Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương XV -Phần 2)
Chương XV: Vấn Đề Giảng Lại Bài Cũ, Giảng Bài Của Người Khác và Những Niềm Vui Sướng Phấn Khởi Trong Chức Vụ Công Bố Phúc Âm
Phần 2
Hai điểm quan trọng chúng ta cần nhớ khi giảng lại bài giảng cũ là:
(1) Sau khi giảng đi giảng lại vài ba lần, người giảng thường nhìn thấy mình “nấm vững tinh hình” vì biết mình đã “thành công” trong mấy lần trước. Đó là lúc Sa-tan sẵn sàng để rỉ tai thổi phồng” người giảng, xui cho người giảng có thái độ tự đắc! Người công bố Phúc Âm phải luôn luôn nhớ rằng: người ta đến nhà thờ là để chiêm ngưỡng thờ phượng Thượng Đế, chứ không phải để thán phục tài giảng của Mục sư!
(2) Điểm thứ hai là đừng giả vờ, đừng đóng kịch khi giảng lại cái cũ. Để làm sáng tỏ điểm này, Mục sư Lloyd-Jones có thuật câu chuyện thật sau đây: có một đại diện thương mãi thường từ thành phố này qua thành phố khác (bên Anh). Một Chúa nhật nọ, ông ta đến nghe một Mục sư danh tiếng giảng và hết khâm phục tài giảng với cách dùng từ ngữ rất chính xác của Mục sư này. Ông ta “khoái” nhất là lúc đến giữa bài giảng, Mục sư đưa ra một ý, rồi hỏi: “Tôi phải dùng từ nào đây? Từ này được không? Chưa được, tuy từ này cũng đã lột được một phần ý tôi muốn nói, nhưng vẫn chưa chỉnh lắm. A! đây rồi, từ đây mới là từ chính xác, lột hết ý nghĩa tôi muốn nói!” Chẳng những lời Mục sư nói, mà cả giọng nói, cách nói và điệu bộ của Mục sư làm cho ông nọ phục lăn phục lóc. Một thời gian sau ông đại diện thương mãi này đi qua một thành phố khác và thấy trong báo địa phương có đăng tin Mục sư kia sẽ giảng trong một nhà thờ vào một cơ hội đặc biệt. Ông này mừng quá, tìm đến nhà thờ kia để nghe giảng. Vị Mục sư ông ta khâm phục lên toà giảng, giảng lại bài giảng ông đã nghe lần trước. Đến giữa bài giảng, Mục sư cũng nêu ra ý ông đã nêu ra lần trước, rồi cũng bởi thính giả: ‘Tôi phải dùng từ nào đây? Từ này được không? Chưa được… A! đây rồi, từ này mới là từ chính xác, lột hết ý nghĩa tôi muốn nói!” Ông đại diện thương mãi kia chán ngán, lắc đầu rồi bỏ ra về và từ đó về sau không còn muốn nghe Mục sư giảng nữa!
Mục sư lúc nào cũng phải chân thật, đừng giả vờ, đừng đóng lạch như Mục sư kia làm bộ chưa tìm được từ chính xác, rồi như có một tia sáng loé lên trong đầu và từ ngữ mình đang kiếm thình lình xuất hiện trong trí cách nhiệm mầu! Đó là lối đóng kịch trên sân khấu, không phải là thái độ của người công bố Phúc Âm chân chính đứng trên toà giảng để rao truyền sứ điệp đã nhận từ Thượng Đế. Sứ điệp giảng ra là chân lý thì người siảng sứ điệp phải chân thật.
Một điểm khác chúng ta cần nhắc nhở nhau là: đừng giảng lại bài cũ (ở một địa điểm khác) nếu Chúa Thánh Linh đã ban cho một sứ điệp mới. Có một Mục sư ở bên Anh được mời giảng vào một cơ hội đặc biệt. Mục sư này đã chuẩn bị một bài giảng mới, nhưng một ngày trước khi giảng, ông vẫn cảm thấy chưa nắm vững được bài giảng này nên quyết định giảng lại một bài giảng cũ ông rất ưng ý. Nếu đây là trường hợp Thánh Linh bảo ông giảng lại bài cũ thì là một quyết định đúng. Nhưng nếu nghĩ rằng: tôi có thể “mất tiếng tăm” khi giảng một bài giảng chưa quen cho một hội chúng đông đảo, mặc dù tôi đã biết Thánh Linh đã soi sáng cho tôi chuẩn bị bài giảng đó, thì việc giảng bài giảng cũ là một việc sai lầm, một hành động để bảo vệ danh dự cá nhân. Đừng bao giờ vì danh dự cá nhân hay vì tự ái mà giảng lại bài cũ khi đã được Chúa cho bài giảng mới.
Khi giảng lại bài cũ, chúng ta đừng ý lai vào trí nhớ của mình, nhưng nền làm như Mục sư G. Campbell Morgan: ông bỏ mỗi bài giảng trong một bao thơ, và khi giảng bài đó xong, ông ghi rõ ngoài bao thơ ngày tháng và địa điểm giảng. Chúng ta phải dùng cách đó hay cách nào khác để ghi lại cho rõ ràng, và để khỏi vấp vào lỗi lầm tương tợ như lỗi lầm của một Mục sư được mời làm diễn giả vào ngày Lễ kỷ niệm hàng năm của một chi hội lớn bên Anh. Lần đầu Mục sư này giảng với câu gốc “Hãy chịu đựng gian khổ như một chiến sĩ anh dũng của Chúa Cứu Thế” (IITi-mộ-thư 2:3). Bài giảng rất linh động, nhiều người sung sướng vui mừng khi được nghe bài giảng sâu nhiệm đó. Qua năm sau, Mục sư này cũng được mời giảng vào Lễ kỷ niệm hàng năm của chi hội đó. Mục sư cũng dùng câu “Hãy chịu đựng gian khổ như một chiến sĩ anh dũng của Chúa Cứu Thế”. Mặc dù có một số ít không vui vì đã nghe bài giảng này rồi, đa số vẫn cảm thấy thích thú. Qua năm thứ ba, một số người trong chi hội đó không muốn mời Mục sư kia làm diễn giả vào Lễ kỷ niệm nữa, nhưng một số khác nói rằng: không lẽ Mục sư đó chỉ quên có một lần mà chúng ta không mời ông làm diễn giả sao? Và cuối cùng chi hội đó quyết định mời Mục sư giảng vào Lễ kỷ niệm năm đó. Lần thứ ba, Mục sư đó cũng dùng câu: “Hãy chịu đựng gian khổ… “ Sau khi nghe giảng lần thứ ba, có người phê bình rằng “Chúng tôi chính là những người phải chịu đựng gian khổ!”. Đừng ỷ lại vào trí nhớ, nhưng phải ghi rõ: bài giảng này giảng tại đâu, vào ngày tháng nào.