Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương VIII -Phần 4)
Chương VIII: Đặc Tính Của Sứ Điệp
Phần 4
Một điểm quan trọng nữa chúng ta cần nói đến là: uy quyền của người công bố Phúc Âm. Như chúng ta đã nói, thính giả không được cầm quyền trên người giảng để bắt người giảng phải giảng gì và phải giảng cách nào. Nhưng người giảng phải “thẩm định trình độ thuộc linh” cho chính xác và công bố Phúc Âm với uy quyền. Vấn đề của Hội thánh hiện nay là tái lập uy quyền của người công bố Phúc Âm.
Bên Anh, Giáo hội Cải chánh cảm thấy các Mục sư và chính Giáo hội đã mất uy quyền nên vào thế kỷ thứ 19, Giáo hội đã tìm cách tái lập uy quyền đó. Đó là một việc đáng làm, vì người đứng trên toà giảng phải có uy quyền. Nhưng điều đáng buồn là Giáo hội Cải chánh đã chọn những phương pháp không đúng Với phương pháp thứ nhất, Giáo hội nhấn mạnh đến tính cách huyền bí của chức vụ “thầy tế lễ” của các hàng giáo phẩm, và tồng thời đem nhiều lễ nghi vào sự thờ phượng, để cho hàng giác phẩm có quyền làm lễ “ban phước lành” và một số nghi lễ khác. Nhưng trong khi chú trọng đến nghi thức và các lễ nghi, Giáo hội càng làm cho thiên chức công bố Phúc Âm trở thành không quan trọng và vì vậy thiên chức này càng bị giáo dân coi thường.
Trong khi đó các hệ phái không chú trọng đến nghi thức đã áp dụng phương pháp thứ hai để tái lập uy quyền cho người giảng. Chúng ta gọi phương pháp này là phương pháp “học vấn và bằng cấp”. Học vấn uyên thâm là một điều rất quý giá, nhưng chỉ có học vấn mà thôi cũng không đủ tái lập uy quyền của người giảng Phúc Âm.
Chúng ta đừng quên rằng một Giáo hội kia có đủ cả nghi thức, học vấn và bằng cấp nhưng chỉ có uy quyền của con người chứ không có quyền năng của Thánh Linh, vì người công bố Phúc Âm chỉ có uy quyền thật sự khi được ĐẦY DẪY THÁNH LINH.
Uy quyền của người công bố Phúc Âm không phải là uy quyền của người trên ra lệnh cho người dưới, hay hù dọạ người dưới bằng những thứ gọi là “thánh lễ” có tính cách huyền bí, cũng không phải là uy quyền của học vấn hay của việc trưng ra bằng cấp này bằng cấp nọ. Uy quyền của người công bố Phúc Âm chân chính là uy quyền chính Chúa Cứu Thế Jê-sus nói đến trong Công vụ 1:8 “Khi Thánh Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận được quyền năng làm chứng cho Ta” và đã thể hiện vào ngày Lễ Ngũ Tuần qua lời giảng của Phê-rơ, là lời giảng đã làm cho “dân chúng cảm động sâu xa” (Công vụ 2:37).
Người đứng trên toà giảng để công vố Phúc Âm chẳng những là người có căn bản văn hoá và thần học, và chịu khó học hỏi liên tục, nhưng trên hết tất cả, người này phải được Thượng Đế kiểm soát không khí buổi diễn thuyết, nhưng sự thăm viếng của Chúa Thánh Linh là một biến động thình lình, đồng thời cũng là biến động phi thường ảnh hưởng sâu xa trên người giảng và người nghe. Người giảng đầy dẫy Thánh Linh luôn luôn trông mong sự thăm viếng này, và đồng thời cũng khuyến khích cho thính giả mình trông chờ biến cố đó để họ sốt sắng đến dự tất cả các giờ giảng, cả giờ giảng cho người đã tin lẫn giờ giảng cho người chưa tin, để khỏi vắng mặt khi Chúa Thánh Linh thăm viếng Hội Thánh. Chúng ta phải tha thiết cầu nguyện để người nghe có lòng tha thiết trông mong gặp Chúa như tác giả Thi Thiên 84:
“Lạy Chúa Hằng Hữu của thiên binh,
Con yêu thích Ngôi Đền Chúa ngự.
Linh hổn con thiết tha mong ước gặp Ngài.
Tâm thần con kêu gọi Chân Thần Hằng sống …
Phước cho người được ở trong Đền Thánh,
Họ sẽ ca ngợi Ngài mãi mãi …
Một ngày dưới mái Đền Chân Thần,
Còn quý hơn cả ngàn ngày khác..”
