Chương 20-Những Điều Khó Hiểu Trong Kinh Thánh

CHƯƠNG 20: HAI BẢNG GIA PHẢ MÂU THUẪN NHAU CỦA CHÚA CỨU THẾ JÊ-SUS

images (5)

 

Một điểm trong Thánh Kinh mà những người phủ nhận nguồn gốc từ Đức Chúa Trời và tính vô ngộ của nó thích công kích là hai bảng gia phả khác nhau của Chúa Cứu Thế Jê-sus. Chẳng những đây là một điểm mà người không tin Chúa thích tấn công vào, mà còn là một điểm vẫn thường gây lúng túng cho những người nghiên cứu Thánh Kinh nhiệt thành nhất nữa. Đã rõ ràng là hai bảng gia phả ấy khác nhau rất nhiều, thế nhưng, mỗi bảng đều được đưa ra như là gia phả của Chúa Cứu Thế. Làm thế nào để cả hai đều có thể cùng đúng được?

Mới đây, có một người đã viết thư cho tôi về vấn đề đó với lời lẽ như sau đây: “Có hai bảng gia phả của Chúa Jê-sus đã được đưa ra, một trong sách Ma-thi-ơ và một trong sách Lu-ca, mà cái này lại khác hẳn cái kia. Làm thế nào để cho cả hai cùng đúng được?” Có một câu trả lời hết sức đơn giản cho vấn đề có vẻ như khó khăn này.

ĐƯỢC VIẾT CHO HAI ĐÁM CỬ TOẠ KHÁC NHAU

Bảng gia phả trong sách Ma-thi-ơ là bảng gia phả của ông Giô-sép, người cha lừng danh của Chúa Jê-sus, và là cha Ngài về mặt pháp lý. Bảng gia phả trong sách Lu-ca là bảng gia phả của bà Ma-ri, mẹ của Chúa Jê-sus, và là bảng gia phả của Chúa Jê-sus về phương diện của loài người, là một sự kiện có thật. Bảng gia phả trong sách Ma-thi-ơ được viết cho người Do-thái. Trong cả bảng gia phả đó, Giô-sép là nhân vật nổi bật, còn bà Ma-ri rất ít được đề cập. Mặt khác, trong sách Lu-ca, bà Ma-ri là nhân vật chính trong cả phần ký thuật về việc thụ thai và ra đời của Cứu Chúa. Ông Giô-sép chỉ được đưa vào một cách ngẫu nhiên và vì ông là chồng bà Ma-ri mà thôi. Lẽ dĩ nhiên, trong mọi việc đó, đã có một ý nghĩa sâu sắc.

ĐẤNG CỨU CHUỘC NGƯỜI ANH EM CỦA CHÚNG TA

Trong sách Ma-thi-ơ, Chúa Giê-xu xuất hiện với cương vị Đấng Mê-si-a. Trong sách Lu-ca, Ngài xuất hiện với tư cách “Con Người”, Người Anh Em và là Đấng Cứu Chuộc chúng ta, thuộc về cả nhân loại và tự xưng là có bà con với mọi chủng loại và mọi hoàn cảnh của con người. Cho nên bảng gia phả trong sách Ma-thi-ơ bắt đầu từ Áp-ra-ham kể xuống đến Giô-sép rồi Chúa Jê-sus, vì mọi lời hứa liên quan đến Đấng Mê-si đều ứng nghiệm vào Ngài. Tuy nhiên, trong sách Lu-ca bảng gia phả được tính ngược từ Chúa Giê-xu trở về đến A-đam, vì bảng gia phả ấy được phăng lui trở lại cho đến tận nhân vật đứng đầu của cả nhân loại, để chứng minh mối liên hệ từ A-đam thứ hai với A-đam thứ nhất.

MỘT VƯƠNG TRIỀU

Dòng sõi của Giô-sép đúng ra là một vương triều tính từ Đa-vít cho đến Giô-sép. Trong sách Lu-ca, tuy dòng dõi ấy cũng từ Đa-vít được tính trở xuống, nhưng lại không phải là một vương triều. Trong bảng gia phả này, Chúa Jê-sus là hậu duệ của Đa-vít thông qua Na-than, dĩ nhiên cũng là con trai Đa-vít nhưng không nềm trong vương triều, và bảng liệt kê noi theo một dòng họ khác với vương triều.

