Chương 3-Lịch Sử Truyền Giáo (P2)
II. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC GIÁO-HỘI CẢI CHÁNH TỪ NĂM 1500 ĐẾN 1792
Cuộc cải chánh Tin Lành bùng nổ vào năm 1517 đồng thời với nỗ lực phát triển đế quốc của Âu Châu. Các nước Bắc Âu tách rời khỏi vùng ảnh hưởng của La-mã, trong khi miền nam Âu vẫn trung thành với giáo hoàng. Tuy bị suy giảm thế lực ở Âu-châu Giáo hội La-mã đã phát triển qua Á Châu, Phi Châu và nhất là châu Mỹ La-tinh, như ta đã thấy ở chương trước.
Trong khi Giáo hội La-mã bành trướng ra ngoài lãnh thổ Âu Châu thì Giáo hội Cải Chánh phải lo tranh đấu để sinh tồn và tập trung vào việc củng cố nội bộ cho đến giữa thế kỷ thứ 17. Sau đấy, người Hòa-lan mới tiến vào In-đô-nê-xi-a, đuổi người Bồ-đào-nha đi, chiếm xứ đó làm thuộc địa. Người Anh cùng phát triển thế lực và đất đai ở Bắc Mỹ, vào đầu thế kỷ thứ 17.
Vào thời kỳ này Giáo hội Cải Chánh hoạt động rất yếu ớt. Lý do chính là vào lúc đó các quốc gia theo Cải Chánh chưa có bao nhiêu thuộc địa và các nhà Cải Chánh quan tâm đến việc xây dựng một Giáo hội với giáo lý thuần túy ở Âu Châu hơn là việc truyền giáo cho người ngoại quốc. Ngoài ra Giáo hội Cải Chánh chưa có những tổ chức truyền giáo như các Dòng Tu là nguồn nhân lực rất dồi dào của Giáo hội La-mã.
Trong Giáo hội Cải Chánh có một người chủ trương rằng quốc gia cũng có trách nhiệm truyền giáo và phải tham dự truyền giáo. Đó là Nam tước Justinian von Velz một nhà quí tộc người Áo. Ông ta đệ trình kế hoạch thiết lập một Hội Truyền giáo cho hội đồng hoàng gia. Theo kế hoạch này thì hoàng gia phải đứng đở đầu cho công cuộc truyền giáo các nhà thần học phải trợ lực, và một số hàng giáo phẩm (Mục sư) phải được phái đi làm giáo sĩ. Thấy kế hoạch này không được ai để ý, ông ta tình nguyện đến xứ Guiana thuộc Hòa-lan để truyền giáo, và đã chết tại đó.
A. Hoạt Động Truyền Giáo Hòa-lan
Thực ra trong giai đoạn này chưa có một Hội Truyền giáo hay các nhà truyền giáo Hòa-lan, nhưng khi Hòa-lan phát triển thế lực ở các đảo phía nam Á Châu, như Tích-lan, In-đô-nê-xi-a, thì có một số Mục sư Hòa-lan đến các nơi ấy để làm Mục sư cho người Hòa-lan. Một đôi khi các vị Mục sư này đã đem Tin Lành rao giảng cho dân địa phương, và như vậy họ kiêm nhiệm vai trò giáo sĩ.
B. Hội Truyền Giáo Đan-mạch/Halle
Có lẽ hoạt động truyền giáo quan trọng nhất vào những năm đầu tiên của Giáo hội Cải Chánh là hoạt động truyền giáo của Đan-mạch một vương quốc nhỏ ở bắc Âu Châu, có một vài thuộc địa ở ngoại quổc. Một trong những lãnh thổ thuôc địa của Đan-mạch là Tranquebar một trạm giao thương trên bờ biển đồng nam Ấn-độ. Một vị tuyên úy Đan- mạch đệ trình nhà vua, xin vua sai giáo sĩ đến truyền giáo cho dân chúng địa phương. Nhà vua cũng muốn phái giáo sĩ đến Tranquebar, nhưng chẳng có một vị Mục sư Đan-mạch nào tình nguyện đi cả, nên vua phải kêu gọi vứi Đại học đường Pietist (Kiều Thành ở Halle) Đức quốc giúp đỡ. Có hai người đáp lời kêu gọi của vua Đan-mạch, tình nguyện đi truyền giáo ở Ấn-độ, đó là Bartholomen Ziegenbalg và Henry Plutschau, là hai người rất nhiệt thành và cương quyết. Họ đặt chân đến Ấn-độ vào năm 1706 và bị các người Đan-mạch thực dân tìm cách ngăn trở, vì sợ rằng các giáo sĩ có thể làm trở ngại công cuộc làm ăn thương mại có tính cách bóc lột của họ. Nhưng hai vị giáo sĩ người Đức này cứ kiên nhẫn hoạt động, và đặt nền móng cho Hội Truyền giáo Tin Lành đầu tiên ở Ấn-độ, tên là Hội Truyền giáo Đan-mạch/Halle. Thành tích xuất sắc nhứt của giáo sĩ Ziegenbalg là việc dịch Kinh Thánh ra tiếng Tamil.
