích luỹ, dành cho những điều cần thiết trong tương lai. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải học tập để biết tận dụng các cơ hội hiện nay, để tích luỹ hầu cung ứng cho những gì là cần thiết cho tương lai – là tương lai đời đời. Cả khi chỉ vào phần lương tri lương thức của tên quả gia nọ, Chúa Jê-sus cũng cẩn thận bảo vệ cho lời phát biểu của Ngài bằng cách bảo rằng tên quản gia bất trung ấy “khôn khéo hơn người cùng thế hệ với mình” (LuLc 16:6). Anh ta chỉ biết có cuộc đời hiện tại mà thôi; và theo quan điểm hẹp hòi và bất toàn đó, anh ta “khôn khéo hơn con sáng láng”, vốn không đủ khôn ngoan khéo léo để sống trọn vẹn cho cõi vĩnh hằng.

Còn có nhiều câu nói khác nữa của Chúa và Cứu Chúa chúng ta, trong đó những kẻ gian ác, ích kỷ được đề cao nhằm tạo nét tương phản để chứng minh thế nào những người thánh thiện hoặc thậm chí là chính Ngài nữa, đều được trông mong phải làm theo như cách đã gợi ý càng nhiều hơn (xem Lu 11:5-8; 18:6-7; Mat 12:11-12). vậy, điểm đầu tiên trong khúc sách ấy sẽ tan biến sau khi xét kỹ xem đúng ra thì nó ngụ ý dạy gì. Xin chúng ta chuyển sang điểm khó khăn thứ hai.

Tại sao Chúa lại “khen người quản gia bất trung”? Câu trả lời cho thắc mắc này cũng rất đơn giản, nghĩa là Chúa Jê-sus đã chẳng có khen ngợi người quản gia bất trung. Chỉ cần nhìn qua câu thứ tám là đủ thấy ngay. “Chủ bèn khen quản gia bất nghĩa ấy”. Đây không phải là Chúa Jê-sus khen anh ta, nhưng là chính ông chủ của anh ta, và ông ta chỉ khen thói tinh ranh của anh ta mà thôi. Cách lý giải này là đúng, chẳng cãi vào đâu được, vì Chúa Jê-sus chính là người kể chuyện, và Ngài gọi người đã có lời khen là “ông chủ”. Rõ ràng là Ngài đã không tự nói về mình, mà nói về ông chủ của người quản gia bất trung. Chỉ vì quá bất cẩn, cho nên ai đó, khi đọc khúc sách này, mới hiểu chữ “chủ” trong khúc sách này là Chúa Jê-sus.

Chúa Jê-sus chẳng những không khen anh ta, mà còn thẳng thắn gọi anh ta là “người quản gia bất trung” và hơn nữa, còn cảnh cáo thói bất trung trong công tá quản lý ngay sau đó (Lu 16:10-11). vậy điểm khó hiểu thứ hai hoàn toàn tan biến khi chúng ta cẩn thận chú ý xem thật ra chỗ ấy nói gì. Trong trường hợp ở đây, chúng ta đã có thể chuyển sang điểm khó khăn thứ ba.

CÁCH SỬ DỤNG TIỀN BẠC THẬT KHÔN NGOAN

Thứ ba, tại sao Chúa Jê-sus lại dạy các môn đệ Ngài hãy dùng của bất nghĩa mà kết bạn? Chỗ khó khăn này tan biến ngay khi chúng ta đưa ra được câu định nghĩa đúng và chính xác của Thánh kinh về các từ ngữ đã được dùng. Trước hết “của bất nghĩa” là gì? Nó chẳng có ý nghĩa gì khác hơn là “tiền bạc”. Tiền bạc sở dĩ bị gọi là “của bất nghĩa” vì chính tiền bạc luôn luôn là một tác nhân đưa người ta đến chỗ phạm tội và ích kỷ (thí dụ như trong trường hợp kẻ vô lại vừa kể trên), và vì “sự tham tiền bạc là cội rể mọi điều ác” (ITi 6:10). Chúa Jê-sus đã nhân cơ hội ở đây để đưa ra một lời cảnh cáo chống lại các nguy cơ do tiền bạc gây ra bằng cách bảo rằng nó là “của bất nghĩa” (Lu 16:9). Ngài vẫn thường tóm gọn cả một bài giảng trong chỉ một câu duy nhất mà thôi.

Thứ hai “dùng của bất nghĩa” (c.9), có nghĩa gì? Chúa Jê-sus đã dạy các môn đệ Ngài (và cả chúng ta nữa) là hãy lợi dụng tiền bạc mà Đức Chúa Trời đã giao cho chúng ta trong đời này để kết bạn với những người thuộc về Ngài mà đang nghèo thiếu bằng cách sử dụng tiền bạc để giúp đỡ họ. Như văn cảnh cho thấy, chúng ta nên kết bạn với những người sẽ được” vào nhà đời đời” (c.9) là những người sẽ sặn sàng dành cho chúng ta là những người đã làm ơn cho họ, đã biết dùng tiền bạc của mình để đem phước hạnh đến cho họ – một sự tiếp rước dành cho bậc đế vương khi đời sống của chúng ta trên thế gian này kết thúc và tiền bạc của chúng ta cũng chẳng còn.

Nói khác đi, Chúa Jê-sus chỉ đặt lời truyền dạy mà Ngài vẫn thường hay nhắc đi nhắc lại luôn vào trong một phần hình thức mới mẻ, hấp dẫn hơn là đừng có bo bo giữ của (Mat  6:19-21) đừng tự mình phung phí nó, mà phải dùng nó để làm điều thiện (ITi 6:17-19), nhất là đối với những người thuộc về Đức Chúa Trời đang nghèo thiếu (Mat  25:40; Châm 19:17). Làm như thế, tức là chúng ta đầu tư nó trong thiên đàng và cất giữ nó vào nơi an toàn sẽ tồn tại mãi mãi (Mat 19:21,29). Lời truyền dạy này của Chúa Jê-sus đã được những người nghe Ngài hiểu rõ, và câu mười bốn sau đó đã chứng minh. trong câu này, chúng ta được bảo cho biết là người Pha-ri-si, vốn là những kẻ tham tiền, nghe mọi điều đó, bèn chê cười Ngài.

Thế là điểm khó khăn thứ ba và cuối cùng đã tan biến, và khúc sách này nổi bật hẳn lên dưới làn ánh sáng quang vinh, truyền dạy thật mạnh mẽ một bài học mà thời đại của chúng ta rất cần phải học hỏi, rằng sử dụng tiền bạc là một công tác quản lý, rằng kẻ nào dùng nó để hưởng thụ cho hiện tại ngắn ngủi này mà không sử dụng nó thế nào để nó có thể đem đến lợi ích cho mình suốt cõi vĩnh hằng, là một kẻ vô cùng dại dột; và ngay đến “con cái đời này” chỉ có một chút khôn khéo mà thôi, cũng quở trách kẻ ấy.