HẬU DUỆ THEO DÒNG DÕI

Theo lời tiên tri, thì Đấng Mê-si-a phải thật sự là con cháu Đa-vít theo xác thịt (IISa 2Sm 7:12-19; Thi Tv 89:3-4, 34-37; 132:11; Cong Cv 2:30; 13:22-23; RoRm 1:3; IITi 2Tm 2:8). Những lời tiên tri ấy đã được Chúa Giê-xu Con Trai bà Ma-ri làm ứng nghiệm; Ngài vốn là một hậu duệ của Đa-vít tuy không phải là thuộc về vương triều của Giô-sép, vốn thuộc về vương triều, nhưng lại không phải là cha Ngài về phần xác, mà chỉ là cha Ngài theo phương diện pháp lý mà thôi.

GIÔ-SÉP, CON (TRAI) HÊ-LI

Bà Ma-ri là một hậu duệ của Đa-vít qua cha bà là Hê-li. Quả thật là LuLc 3:23 chép rằng Giô-sép là con Hê-li. Cách giải thích đơn giản cho việc này, là vì bà Ma-ri là một phụ nữ, mà theo tập tục Do-thái thì tên phụ nữ không được ghi vào gia phả. Chỉ có giới nam mới được dự phần nối dõi, cho nên tên của Giô-sép đã được đưa vào thay cho tên của Ma-ri. Ông là chồng của bà Ma-ri, mà Hê-li là cha vợ ông; cho nên Giô-sép mới được gọi là con (rể) Hê-li, do đó bảng gia phả được hoàn tất. Trong khi Giô-sép là con rể của Hê-li, thì thật ra theo phần xác, ông là con trai Gia-cốp (Mat Mt 1:16)

MẶT PHÁP LÝ VÀ MẶT TỰ NHIÊN

Hai bảng gia phả là cần thiết tuyệt đối để vạch rõ dòng dõi của Chúa và Cứu Chúa chúng ta, Đấng vừa là nhà vua hợp pháp, đồng thời cũng là một con người theo lẽ tự nhiên và nghĩa đen. Trong các sách Phúc âm, chúng ta thấy cả hai bảng gia phả ấy: mộ là vê mặt pháp lý và hoàng gia trong sách Ma-thi-ơ, là sách Phúc âm về luật pháp và vương quyền, và một là về mặt tự nhiên và theo nghĩa đen trong sách Lu-ca, là sách Phúc âm về nhơn tánh của Chúa.

HẬU DUỆ CỦA GIÊ-CÔ-NIA

Trong Gie Gr 22:30 chúng ta được cho biết là hậu duệ của Giê-cô-nia không được nối ngôi Đa-vít, mà Giô-sép lại thuộc vê dòng dõi này. Thế nhưng, nếu phổ hệ của Giô-sép khiến Chúa Jê-sus được kể là dòng dõi hoàng gia vì là con cháu hợp pháp của ông, thì lời tiên của Giê-rê-mi đã ứng nghiệm đến từng chữ từng tiếng vì nói theo nghĩa hẹp thì Chúa Jê-sus vốn không phải là hậu duệ của Giô-sép, do đó, cũng không phải là hậu duệ của Giê-cô-nia. Nếu Chúa Giê-xu là con trai thật của Giô-sép, Ngài đã không thể được nối ngôi. Nhưng vì Ngài là con trai của bà Ma-ri, nên có thể nối ngôi về mặt pháp lý, thông qua Na-than bằng việc lấy chồng là Giô-sép, nên do đó đã mở đường cho mặt pháp lý để Ngài có thể nối ngôi.

Khi chúng ta nghiên cứu thật cẩn thận hai bảng gia phả này của Chúa Jê-sus và đọc chúng dưới làn ánh sáng của lời tiên tri trong Cựu ước kinh, chúng ta nhận thấy, thay vì cung cấp một lý do để nghi ngờ tính chính xác của Thánh Kinh, chúng lại là một xác nhận cho tính chính xác từng ly từng tí cho bộ sách ấy. Thật là tuyệt vời khi một phần này của Thánh Kinh lại khớp đúng với một phần khác nếu chúng ta chịu khó nghiên cứu kỹ. Chúng ta không còn bị va vấp vì sự kiện có đến hai bảng gia phả nữa, nhưng lại phát giác được để mà vui mừng về ý nghĩa sâu nhiệm của sự kiện đã có đến hai bảng gia phả.