Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương III -Phần 2)

Chương III: Bài Giảng Và Cách Giảng (Sứ Điệp Và Cách Giải Bày Sứ Điệp)

climateaction

 Phần 2

Nhưng chúng ta chưa giải đáp câu hỏi: Công bố Phúc Âm là gì? Rao giảng là gì? Khi ý thức rằng “sự rao giảng Phúc Âm thật sẽ kéo người ta đến”, chúng ta cần phải biết rõ “sự rao giảng thật” là gì?

Khi vào nhà thờ, chúng ta thấy Mục sư đứng trên tòa giảng và bên dưới, trên những hàng ghế, có nhiều người đang ngồi nghe. Mục sư làm gì trên toà giảng? Ông ấy đứng đó với mục đích gì? Ông ấy định làm gì? Ông ấy phải làm gì? Tại sao những người ngồi trên các hàng ghế lại đến đó để nghe Mục sư? Ở đây chúng ta chưa bản đến các vân đề như: kỹ thuật, phương pháp, trục trặc trong việc truyền đạt tư tưởng v.v… mà chỉ muốn tìm biết: Mục sư đứng trên toà giảng để làm gì?

Câu trả lời ngắn gọn và đầy đủ nhất là: Mục sư đứng đó để truyền lại sứ điệp của Thượng Đế, sứ điệp từ Thượng Đế đến cho con dân Ngài. Hay dùng cách nói của sứ đồ Phao-lô thì Mục sư là “sứ thần của Chúa Cứu Thế”. Người giảng Phúc Âm là sứ thần của Thượng Đế, được Thượng Đế sai phái, được Thượng Đế bổ nhiệm để làm “ống loa” (người phát ngôn) của Thượng Đế và của Chúa Cứu Thế để nói lại lời của Chúa.

14118hinh-nen-nhung-chu-kien-do-lam-xiec

Người giảng Phúc Âm đứng trên toà giảng không phải để bày tỏ ý kiến của mình, cũng không phải để làm người làm trò mua vui cho thính giả (entertainer). Người ấy đứng đó để nói lại sứ điệp của Thượng Đế là sứ điệp tác động trên thính giả, gây ảnh hưởng sâu xa trên họ. Sứ điệp đó chẳng những ảnh hưởng trên tình cảm, hay ảnh hưởng trên tâm trí, hay tạo áp lực trên ý chí, hay thúc đẩy người nghe phải làm một việc gì, nhưng phải tác động và gây ảnh hưởng trên “con người toàn diện”. Người nghe sứ điệp đó phải cảm thấy một sự thay đổi và không còn giống như trước khi nghe, vì sứ điệp của Thượng Đế phải đụng đến tận nơi sâu thẳm của linh hồn, đến tận gốc rễ của cả con người. Khi tiếp nhận sứ điệp của Thượng Đế qua người giảng Phúc Âm, người nghe phải tự nhủ thầm: “Tôi không thể nào trở lại với nếp sống trước. Sứ điệp của Chúa đã làm một cái gì cho tôi, đã thay đổi tôi. Bây giờ tôi đã trở thành một người khác vì được nghe sứ điệp đó”.

Nếu người đứng trên toà giảng chỉ thuyết trình một tiểu luận về văn chương, về triết lý, luân lý hay về tôn giáo, người nghe có thể cảm thấy thích thú vì người giảng đã đóng vai trò của người làm trò mua vui và biến giờ giảng trở thành giờ giải trí. Người nghe có thể vui cười trong chốc lát và khen người giảng có tài nói giỏi, có tài chọc cười, có tài diễn xuất cao, nhưng rốt cuộc không nhận được một tí gì để nuôi dưỡng tâm linh.

Công bố Phúc Âm” hay “rao giảng Lời Chúa” gồm có hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất là bài giảng, hay sứ điệp. Yếu tố thứ hai là “hành động rao giảng”, hay việc “ giải, bày sứ điệp”. Chúng ta cần nhận thấy sự khác biệt giữa hai yếu tố “bài giảng” và “hành động rao giảng”. Câu chuyện sau đây cho chúng ta thấy được sự khác biệt đó: Mục sư J.D. Jones được mời giảng cho một số Mục sư ở một địa phương bên Anh. Sau giờ giảng, một người hỏi: “Theo Mục sư thì ai là nhà truyền giảng số một?” Mục sư Jones trả lời: “Tôi không thể trả lời ai là nhà truyền giảng số một, nhưng tôi có thể nói rằng ‘bài giảng số một’ tôi đã được nghe là một bài giảng của Mục sư John Hutton”.

Câu hỏi “Ai là nhà truyền giảng số một?” hay “Ai là nhà truyền giảng ‘vĩ đại’ ?” là một câu hỏi rất bao quát, vì nó đề cập đến cả bản thân, đức tính của người giảng lẫn chất lượng của bài giảng. Vì vậy Mục sư J.D. Jones không thể nào căn cứ trên các chi tiết đó để so sánh nhà truyền giảng này với nhà truyền giảng kia, nhưng ông ta có thể biết rằng cách truyền giảng, hay “hành động rao giảng” của-Mục sư John Hutton có cái gì vượt hẳn các nhà truyền giảng khác.

Một câu chuyện thật khác cũng có thể giúp chúng ta nhận thấy được sự khác biệt giữa “bài giảng” và “hành động rao giảng”. Mục sư George Whitefield là một trong các sứ giả phục hưng đã được Thánh Linh đại dụng đưa rất nhiều người đến với Chúa ở Anh quốc và Hoa kỳ vào thế kỷ thứ 18. Có người đến xin Mục sư Whitefield cho phép in lại các bài giảng phục hưng của ông, thì ông trả lời: “Nếu ông muốn in lại các bài giảng đó thì tôi cũng không phản đối, nhưng làm sao ông có thể in “sấm, chớp” trên trang giấy được?” Người ta có thể in lại bài giảng, nhưng không thể nào in trên giấy trắng cách rao giảng đầy sấm và chớp của Mục sư George Whitefield!