Chương 1-Lịch Sử Truyền Giáo (P2)
II. LÝ DO TẠI SAO CƠ-ĐỐC GIÁO PHÁT TRỂN NHANH CHÓNG
Chúng ta thường tự hỏi: Tại sao Đạo Chúa có thể phát triển cách nhanh chóng phi thường trong mấy thế kỳ đầu tiên, mặc dù giao thông cách trở, đi lại khó khăn chậm chạp và không có những phương tiện truyền thông hiện đại? Nhờ ai mà một nhóm nhỏ gồm những người có vẻ “ít học” (Công vụ 4:13) lại có thế vượt bao nhiêu trở lực để sinh sôi nẩy nở nhanh chóng để chỉ trong vòng 500 năm, đã nắm trọn cả đế quốc La-mã to lớn. Biến động này không do một vị lãnh tụ tài ba lỗi lạc thiết kế, tổ chức và thực hiện. Lãnh tụ của họ đã bị xử tử bằng cách đóng đinh vào cây thập tự như một tên nô lệ và việc xử tử đó chẳng những đã không khích động cho quần chúng nổi dậy phản đối, mà còn làm cho các môn đệ kinh khiếp sợ hãi.
Ba nền văn minh Hy-lạp, La-mã và Do-thái tuy có tạo ra một số điều kiện khách quan thuận lợi, nhưng không phải là nguyên nhân của công cuộc truyền bá Phúc Âm. Các điều kiện đã được Thượng Đế an bài “khi đúng kỳ hạn, Thượng Đế sai Con Ngài xuống trần gian” (Ga-Ia-ti 4:4), nhưng đặc tính của Phúc Âm cho chúng ta biết các lý do đã và đang làm cho Cơ-đốc giáo phát triển từ thế kỷ thứ nhất đến nay:
A. Thánh Linh của Thượng Đế Tác Động
Nếu Đức Thánh Linh không giáng lâm vào ngày lễ Ngũ Tuần thì dù các sứ đồ và môn đồ có cố gắng đến đầu đi nữa, công việc của họ cũng đi đến chỗ thất bại. Thánh linh đã đến, điều khiển mỗi hoạt động, thuyết phục thế gian về tội lỗi, về sự công chính và sự phán xét (Giăng 16:8-11). Người vô tín không thể nào hiểu được điều này, nhưng đối với người đã có kinh nghiệm sống với Thánh Linh, thì chính Thánh Linh là động lực là nguyên nhân của tất cả các phong trào truyền bá Phúc Âm.
B. Phước Hạnh Của Phúc Âm
Phúc Âm đem lại sự cứu rỗi phóng thích cho mỗi cá nhân, mỗi chủng tộc, mỗi hạng người và làm thỏa mãn nhu cầu tối thiết của cả nhân loại.
C. Chân Thần Duy Nhất Cho Nhân Loại
Trong khi nhân loại đang hoang mang với thuyết đa thần thì Phúc Âm mang lại cho họ một Chân Thần duy nhất. Không giống các thần của dân Hy-lạp, La-mã hay các dân tộc khác chỉ do óc tưởng tượng của con người tạo ra và gán cho một số uy quyền hữu hạn, Chân Thần của Phúc Âm là Thượng Đế Toàn Năng, Toàn Tri, ở khắp mọi nơi trong không gian và thời gian, là Thượng Đế đời đời bất biến.
D. Phúc Ầm Mang Lại Tình Thương và Hy Vọng
Tình thương của Phúc Âm là tình thương bất diệt, vì là bản tính của Thượng Đế vĩnh cửu, “Thượng Đế là tình thương.” Hy vọng của Phúc Âm không phải là thứ hy vọng vu vơ mù quáng, nhưng hy vọng đặt trên những sự kiện vững chắc: Chúa Cứu Thế là Con Thượng Đế đã nhập thể, đã chịu chết, đã sống lại và sẽ tái lâm trong vinh quang tuyệt đỉnh.
E. Nhiều Đời Sống Được Hoàn Toàn Đổi Mới
Nhiều người có nếp sống bê tha trụy lạc đã trở thành người đạo đức gương mẫu. Nhiều nhà chức trách thối tha mục nát trong chính quyền La-mã đã trở thành công minh liêm chính. Tất cả những người này là bằng chứng sống, chứng minh quyền năng tái tạo của Phúc Âm (II Cổ 5:17).
Một điểm đáng lưu ý là trong mấy thế kỷ đầu tiên, Phúc Âm đã phát triển không do việc thiết kế trù liệu của Giáo hội hay của các hàng giáo phẩm. Một số môn dồ vô danh đã đem Phúc Âm đến An-ti-ốt và nhiều người tại đó đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế trước khi Giáo hội Giê-ru-sa-lem phái Ba-na-ba đến để gây dựng (Công vụ 11:19-24). Công cuộc truyền bá Phúc Âm cho các dân tộc ngoại bang (ngoài Do- thái) của Phao-lô và Ba-na-ba, dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh linh, đã tiến hành rất rộng lớn rồi mới được Giáo hội chấp nhận (Công vụ 15:1-34). Ta có thể gọi phong trào truyền giáo lúc ấy là “cao trào tự động bộc phát”, như một trận cháy rừng.