Trường đại học Halle cứ tiếp tục cung cấp giáo sĩ cho Hội Truyền giáo này, và vị giáo sĩ nổi bật nhất là Christian Frederick Schwartz. Ông này đã hoạt động gần nửa thế kỷ, từ năm 1750, và đã thực hiện những cuộc du hành truyền giáo ở nhiều nơi trên lãnh thổ Ấn-độ. Schwartz có đức độ hiện ra ở nét mặt nên chiếm được thiện cảm và lòng tín nhiệm của nhiều người, kể cả tiểu vương Tanjore. Vị tiểu vương này rất kinh trọng Schwartz, coi giáo sư này như cha mình, và đã làm thơ bằng tiếng Anh, khắc trên bia của giáo sĩ sau khi giáo sĩ qua đời.
C. Giáo Hội Anh Quốc
Cho đến cuối thế kỷ thứ 17, các Hội Truyền giáo của Giáo-hội Cải Chánh nước Bắc Âu tách rời khỏi vùng ảnh hưởng của La-mã, trong khi miền nam Âu vẫn trung thành với giáo hoàng. Tuy bị suy giảm thế lực ở Âu châu Giáo hội La-mã đã phát triển qua Á Châu, Phi Châu và nhất là Châu Mỹ La-tinh, như ta đã thấy ở chương trước.
Cho đến cuối thế kỷ thứ 17, các Hội Truyền giáo của Giáo hội Cải Chánh, cũng như của Giáo hội Công giáo La- mã đều được chính quyền đỡ đầu không nhiều thì ít, nhưng qua đầu thế kỷ thứ 18 đã có những biến chuyển mới trong các Hội Truyền giáo Cải Chánh. Trên thực tế, với chủ trương cá nhân có quyền giải thích Kinh Thánh theo sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, các Giáo hội Cải Chánh tự nhiên cũng dễ phát triển những nỗ lực của cá nhân hay của những giáo phái mà không nhờ đến sự đỡ đầu của chính quyền và cũng không bị chính quyền chi phối.
Trước tiên ta thấy có hai tổ chức được sáng lập trong Giáo hội Anh-quốc. Đó là Hội truyền bá Tin Lành ở Hải ngoại (SPGH) được sáng lập vào năm 1701, và Hội Phát Triển Trí Thức Cơ-Đốc (SPCK) được sáng lập vào năm 1699. Mục đích của hai Hội này là tìm cách giải quyết vấn đề thiếu hụt hàng giáo phẩm ở các thuộc địa, và vấn đề thiếu thốn tài liệu ấn phẩm cho các hàng giáo phẩm hoạt động ở hải ngoại. Cả hai hội này đến nay vẫn còn hoạt động, và trọng tâm của Hội SPCK hiện nay là phổ biến các ấn phẩm Cơ-đốc.
D. Các Phong Trào Truyền Giáo Cho Người Da Đỏ Ở Bắc Mỹ
Sau khi người da trắng thiết lập các thực dân địa phương ở Bắc Mỹ có một số người để ý đến việc truyền giáo cho người Da Đỏ, như John Eliot hoạt động ở vùng Massachusetts, gia đình Mayhew, David Brainerd v.v… Bắt đầu với Thomas Mayhew, có năm thế hệ Mayhew này đã tích cực công cuộc truyền giáo cho người Da Đỏ từ năm 1642 đến năm 1806. Tuy nhiên giáo sĩ đáng được lưu ý nhứt là David Brainerd, mặc dầu ông ta chỉ hoạt động có 4 năm, từ 1743 đến 1747. Ảnh hường của Brainerd chỉ bắt đầu sau khi ông qua đồi, hay đúng hơn là sau khi quyển Nhật ký của ông được xuất bản. Đọc nhật ký này, ta thấy rằng Brainerd chẳng những tự kiểm thảo một cách nghiêm khắc, mà còn bày tỏ ước vọng tha thiết nhất của ông là: Tất cả các ý tưởng, các động lực thúc đẩy, và các hành động của mình đều phải nhắm vào việc làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Rất nhiều giáo sĩ cận kim, kể cả William Carey và Henry Martyn, đã công nhận ràng đời sống thuộc linh và tinh thần truyền giáo của họ chịu ảnh hưởng của David Brainerd rất nhiều, nhờ xem tập Nhật ký này.
