Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương VI -Phần 1)

Chương VI: Người Công Bố Phúc Âm

reading

Phần 1

Trong các chương trước chúng ta đã nhấn mạnh đến địa vị vô cùng quan trọng của thiên chức công bố Phúc Âm trong Hội thánh thật của Chúa Cứu Thế, và trong Chương 5 vừa qua chúng ta cũng đã nói đến hai phương diện của việc công bố Phúc Âm, là: (1) soạn bài giảng, và (2) hành động công bố Phúc Âm, tức là việc giảng trước hội chúng. Hai phương diện này đều quan trọng như nhau và phải được phối hợp với nhau cách chặt chẽ khéo léo.

Bây giờ chúng ta đề cập đến vấn đề nhân sự, tức là tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Ai là người xứng đáng giảng Phúc Âm? Ai là người xứng đáng truyền đạt sứ điệp của Thượng Đế và có thể truyền đạt sứ điệp đó cách hữu hiệu, như một thứ ‘siêu dẫn’ (superconductor) có thể đem quyền năng từ Nguồn đến người nhận mà không bị cản trở, hao hụt?”

Trước hết chúng ta cần nêu lên một vấn đề quan trọng trong thời đại này là vấn đề “giáo dân truyền giảng” (lay-preaching). Phong trào “giáo dân truyền giảng” chỉ mới xuất hiện trong Hội thánh cách đây chừng 150 năm nhưng bây giờ rất thịnh hành việc chuyển hướng từ “giáo phẩm truyền giảng” qua “giáo dân truyền giảng” bắt đầu từ một sự chuyển hướng thần học, từ “thái độ cải chánh của Calvin” (Reformed Calvinist attitute) qua huyết của lacobus Arminius. Ta có thể giải thích vắn tắt là huyết của Arminius dẫn đến tình trạng “phi thần học” (non- heological). Hiện nay nhiều hệ phái Cải chánh chấp nhận thái độ “phi thần học” này nên mới chủ trương rằng: bất cứ tín hữu giáo dân) nào, cả đàn ông lẫn đàn bà, đều có thể làm người truyền giảng.

Nhưng chúng ta có thể quả quyết rằng trừ ra một số trường hợp ngoại lệ, việc “giáo dân truyền giảng” không hợp với Thánh Kinh Tân Ước. Trường hợp ngoại lệ không ngược với Lời Chúa dạy là ưường hợp một địa phương vì thiếu phương tiện, không đủ tài chánh để đài thọ cho một người dành trọn thì giờ cho chức vụ của người công bố Phúc Âm. Đồng thời người này phải biết mình đã được Chúa kêu gọi, nóng lòng muôn dành trọn thì giờ và cuộc đời của mình cho chức vụ công bố Phúc Âm, nhưng vì các điều kiện ngoại cảnh chưa cho phép mà phải hầu việc Chúa “bán thời gian” để chờ đợi đến ngày Chúa mở đường cho mình có thể dành trọn thời gian cho Chúa. Nhưng như chúng ta biết, hiện nay việc “giáo dân truyền giảng”, tức là việc một tín hữu có nghề nghiệp làm ăn sinh sống, rồi đảm nhiệm thêm việc giảng dạy “bán thời gian”, là một việc rất thông dụng.

