Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương XVI -Phần 2)

Chương XVI: Biểu Lộ Thánh Linh Và Quyền Năng (I Cổ-Linh 2:3)

997b5856bc6f9011bf6216d3719c2e42

Phần 2

Trước hết là trường hợp của Giăng Báp-tít, nhà tiên tri cuối cùng và cũng là người mở đường cho Chúa Cứu Thế Jê-sus. Trước khi Giăng ra đời, thiên sứ của Chúa đến báo tin cho Xa- cha-ri rằng: “Đứa trẻ sẽ được Thượng Đế trọng dụng, nó không bao giờ uống rượu nhưng được đầy dẫy Thánh Linh từ khi còn trong lòng mẹ. Nó sẽ dìu dắt nhiều người Y-sơ-ra-ên trở về với Chúa là Thượng Đế của họ. Đứa trẻ sẽ có tinh thần và khí lực dũng mãnh như tiên tri Ê-li thời xưa. Nó sẽ dọn đường cho Chúa Cứu Thế, chuẩn bị nhân dân sẵn sàng đón tiếp Ngài. Nó sẽ hoà giải cha với con, làm cho kẻ bội nghịch trở nên khôn ngoan như người công chính” (Lu-ca 1:15-17).

Mấy câu Thánh Kinh Tân ước này cho thấy cách Thượng Đế chọn và dùng các tiên tri trong thời Cựu ước. Họ được linh cảm, Thánh Linh nắm chặt họ, ban cho họ sấm truyền (sứ điệp) và đồng thời ban cho họ quyền năng để công bố sấm truyền đó. Đó là đặc tính của các tiên tri, trong số đó có Giăng Báp tít là nhà tiên tri sau cùng, vì vậy thiên sứ báo cho cha của Giăng là Xa- cha-ri: Giăng sẽ đầy dẫy Thánh Linh cách đặc biệt với quyền năng của Thánh Linh để thi hành nhiệm vụ Chúa giao phó. Đời sống của Giăng, như được ghi chép trong các sách Phúc Âm, đã chứng tỏ các điều này. Lời giảng của Giăng có quyền năng làm cho nhiều người cảm biết tội lỗi của họ cách sâu xa. Việc những người Pha-ri-si được thuyết phục đã chứng tỏ quyền năng lời Giăng giảng. Nhưng Thánh Linh cũng tỏ cho Giăng biết rằng ông chỉ là người dọn đường cho Chúa Cứu Thế, nên ông luôn luôn nhấn mạnh rằng ông không phải là Chúa Cứu Thế (Đấng Messiah), và ông không ngần ngại tuyên bố: “Tôi chỉ làm báp tem bằng nước, nhưng Đấng sắp đến sẽ làm báp tem bằng Thánh Linh và lửa” (Luca 3:16).

Khi nghiên cứu về cuộc đời và chức vụ của Chúa Cứu Thế Jê-sus, chúng ta phải chú ý đến việc Chúa Thánh Linh lấy hình chim bò câu giáng trên Ngài lúc Ngài từ sông Giô-đanh bước lên, sau khi chịu Giăng làm báp tem. Chính Chúa Cứu Thế đã giải thích biến động đó như sau, khi Ngài giảng trong nhà hội ở thành Na-xa-rét “Thánh Linh Chúa ngự trên Ta, Ngài ủy nhiệm Ta rao giảng Phúc Ấm cho người nghèo…”(Luca 4:18). Điểm chúng ta cần nhấn mạnh ở đây là: biến động đã xảy ra cho Ngài ở bên bờ sông Giô-đanh là Ngài được Thánh Linh xức dầu để công bố Phúc Âm cứu rỗi. Lời này rất quan trọng vì đã cho chúng ta thây rõ mục đích của sự nhập thể của Chúa Cứu Thế, và cũng nói rằng: chính Chúa Cứu Thế, Con Thượng Đế, khi nhập thể làm Người, phải nhận được sự xức dầu đặc biệt của Chúa Thánh Linh mới có thể hoàn thành nhiệm vụ Cha Ngài ủy thác. Chính Chúa Cứu Thế cũng cần có sự xức dầu của Chúa Thánh Linh.