Công cuộc truyền giáo cho người Da Đỏ bị chậm tiến và không thu lượm được két quả sâu rộng, một phần lớn là vì thái độ nghi kỵ và kỳ thị của người da trắng. Phần lớn dân da trắng ở Bắc Mỹ không tin rằng người Da Đỏ thực tâm tin Chúa, trong khi một số người khác cho rằng: Dầu cố trở lại đạo, người Da Đỏ vẫn là người Da Đỏ, và như thế họ vẫn “thấp kém” hơn người da trắng.
E. Các Phong Trào Truyền Giáo Phát Xuất Từ Moravia (Áo Tiệp)
Giáo phái Moravia (xứ Moravia trước kia nằm trong đế quốc Áo, và hiện nay thuộc nước Tiệp (Cộng Hòa Czech) ở Trung Âu là dòng dõi thuộc linh của nhà đại cải chánh John Huss. Trải qua mấy thế kỷ, giáo phái này bị bắt bớ, ngược đãi cho đến khi một nhà quí tộc Đức là công tước Ludwig von Zinzendorf mời họ đến cư trú trên lãnh thổ của ông ta. Chịu ảnh hưởng sâu xa do đức tin của tín đồ Moravia, Zinzendorf gia nhập giáo phái này và trở thành lãnh tụ của họ. Là một người có đời sống thuộc linh sâu nhiệm, Zinzendorf rất cảm động khi tiếp xúc với hai người ông gặp nhân dịp dự lễ đăng quang của vua Christian thứ 6 ở Đan- mạch vào năm 1730. Một là người nô lệ da đen từ quần đảo Antilles đến, còn người kia là ngưồi Eskimo gốc ở đảo Greenland. Khi nói chuyện với hai người này, Zinzendorf nhận thấy rằng mặc dầu Moravia chỉ là một giáo phái nhỏ yếu, tín đồ của họ đã bắt đầu truyền bá Phúc Âm.
Giáo phái Moravia đồng ý với Zinzendorf là phải đẩy mạnh công cuộc truyền bá Phúc Âm và phải làm bất cứ việc gì họ có thể làm được. Trước hết họ cử giáo sĩ đến quần đảo Antilles (West Indies) và đảo Greenland. Các giáo sĩ đầu tiên này vốn là người lao động bình dân, không phải là những nhà thần đạo, nhưng với tinh thần sốt sắng nống cháy họ đẵ hoạt động rất hữu hiệu. Có người cho biết rằng: Các giáo sĩ Moravia ở quần đảo Antilles đã tình nguyện làm nổ ỉệ để được gần gũi và làm chúng cho người nô lệ. Rất có thể chánh quyền Đan-mạch ở quần đảo Antilles không để cho các giáo sĩ Moravia làm nô lệ, nhưng ta có thể tin rằng: nếu được phép, các vị giáo sĩ khả kính này đã chẳng từ nan bất cứ điều kiện khố khăn nào, kể cả việc tình nguyện làm nô lệ để truyền giảng Tin Lành. Vào mấy năm đầu truyền giáo ở Antilles, người ta nhận thấy số mộ phần của các giáo sĩ đã hoạt động và bỏ mình ở đấy nhiều hơn số mộ của người bản xứ đã trở lại đạo.
Quần đảo Antilles và đảo Greenland chỉ là bước đầu của công cuộc truyền giáo phát xuất từ Moravia. Giáo phái tương đối nhỏ bé này lần lần phát triển công cuộc truyền giáo đến nhiều nơi khác, hầu hết là những nơi “khỉ ho cò gáy”, những khu truyền giáo khó khăn, nguy hiểm như vùng Labrador, Alaska, vùng biên giới Tây Tạng, vùng Guyane ở Nam Mỹ, ở biển Miskito ở Trung Phi. Nếu tính theo tỷ số địa điểm thì giáo phái Moravia có nhiều giáo sĩ hơn bất cứ giáo phái nào khác trên thế giới (theo tỷ lệ: 92 tín đồ thì có 1 giáo sĩ).
Như đã thấy trên đây, các công cuộc truyền giáo của Giáo hội Cải Chánh bắt đầu có vẻ rời rạc và yếu ớt, nhưng ảnh hường của phái Khiền Thánh (Pietism), gương sáng về đức tính khiêm tốn và tinh thần sốt sáng của giáo sĩ Moravia, của Hội truyền giáo Đan-mạch/ Halle v.v.. đã đặt nền móng cho nỗ lực truyền giáo vĩ đại vào những thế kỷ thứ 19 và 20.