Thật sự có phải tất cả các tín hữu đều có thể rao giảng và nên rao giảng Phúc Âm không? Một số khá đông người chủ trương ai là người tin Chúa đều có thể rao giảng Phúc Âm vì họ không thấy rõ sự khác biệt giữa lời Chúa dạy trong IPhê -rơ 3:15 (“ Nếu có ai hỏi: ‘tại sao anh em tin Chúa?’ hãy sẵn sàng trả lời cách hoà nhã, lễ độ và rành mạch) với thiên chức công bố Phúc Âm của người được kêu gọi đặc biệt. Mỗi tín hữu, không phân biệt nam nữ, phải sẵn sàng bày tỏ lý do tại sao mình tin nhận Chúa Cứu Thế, nhưng câu này không có nghiã là ai tin nhận Chúa cũng đều được kêu gọi để rao giảng cả. Chúng ta thấy rõ sự khác biệt này trong Công Vụ 8:4 “Tín đồ di tản khắp nơi, đi đâu cũng truyền bá Phúc Âm”, 8:5: “Phi-líp đến thành Sa-ma-ri truyền giảng về Chúa Cứu Thế”. Chúng ta cần thấy rõ sự khác biệt giữa hai động từ “truyền bá Phúc Âm” (câu 4) và “truyền giảng”. Truyền bá Phúc Âm (EUAGGELIZO) tức là “chia sẻ Phúc Âm”, “phổ biến Tin Mừng, nói ra Tin Mừng” trong khi chuyện trò với người khác. Còn “truyền giảng” (KERUSSO) trong câu 5 là “loan tin”, là truyền đạt một sứ điệp được giao phó, như việc “anh mõ” đời xưa đi rao báo cho làng nước biết một quyết định, một sắc lệnh của thượng cấp. Động từ “truyền giảng” trong câu 5 bao gồm những ý nghĩa cửa thiên chức công bố Phúc Âm mà chúng ta đã thảo luận.

Suốt cả Tân Ước cũng vậy, sự khác biệt giữa trách nhiệm “nói chuyện”, “làm chứng” về Phúc Âm và chức vụ truyền giảng Phúc Âm rất rõ rệt. Người truyền giảng Phúc Âm phải là người được biệt riêng ra (như Ba-na-ba và Sau-lơ, Công vụ 13:2), được giao phó cho sứ điệp để rao giảng. Tân Ước cho thấy chức vụ này chỉ dành riêng cho các sứ đồ, mục sư, giáo sư (dạy Lời Chúa), tiên tri và một số trưởng lão (phải là trưởng lão được Thánh Linh ban cho ân tứ dạy dỗ).

13814101258301984

Để thấy rõ tại sao không phải tín hữu nào cũng có thể là người truyền giảng Phúc Âm, chúng ta cần nêu ra năm điều kiện sau đây, là những điều kiện thiết yếu của người truyền giảng Phúc Âm chân chính:

(1).Điều kiện thứ nhất: Được “kêu gọi”.

Người giảng Phúc Âm trước tiên là một Cơ-đốc-nhân. Đây là điểm căn bản quan ưọng. Nhưng không phải là Cơ-đốc-nhân tự quyết định đi rao giảng Phúc Âm. Có nhiều người thích đi rao giảng Phúc Âm vì lý do này hay lý do khác, nhưng việc tự mình chọn lựa chức vụ rao giảng Phúc Âm là một điều hoàn toàn sai lầm. Người rao giảng Phúc Âm chân chính là người được Chúa kêu gọi. Nhưng chúng ta làm sao biết mình được kêu gọi? Người được Chúa kêu gọi thường ý thức trong tâm linh mình có một áp lực, tức là người đó cảm thấy trong tâm linh mình có cái gì bắt buộc phải tập trung tâm trí để suy nghĩ về việc rao truyền Phúc Âm. Người này không cô’ tình đem vấn đề này ra để “bàn tính biệt hơn” (bàn với thịt và máu) (Ga-la-ti 1:16) để rồi đi đến quyết định. Không, đây là một cái gì, từ Thượng Đế thúc đẩy, một “áp lực” do Thánh Linh đem đến, Ngài đặt trước mặt và nhắc đi nhắc lại trong lòng. Khi một người được Thánh Linh dùng “áp lực” để kêu gọi như vậy, người này thường được Chúa dùng những người có ơn Chúa để xác nhận sự kêu gọi đó. Tiểu sử của nhiều người rao giảng Phúc Âm đầy ơn và quyền thường ghi lại đặc điểm này: khi đã cảm biết áp lực của Thánh Linh nhưng vẫn chưa quyết định dứt khoát thì có người quen, là người có Thánh Linh, đến và nói: Tôi để ý đến bạn, cầu nguyện cho bạn và được Chúa thúc giục đến gặp bạn để đặt câu hỏi nay: bạn có nghĩ rằng bạn được Chúa kêu gọi để rao giảng Phúc Âm không? Theo kinh nghiệm của người được Chúa kêu gọi thì hai đặc điểm này (áp lực của Thánh Linh và lời khuyến khích của người có Thánh Linh) thường đi song song với nhau.