Sau khi sống lại, Chúa Cứu Thế đã dạy các môn đồ rằng: ‘Thánh Kinh chép: Chúa Cứu Thế phải chịu khổ hình, đến ngày thứ ba sẽ sống lại và Phúc Âm cứu rỗi phải được công bố cho tất cả các dân tộc, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem. Ai ăn năn trở về với Ta sẽ được tha tội. Các con đã chứng kiến các việc đó. Ta sẽ sai Thánh Linh đến với các con như Cha Ta đã hứa. Vậy các con cứ chờ đợi trong thành phố này cho đến khi đầy dẫy quyền năng thiên thượng.” (Luca 24:46-46). Qua sách Công Vụ chúng ta thấy ngay lời căn dặn vô cùng quan trọng này của Chúa Cứu Thế ngay trước khi Ngài về trời: “Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận được quyền năng làm chứng cho Ta tại Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri và khắp thế giới” (Công vụ 1:8). Và điều Đức Chúa Cha đã hứa và Chúa Jê-sus đã căn dặn đã được ứng nghiệm vào ngày Lễ Ngũ tuần (Công vụ chương 2).

Các sứ đồ là những người đã được chính Chúa Jê-sus huấn luyện dạy dỗ trong ba năm, đã thấy các phép lạ Chúa làm, đã thân mật trò chuyện với Chúa. Trong số họ có ba người được thấy Chúa hoá hình. Tất cả đã chưng kiến Chúa chịu đóng đinh, chịu mai táng và nhất là họ đều được thấy Chúa sau khi Ngài sống lại. Như vậy chúng ta có thể coi họ là những người có thừa khả năng và kinh nghiệm để làm chứng nhân cho Chúa chứ còn đòi hỏi gì nữa? Nhưng theo lời căn dặn của Chúa thì họ chưa sẵn sàng, chưa đủ điều kiện. Họ đã được huân luyện, đã có trí hiểu biết, nhưng chừng đó vẫn chưa đủ. Hiểu biết cũng là điều cần thiết, vì người không hiểu biết không thể làm làm chứng cho Chúa, nhưng nếu muốn làm chứng cho Chúa cách hữu hiệu để tội nhân được kéo đến với Chúa Jê-sus (không phải đến với giáo hội), chúng ta phải có quyền năng của Thánh Linh, phải có sự xức dầu cửa Thánh Linh, để “biểu lộ Thánh Linh và quyền năng”. Sau khi được sự xức dầu của Thánh Linh vào Lễ Ngũ tuần, Phê-rơ trở thành một người khác. Trước đó khoảng hai tháng, ông đã khiếp nhược chối Chúa ba lần. Vào ngày Lễ Ngũ tuần, ông đã can đảm giảng Phúc Âm và nói với dân thành Giê- ru-sa-lem “đồng bào đã mượn tay người La-mã đóng đinh và giết Ngài trên cây thập tự, nhưng Thượng Đế đã cho Ngài sống lại”. Kết quả là “dân chúng cảm động sâu xa” , “trong ngày đó có độ ba ngàn người tin Chúa” (Công vụ 2:23,24,37,41) và Hội thánh của Chúa Jê-sus được khai sinh vì Thánh Linh của Thượng Đế giáng lâm và thực’hiện chương trình Đức Chúa Cha đã hứa trong Cựu Ước (Ê-xê-chi-ên 36:27; 37:14; Giô-ên 2:28-32; Xa-cha-ri 12:10 v.v…) và Chúa Cứu Thế đã loan báo trong Giăng 14:16,17, 26; 15:26; 16:7-15 v.v… Nếu chính Chúa Cứu Thế Jê-sus và các sứ đồ của Ngài còn phải có sự xức dầu của Thánh Linh, thì chúng ta là ai mà dám công bố Phúc Âm khi chưa được sự xức dầu đó?