Tình Yêu Thương – Bài 2: Bạn đang tìm gì?
Bạn là một người nghiên cứu, tìm tòi.
Bạn có thể đang tìm tình yêu, tìm tri thức, chân lý, hay lẽ sống.
1. Tìm kiếm tình yêu
Thật khó định nghĩa tình yêu là gì.
Theo triết học Tây phương,
EROS là tình yêu vật chất, không sử dụng lý trí, nên mới có (câu: Love at first sight) “tiếng sét ái tình,” “vừa thấy là yêu.”
Plato định nghĩa lại Eros: là một tình yêu đẹp đẽ, không bị ảnh hưởng bởi xác thịt.
Do đó có từ ngữ Platonic love: Tình yêu thuần khiết, lý tưởng.
PHILIA là tình bạn bè, có tính cách tinh thần, tính cách giúp đỡ nhau. Aristotle khai triển loại tình yêu này.
TORGE: tình yêu thiên nhiên, như tình cha mẹ yêu con cái.
AGAPE là tình yêu hi sinh cao cả, chân thật, không điều kiện.
Tuy nhiên, cũng có người như Sigmund Freud phân tích tâm lý (Psychoanalysis), nhấn mạnh khía cạnh nhục dục trong tình yêu, chia cuộc đời con người ra làm 5 giai đoạn để giải thích. (Nhà văn Vũ trọng Phụng có bày tỏ khuynh hướng tình yêu này trong các văn phẩm của ông như Số đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây, Giông tố… )
Triết học Đông phương,
Lấy lý thuyết âm dương và ngũ hành để giải thích mọi hiện tượng trong đời sống tình yêu.
Âm dương, Yin và Yang, là hai hình thức cấu trúc của hai cực vũ trụ.
Ngũ hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Nam là dương, nữ là âm, nếu âm dương không cân bằng hòa hợp, sẽ sinh ra bệnh tật, tổn thọ.
Theo Kinh Dịch, âm dương có giao cảm với nhau thì sự sống mới tồn tại, phát triển tốt đẹp. Âm dương phải tương ứng, tương sinh, đó là nguyên lý của đời sống tình cảm.
Chuyện Kiều của Nguyễn Du nói về Kim Vân Kiều, một nữ nhân tài sắc, yêu Kim Trọng, nhưng hoàn cảnh đã khiến hai người xa nhau, dù Thúy Kiều vẫn một lòng yêu Kim Trọng.
Bạn chưa có người yêu? Nhưng bạn có xây dựng một mẫu người lý tưởng để dựa vào đó mà đi tìm? Và cho đến nay bạn vẫn chưa tìm được con người lý tưởng đó? Hay bạn đã có người yêu, có gia đình, và giữa đôi bên có quá nhiều vấn đề khó lòng giải quyết?
Bạn có thể tự hỏi: Người yêu và bạn không tương ứng tương sinh, âm dương không phù hợp? Hay vì tình yêu bạn chưa mạnh đủ để chiến thắng những vấn đề đang xảy ra?
Tôi xin giới thiệu với bạn Chủ tể của Tình yêu, đó là Đức Chúa Trời, Ngài là tác giả của Tình yêu, Ngài chính là Tình yêu.
Kinh Thánh chép trong 1Gi 4:8: “Đức Chúa Trời là Tình Yêu thương.”
Chúa là Nguồn Yêu thương, cũng như Ngài là Nguồn sống, Nguồn ánh sáng vậy.
Bạn hãy đến với Chúa, những vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
2. Tìm tri thức
Người Hy-lạp chuyên tìm tri thức. Đã có một thời, Hy-lạp nổi tiếng là kinh đô của tri thức. Nhưng khi sứ đồ Phao-lô, 1 luật gia, đến A-thên để nói chuyện với họ, giải thích cho họ về Đức Chúa Jê-sus: Ngài là hiện thân của sự Khôn ngoan, Ngài đã chết và sống lại để cứu họ, thì họ không hiểu.
Ngày nay, bạn có thể là 1 sinh viên triết học, khoa học…, bạn đang muốn đạt được tiêu chuẩn của tri thức: một mảnh bằng đại học, để rồi từ đó nghiên cứu tiếp?
Sách Châm ngôn của Sa-lô-môn, một vị vua nổi tiếng thế giới là khôn ngoan có câu: “Kính sợ Chúa là khởi đầu của sự khôn ngoan, nhận biết Chúa (tin nhận Chúa) đó là thông sáng.” (Châm 9:10)
Bạn hãy tìm Đấng Khôn ngoan, Ngài có một tri thức vượt trội hơn Sa-lô-môn, hơn Sir Isaac Newton, hơn Albert Einstein. Đó là Đức Chúa Jê-sus Christ.