(2).Điều kiện thứ hai: Phải có lòng lo nghĩ đến những linh hồn đang hư vong.

Có một số thanh niên có khả năng được nghe một diễn giả nổi danh rao giảng. Vì thấy diễn giả là người khả ái, có tài hùng biện, ăn nói hấp dẫn và tạo được ảnh hưởng trên đám đông nên các thanh niên này đem lòng kính phục diễn giả và đâm ra thích làm công việc của diễn giả làm. Khi đứng vào trường hợp đó, thững thanh niên phải tìm cho ra động cơ thúc đẩy, vì rất có thể động cơ thúc đẩy là hoàn toàn sai lầm. Để tìm cho ra động cơ thúc đẫy, các thanh niên này phải tự hỏi: Tại sao tôi muốn làm người rao giảng Phúc Âm? Tôi thật có lòng yêu thương lo lắng cho người đang đi vào hỏa ngục đời đời không? Tôi có thật muốn đi con đường của Chúa Jê-sus, là Người Chăn từ ái, sẵn sàng hy sinh, kể cả hy sinh tính mạng, cho các con chiên không? Tôi có coi linh hồn người ta là quý giá hơn cả thế gian không? Người thật sự được Chúa kêu gọi phải có tâm tình này, là tâm tình của Chúa Jê-sus.

(3). Điều kiện thứ ba: Phải được tình yêu của Chúa cảm thúc (thúc đẩy, ép buộc) (IICổ-linh 5:14).

Tình yêu của Chúa Jê-sus ép buộc chúng ta đến nỗi chúng ta cảm biết rằng ngoài chức vụ rao giảng Phúc Âm, chúng ta không thể làm một việc gì khác. Không phải là không có khả năng, hay kiến thức để làm việc gì khác, nhưng dù làm việc có địa vị hay tiền bạc đến đâu đi nữa, chúng ta cũng cảm thấy không thoả lòng, cảm thấy bực bội khó chịu, và chỉ có chức vụ rao giảng Phúc Âm làm chúng ta sung sướng. Mục sư Charles H. Spurgeon có khuyên rằng: “Nếu bạn có thể làm một công việc gì khác, cứ làm việc đó đi. Nếu bạn có thể tránh chức vụ rao giảng Phúc Âm, cứ tránh đi”. Một lần nọ, giáo sĩ tiền phong Hudson Taylor, người tổ chức Hội Truyền Giáo Trung Hoa Nội địa phỏng vấn một số thanh niên tình nguyện đi làm giáo sĩ ở nước ngoài. Ông hỏi: Tại sao các anh em muốn làm giáo sĩ hải ngoại? Có người đáp: vì đó là Đại Mạng lệnh của Chúa Jê-sus trước khi Ngài thăng thiên. Người khác trả lời: vì có nhiều người chưa được nghe Phúc Âm và sẽ đi vào hỏa ngục. Giáo sĩ Hudson Taylor nói: các lý do đó đều đúng, nhưng chưa đủ. Nếu anh em chưa được “tình yêu thương của Chúa Cứu Thế cảm thúc, ép buộc...”, khi gặp thử thách gắt gao, khi đương đầu với sự chết, anh em có thể bỏ cuộc”.

Mục sư Martyn Lloyd-Jones cũng nói rằng: “Tôi nói theo kinh nghiệm cá nhân: bạn có thể biết chắc mình được kêu gọi khi bạn không thể nào khước từ hay kháng cự lại sự kêu gọi của Chúa. Bạn đã cố gắng lý luận với Chúa: “Con không thể nhận chức vụ ấy được, con phải tiếp tục làm công việc con đang làm; vì đây là công việc hợp với khả năng của con, và cũng có kết quả nữa “. Bạn đã cố gắng hết sức để lấn áp tiếng kêu gọi, để tự trấn an cho tâm linh mình không bị ép buộc, quấy rầy. Nhưng mối cùng, bạn phải đến điểm không còn kháng cự được nữa, phải đầu hàng và thưa với Chúa: “Con không thể làm việc gì khác, con không thể nào kháng cự sự kêu gọi của Chúa nữa”.

