Khảo Học Thư Phi-líp – Chương 4.1

Chương 4.1 Nội Dung Thư Phi-líp

400_Bunch-of-50-Yellow-Roses-MRP-950_products_large

Trước khi phân tích thư Phi-líp, chung ta tìm hiểu nội dung bức thư qua một cái nhìn tổng quát. Chúng ta cần đọc nhanh, và đặc biệt lưu ý đến các nét chính chứ không vội đi sâu vào chi tiết.

Đây là một bức thư tâm tình, không phải là bức thư trình bày hệ thống thần học như thư La-mã, Hê-bơ-rơ, không phải bứt thư bứt chiến với các phe tà giáo như thư Ga-la-ti, cũng không phải loại thư giáo huấn như thư Tít hay Ty-mộ-thư, hoặc thư chuyên giải quyết từng nan để trong tổ chức Hội thánh như thư Cổ-linh.

Người viết thư giải bày tâm sự với người đọc qua một giọng văn thân mật, từ tốn, như cha chuyện trò với đàn con thần yêu. Đọc qua lần thứ nhì, ta có thể dừng giấy bút ghi lại những đại ý của bức thư tâm tình đó, theo các tiết mục sẵn có. Cũng như hầu hết các bức thư của Phao-lô, thư Phi-líp mở đầu với lời chào thăm, cảm tạ và cầu nguyện.

Người viết thư là Phao-lô và Ty-mộ-thư, người đồng tâm đồng chí với ông trong công vụ truyền bá Phúc Âm. Hai ông gởi lời thăm hỏi anh em tín hữu ở thành phố Phi-líp, đặc biệt là các giám mục và chấp sự, tức là các cấp lãnh đạo tinh thần của Hội thánh địa phương (ch. 1:1-2).

Phao-lô dành năm câu, tức là từ câu 3 đến câu 8 để cảm tạ Chúa mà ông gọi cách thân mật là “Đức Chúa Trời tôi.” Ông

dâng lời cảm tạ mỗi khi nhớ đến anh em tín hữu, vì họ đem lại cho ông niềm vui mừng, và vì họ tích cực dự phần trong công cuộc phát triển nhanh chóng mạnh mẽ của Phúc Âm. Sứ đồ Phao-lô chắc chắn rằng, Thượng Đế Toàn Năng đã bắt đầu một chương trình tốt đẹp trong Hội thánh Phi-líp, tất nhiên cũng sẽ hoàn thành chương trình ấy cách toàn hảo.

Tuy Phao-lô luôn luôn cầu nguyện cho anh em tín hữu Phi-líp, nhưng trong thư này Phao-lô nhấn mạnh rằng, điều quan trọng nhất mà ông cầu nguyện cho họ là, xin tình yêu thương của họ ngày càng dư dật hơn, để mở rộng tầm tri thức tâm linh, để họ khôn ngoan chọn lựa điều tuyệt hảo, và để họ sinh hoa kết quả trong nếp sông công chính, khiến cho mọi người quen biết họ đều phải tôn thờ, ca ngợi Thượng Đế (câu 9-11).

650715-rose-flowers-in-the-garden

Phao-lô bắt đầu chuyển sang một phần quan trọng. Ông nói đến hoàn cảnh hiện tại của mình. Ông đang bị tù đày khổ nhọc, nhưng ông vui mừng chì chính cuộc tù đày ấy đã làm cho Phúc Âm phát triển. Ông bị giam trong ngự dinh hoặc ông bị một toán lính ngự dinh canh giữ, và thường bị xích chung với một người lính gác. Ông luôn luôn nắm cơ hội ấy để chia xẻ Phúc Âm của Chúa Cứu Thế. Mỗi khi đổi phiên canh, ông lại nói về Chúa yêu thương cho một toán lính mới, vì thế chỉ một thời gian ngắn, cả sư đoàn Ngự lâm quân đều được nghe Phúc Âm, và kết quả tất nhiên là có một số người tin Chúa (c. 12-13).

Sư hiện diện của Phao-lô trong thành phố La-mã và cuộc tù đày của ông đã khích lệ các tín hữu ở thủ đô rât nhiều. Vì thấy ông can đảm công bố Phúc Âm trong vòng lao lý, nên các tín hữu còn được tự do hết lòng làm chứng về Chúa cách bạo dạn, nắm ngay các cơ hội còn có để chia xẻ tin mừng. Tuy có đôi người nói về Chúa với tinh thần ganh tỵ, cãi lẫy, hoặc có hậu ý, nhưng phần đông đã làm chứng do lòng yêu thương thức đẩy. Đối vói Phao-lô tình trạng ấy không đáng buồn nhưng vui, vì dù họ thành thực hay đóng kịch, Chúa Cứu Thế vẫn được nhắc nhở, giới thiệu, và truyền giảng cho dân chúng (câu 15-18).