Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương IX -Phần 5)
Chương IX: Công Tác Chuẩn Bị Của Người Công Bố Phúc Âm
(Các Việc Mục Sư Cần Phải Làm Để Chuẩn Bị Cho Việc Công Bố Phúc Âm)
Phần 5
Người công bố Phúc Âm chân chính thường bị Sa-tan tấn công, và thường có tâm trạng như sứ đồ Phao-lô: “Khi đến Ma- xê-đoan, chúng tôi bị khôn khổ đủ điều, chẳng lúc nào được an thân; bên ngoài phải tranh đấu không ngừng, trong lòng lo sợ hãi hùng” (Iicổ-linh 7:5). Các thánh của Chúa suốt trong lịch sử Hội thánh cũng chịu cùng một cảnh ngộ, và kinh nghiệm của họ được ghi lại trong các sách tiểu sử, lời tâm tình họ ghi lại trong các sách tự truyện v.v… là những tài liệu rất bổ ích cho người hầu việc Chúa. Cùng loại sách bổ ích này, chúng ta có thể kể các sách ghi chép bài giảng của các nhà truyền đạo được Chúa đại dụng như George Whitefield, Jonathan Edwards, Charles H. Spurgeon, Albert B. Simpson, A.W.Tozer v.v… Nhưng phải đọc bài giảng này với mục đích chính là để học hỏi cho mình, để những điều Chúa dạy dỗ chính mình qua các bài giảng này được tiêu hóa và nuôi tâm linh mình, như thức ăn qua hệ thống tiêu hoá và trở thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể mình vậy.
Một điều tai hại mà các Mục sư phải tránh là việc dùng các dàn bài của các nhà truyền đạo nổi tiếng (như dùng sách có mấy ngàn dàn bài bài giảng của Charles H.Spurgeon) để soạn bài giảng, vì giảng như vậy chẳng khác gì các tiên tri giả bị Chúa lên án trong Giê-rê-mi 23:^0 “Ta chống nghịch các tiên tri ăn cắp lẫn nhau Lời Ta”. Người công bố Phúc Âm là tiên tri của Thượng Đế, nên chỉ được phép “mở miệng nói lại lời Chúa: “Đây là lời Thượng Đế…” khi nhận được sứ điệp trực tiếp từ Thượng Đế, và ngược lại khi không có lời của Thượng Đế thì “lưỡi phải dính vào vòm miệng” (Êxêchiên 3:26-27).
Người hầu việc Chúa phải thận trọng trong việc lựa chọn sách để đọc, vừa để bổ ích cho linh hồn mình vừa để biết loại sách nào tốt để giới thiệu cho tín hữu. Chúng ta có thể nói rằng: đọc sách tốt rất bổ ích, nhưng đọc sách không tốt chẳng những không đem lại ích lợi gì mà còn làm cho người đọc bị đầu độc nữa. Xin nhớ rằng không phải sách nào bán trong các nhà sách Cơ-đốc đều là sách bổ ích cả. Vì vậy, Mục sư phải biết chọn sách tốt để đọc và để hướng dẫn cho tín hữu mình có trách nhiệm chăn giữ.
Bây giờ chúng ta đề cập đến loại sách đòi hỏi người đọc phải “lao động” trí óc, tức là phải tập trung tâm trí và suy nghĩ nhiều. Trong loại này, trước tiên chúng ta phải kể đến các sách thần học. Một lỗi lầm rất dễ mắc phải là cho rằng: khi đã tốt nghiệp Thần học viện, hay Đại chủng viện là khỏi cần học môn thần đạo nữa. Nhưng người công bố Phúc Âm phải tiếp tục đọc các sách thần học đang khi còn sống, và chỉ thôi đọc khi đã nhắm mắt tắt hơi. Nếu không tiếp tục đọc sách thần học do người được Chúa Thánh Linh trước tác, chúng ta sẽ trở thành khô khan, cằn cỗi.
Chúng ta cần nhắc lại tính cách quan trọng của Lịch sử Hội Thánh, lịch sử các cuộc Phục Hưng, tiểu sử các sứ giả Phục Hưng, nhật ký và bài giảng của những người đã được Chúa đại dụng (như George Whitefield, John Wesley, Charles Wesley, Jonathan Edwards, Tống Thượng Tiết v.v…). Càng đọc các sách về các cuộc Phục Hưng, chúng ta càng được phân khởi và được nhắc nhở về quyền tể trị tối thượng của Đấng Ngồi trên Ngôi và càng thấy chức vụ cầu nguyện cầu thay của mọi thánh đồ, kể cả người công bố Phúc Âm lẫn các con cái thật của Chúa, là chức vụ sống chết của chúng ta trong những ngày sau rốt này.