Khi các bạn có Ngài, Ngài sẽ là Giáo sư lớn của các bạn, giải thích cho các bạn mọi vấn đề tri thức mà không ai hiểu nổi.
Khi nghiên cứu, học hành hay làm việc, Chúa sẽ soi sáng, khai trí cho bạn, và bạn sẽ khôn ngoan vượt trội hơn những người khác trong ngành.
Khi nhà bác học Einstein không hiểu một điều gì, ông cúi đầu xuống, nói: “Đó là Chúa.” Vì theo ông, tri thức con người chưa đạt chưa đến 1/100 tổng số tri thức.
3. Tìm lẽ sống
Đi tìm ý nghĩa của cuộc đời làm cho nhiều người băn khoăn, tự hỏi: Tại sao tôi ở đây? Tại sao tôi hiện hữu? Tôi đến từ đâu, và rồi sẽ đi đâu? Mục đích của cuộc sống là gì?
Có mấy ai đã tìm được câu giải đáp?
Nhiều người vì tìm thấy cuộc đời không mang lại ý nghĩa gì để sống, nên đã có những ý nghĩ tiêu cực, chán đời, và thậm chí có người quyên sinh. Nhưng tự sát không có nghĩa là giải quyết vấn đề của cuộc sống.
Ta được sinh ra, sống trong cõi đời, với một ý nghĩa tích cực, cao cả. Đấng tạo dựng nên ta, sinh thành ta, có một chương trình tốt đẹp cho mỗi chúng ta.
Kinh Thánh Giê 29:11 cho biết Chúa muốn ta sống bình an, không bị tai họa, nhưng có nhiều hi vọng từ đầu cho đến cuối cuộc đời.
Đức Chúa Jê-sus nói trong Gi 10:10: “Ta đến để con được sống, và sống sung mãn. Nhưng ác quỷ chỉ đến để cướp, giết và hủy diệt.”
Vậy, bạn hãy đến với Chúa là Đấng yêu bạn, hi sinh tính mạng để cứu bạn khỏi ách của ác quỷ, và cho bạn hưởng cuộc sống sung mãn trong đời này, và hạnh phúc trong vĩnh cửu.
Hãy từ khước ác quỷ. Nó đang khống chế, khiến bạn sống không mục đích, với ý nghĩ tiêu cực, chán đời, tự vận.
4. Tìm Chân Lý
Chân lý là gì? Đây là câu tổng trấn Phi-lát hỏi Đức Chúa Jê-sus. Đức Chúa Jê-sus phán: “Ta là Con đường, Ta là Chân lý, Ta là Nguồn sống.”
Ngài là Con đường duy nhất dẫn ta đến với Cha Thiên thượng từ ái. Con đường này qua sự hi sinh của Chúa Jê-sus trên thập tự giá. Chỉ 1 mình Đức Chúa Jê-sus chịu tội của ta, chết thay cho ta, để ta được đến với Cha Thiên thượng. Vì thế chỉ có 1 con đường đưa ta đến với Chân lý, Nguồn sống.
Đức Chúa Jê-sus là Chân lý. Chân lý, Lẽ thật chỉ có trong Chúa. Sứ đồ Phi-e-rơ làm chứng: “Ngài không hề phạm tội, không hề nói một lời dối trá.” Ngài là Con Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu chuộc của ta khi ta tin Ngài.
Ai tin Chân lý được sống đời đời. Như ta đã nói trong phần “Tìm lẽ sống,” ai đứng với ác quỷ (đứa dối trá) không có sự sống, nhưng phải chết đời đời.
Một con nai kia đi tìm suối nước. Nó phải sống, vì cả đàn nai con đang chờ mẹ về cho bú. Không có nước, nai mẹ sẽ chết, nai con cũng chết vì không có sữa mẹ.
Triết gia Norman Geisler nói: “Chỉ có Đức Chúa Jê-sus có thể làm cho ta thỏa mãn được sự khát khao về sự hiểu biết Đức Chúa Trời. Ngài là cội nguồn của mọi vấn đề ta đang tìm kiếm.”
Mời bạn đến với Đức Chúa Jê-sus để tìm được tình yêu (Ngài yêu bạn nên đã chết thay cho bạn), tri thức (Ngài là sự Khôn ngoan), lẽ sống (Ngài đem lại cho ta ý nghĩa và mục đích của cuộc đời), và chân lý (Ngài là Chân lý như chính Ngài đã công bố).