(4).Nhưng cũng còn một điều quan trọng để kiểm nghiệm sự kêu gọi của Chúa, đó là: Cảm biết mình rụt rè, thiếu sót, không xứng đáng.

Đây không phải là một “mặc cảm” tự coi mình không xứng đáng, thiếu sót, nhưng là một ý thức rõ rệt, sâu xa khỉ đứng trước sự hiện diện của Thượng Đế vinh quang, như Gióp (Gióp 42:5-6), như Ê-sa (Ê-sa 6:1-5), hay như sứ đồ Phao-lô, đã bày tỏ tâm trạng mình trong ICổ-linh 2:3 “Tôi có vẻ yếu đuôi, sợ sệt và run rẩy”, và IICổ-linh 2:16 “Ai có đủ khả năng lãnh chức vụ ấy?” sau khi nói về chức vụ cao trọng, vĩ đại và đầy vinh quang, như trong câu 14 đến câu 16 “Tạ ân Thượng Đế đã cho chúng tôi dự phần chiến thắng với Chúa Cứu Thế, dùng chúng tôi truyền bá Phúc Âm như gieo rắc hương thơm ngào ngạt khắp nơi. Trước mặt Thượng Đế chúng tôi là hương thơm của Chúa Cứu Thế giữa người được cứu rỗi và người bị hư vong. Người hư vong xem chúng tôi như mùi tử khí hôi tanh, trái lại đối với người tin Chúa, chúng tôi là luồng sinh khí đem lại sự sống hào hùng”. Khi đã mô tả tầm quan trọng và tính cách vô cùng vĩ đại của chức vụ truyền giảng Phúc Âm như vậy, sứ đồ Phao-lô bày tỏ tâm tình của mình bằng câu hỏi: “AI CÓ ĐỦ KHẢ NĂNG, AI XỨNG ĐÁNG ĐỂ NHẬN LÃNH CHỨC VỤ ẤY?”.

Ai là người ý thức được tính cách vô cùng vĩ đại của chức vụ truyền giảng Phúc Âm cũng phải thú nhận: tôi không đủ khả năng, tôi không xứng đáng, tôi bất toàn, yếu đuối, sợ sệt, run rẩy.

Nhưng hiện nay thì sao? Ít khi có ai nhắc nhở điều vô cùng quan trọng này! Bây giờ ai cũng có thể là người rao giảng Phúc Âm, ai cũng “xứng đáng” cả! Thiên chức công bố Phúc Âm bị coi là một nghề nghiệp chuyên môn, cũng có người coi thiên chức này là một “việc làm bán thời gian”, một “nghề phụ”! Những thái độ đó đều ngược với Lời Chúa dạy trong Tân Ước, ngược với tinh thần của sứ đồ Phao-lô, ngược với tâm tình của các người rao giảng Phúc Âm của lịch sử Hội thánh, như George Whitefield, Charles Spurgeon v.v…

Chúng ta có thể quả quyết rằng: bất cứ người nào tự cảm thấy mình xứng đáng, có khả năng, có thể đứng lên toà giảng để giảng cách dễ dàng, không sợ sệt run rẩy, không ngần ngại, thì người đó chắc chắn là người KHÔNG HỀ được Chúa kêu gọi, KHÔNG HỀ được Chúa ủy nhiệm cho thiên chức công bố Phúc Âm. Người thật sự được Chúa kêu gọi và ý thức được tính cách vô cùng vĩ đại của chức vụ truyền giảng Phúc Âm chắc chắn phải “dội lại”, phải thối thác; và lý do duy nhất làm cho người đó đảm nhậm chức vụ cách run rẩy sợ sệt là được tình yêu thương của Chúa Cứu Thế cảm thúc, ép buộc.