Tinh thần tha thiết ước mong gặp Chúa trong Đền Thánh phải là tinh thần đúng mức của Cơ-đốc-nhân thật, còn thái độ đến Đền Chúa cách miễn cưỡng, lấy lệ, hay là vì thói quen mới là thái độ bất thường, dưới tiêu chuẩn. Nếu ai xưng mình là Cơ- đốc-nhân mà không tha thiết được Chúa thăm viếng, được gặp Chúa trong Đền Thánh của Ngài, là người đang có gì trục trặc thuộc linh và cần phải ăn năn điều trục trặc đó với Chúa.
Một điều khác ngăn trở sự thăm viếng của Chúa Thánh Linh – ngoài thái độ không tha thiết trông mong – là Chương trình Thờ phượng cứng ngắt, bắt đầu đúng 11 giờ và phải chấm dứt lúc 12 giờ trưa. Trong một tiếng đồng hồ ngắn ngủi đó đã có bao nhiêu tiết mục, đến khi Mục sư đứng lên giảng thì chỉ còn mười lăm, hai mươi phút là nhiều. Trong khi đó, tinh thần người nghe đều uể oải, mệt mỏi, nhưng vì thể diện phải ngồi ráng lại cho đến khi Mục sư giảng xong, rồi thở phào cách nhẹ nhõm mà ra về. Tại sao như vậy? Rất có thể trong thính giả có một số người đã được tái sinh, nhưng họ còn là “con đỏ” chưa biết ham thích ăn nuốt thức ăn thuộc linh. Nhưng đúng hơn, đó chính là triệu chứng của việc thẩm định thuộc linh sai lầm chúng ta đã đề cập, nhiều người trong giáo hội chưa phải là Cơ-đốc-nhân thật mà Mục sư coi họ như là Cơ-đốc-nhân. Tình trạng đó phải được Chúa thay đổi, và Mục sư không thể làm gì hơn là để rất nhiều thì giờ cầu thay và họp với một số người đầy dẫy Thánh Linh, có cùng một tâm tình một chí hướng để tha thiết cầu thay cho giáo hội.
Có người nói rằng: Ở đâu cũng vậy, hội nào cũng vậy! Nhưng ai là người công bố Phúc Âm thật, đã được Thượng Đế kêu gọi bổ nhiệm, không thể nào có thái độ chủ bại buông xuôi đó được. Chúng ta phải coi thái độ yếu đuối uể oải hiện nay là thái độ bất thường, còn thái độ đúng mức, bình thường là thái độ của các Cơ-đốc-nhân trong Hội thánh Giê-ru-sa-lem “Anh em tín hữu đồng tâm nhóm họp hằng ngày tại Đền Thờ, rồi về bẻ bánh tưởng niệm Chúa từ nhà này qua nhà khác, ăn chung với nhau cách vui vẻ, chân thành. Họ luôn ca ngợi Thượng Đế và được mọi người quý mến. Mỗi ngày Chúa cứ tăng thêm số người được cứu” (Công vụ 2:46-47).
Các tín hữu họp lại hàng ngày để nghe các sứ đồ giảng dạy, huấn luyện Phúc Âm. Không phải chỉ một lần hay hai lần vào ngày Chúa nhật, nhưng mỗi ngày, họ trung tín, vui vẻ đến học Lời Chúa. Các sứ đồ không phải đi từng nhà để nhắc nhở, để kêu gọi họ đến Đền thờ nghe Lời Chúa, nhưng họ tự động đến, họ sung sướng vui vẻ đến. Các Hội thánh trong thời kỳ Cải Chánh, và trong các cuộc Phục Hưng đều như vậy cả, vì người thật sự đã được Thánh Linh tái sinh đều phải đói khát sữa thuộc linh là Lời Chúa. “Anh em đã nếm biết lòng nhân từ của Chúa, vậy hãy khát khao Lời Chúa như trẻ em khát sữa, nhờ đó anh em ngày càng tăng trưởng trong sự cứu rỗi” (IPhê-rơ 2:2). Một em bé vừa ra đời là đã biết khóc đòi sữa. Đó là tự nhiên, vì em bé có sức kêu gọi, phải được Thượng Đế để riêng ra để thi hành thiên chức chính Ngài bổ nhiệm, phải nhận được các ân tứ, phải liên tục giữ mối thông công chặt chẽ với Thượng Đế, phải được Chúa Cứu Thế Jê-sus làm Báp tem bằng Thánh Linh và bằng lửa.
Đó là uy quyền thật của Mục sư, của người công bố Phúc Âm và của Hội Thánh.