Thật ra, lúc ấy Phúc Âm được nhiều nhà truyền giáo bán chính thức hoặc không chính thức đem truyền bá khắp nơi, nhưng chưa có một Hội Truyền giáo nào cả. Nói cách khác, lúc đó có một số người dành trọn thời gian để truyền bá Phúc Âm và một số khác vừa làm ăn sinh sống vừa làm chứng về Chúa Cứu Thế, trong khi Giáo hội không hề thiết lập kế hoạch hay cung cấp tài chính hoặc phương tiện, mà chỉ tham dự bằng cầu nguyện, khuyến khích, nhận khai trình báo cáo, như trường hợp của Phao-lô và Ba-na-ba (Công vụ 13:2-3; 14:26-27).
Ngay trong thời kỳ ấy, phương pháp cá nhân truyền đạo, tức là phương pháp làm chúng, trò chuyện, thảo luận với từng cá nhân đã chứng tỏ là phương pháp hữu hiệu nhất của công cuộc truyền bá Phúc Âm, nhất là lời làm chứng đó lại được đời sống đạo đức thánh thiện, chứng minh quyền năng đổi mới của Phúc Âm.
Vào thời đó, người muốn sống một đời sống Cơ-đốc không phải là chuyện dễ, vì các tôn giáo của dân ngoái đã thấm nhập vào mọi nếp sống chính trị, kinh tế, thương mại và gia đình. Lúc đó việc từ bỏ tôn giáo cũ có nghĩa là phải từ bỏ hết mọi hoạt động này và có khi còn bị cô lập khỏi mọi liên hệ gia đình nữa. Vì thế, người Cơ-đốc bị người đương thời gán cho cái tên “những kẻ thù ghét nhân loại”, nhưng kỳ thực họ chỉ không chịu đồng hóa với nếp sống sa đọa hư hoại của người vô tín để có thể sống một đời sống đạo đức “khác đời.”
Ngoài việc áp dụng phương pháp cá nhân truyền đạo, các Sứ đồ và mồn đồ còn có những cuộc hội họp dân chúng để rao truyền Phúc Âm cách tập thể, hay để thảo luận như các buổi hội thảo mà các triết gia Hy-lạp thường tổ chức. Ta thấy trong sách Công vụ chương 17, Phao-lô đã tham dự một buổi hội thảo như vậy tại A-thên (Nhã-điển). Các nhà truyền giáo khác cũng đã tổ chức những cuộc hội thảo công khai như vậy cho đến khi cơn bắt bớ buộc họ phải hoạt động chìm.
Trong khi trình bày Phúc Âm cứu rỗi, các nhà truyền giáo hay các chúng nhân của Chúa Cứu Thế còn có một lợi khí siêu nhiên khiến người chua tin phải chú ý đến Phúc Âm, đó là các phép lạ Chúa làm như lòi Chúa hứa trong Mác 16:20 “Chúa cùng làm việc với các môn đệ, xác nhận lời họ truyền giảng bằng nhiều phép lạ.” Các phép lạ này chính là những dấu hiệu, những “bảng chỉ đường” mà Chúa Thánh Linh dùng để hướng dẫn người chưa tin đến với Chúa Cứu Thế Jê-sus.
Hiện nay có một số người trong Hội Thánh không chú trọng đến các phép lạ này, còn người vô tín lại cho các phép lạ chép trong Kinh Thánh là chuyện hoang đường. Nhưng Hội Thánh đầu tiên không có tinh thần vô tín đó, vì sau khi dùng các giác quan như mắt thấy, tai nghe, tay sờ để kiểm chứng, người thời đó đều tin quyết vào quyền năng siêu nhiên của Thượng Đế. Theo sách Công vụ các Sứ đồ và sử liệu các thế kỷ đầu tiên, các phép lạ siêu nhiên thường được Chúa Thánh Linh làm, như được chép trong thư Hy-bá 2:4 “Thượng Đế cũng đã xác nhận Phúc Âm bằng những dấu lạ, phép lạ và việc quyền năng, cùng ban các ân tứ Thánh Linh cho mỗi người tùy theo ý muốn Ngài.” Mấy câu Kinh Thánh Mác 16:20 và Hy-bá 2:4 không những chỉ áp dụng cho những thế kỷ đầu tiên, mà cũng áp dụng cho Hội Thánh trong thời đại chúng ta đang sống nữa, vì “hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời, Chúa Cứu Thế Jê-sus không bao giờ thay đổi” (Hy-bá 13:8).
Tài liệu sách vở cũng đã được sử dụng dưới hình thức những bức thư, như thư tín của Phao-lô, Phê-rơ, Giăng V.V.. gửi cho các Hội Thánh, các nhóm tín hữu cần được nuôi dưỡng gây dựng, cho các nhà truyền giáo trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm cần được chỉ giáo, như Ti-mộ-thư, Tích. Một khi Phúc Âm đã lan tràn đến những xứ không dùng tiếng Hy- lạp thì các Thư tín và các phần Kinh Thánh khác được dịch ra tiếng Syriac (cho các chi hội phương Đông), tiếng Coptic (cho người sống ở Ai-cập), ra tiếng La-tinh (cho các quốc gia thuộc miền Tây của đế quốc La-mã và Bắc Phi), ra tiếng Gothic (cho các dân tộc bị người La-mã gọi là “các bộ lạc man rợ,” vào thời đó các bộ lạc này đã vượt sông Danube và xâm lăng lãnh thổ đế quốc La-mã).
Người Cơ-đốc cũng viết sách vở nhắm vào mục đích truyền bá Phúc Âm và viết ra hàng loạt luận thuyết để bênh vực chân lý họ rao giảng. Trong nhiều trường hợp các bản luận thuyết này chẳng những giữ thế thủ mà có khi còn khởi thế công, vạch ra các sai lầm tệ hại của bái vật giáo.