Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương II -Phần 2)

Chương II : Không Công Tác Nào Có Thể Thay Thế Thiên Chức Công Bố Phúc Âm

13814101258301984

 Phần 2

Trong thế gian đã có những cơ quan, những tổ chức để đáp ứng những nhu cầu khác của con người, như các cơ quan y tế, các cơ quan chính phủ, các tôn giáo, các ngành giáo dục, tâm lý học v.v… Những cơ quan này có khả năng có thể làm giảm bớt một phần nào các đau khổ của con người, để con người có thể sống với nhau cách hòa thuận an ổn. Chúng ta không bao giờ nói rằng các cơ quan này là vô dụng, và cũng không phủ nhận khả năng giải quyết được một số vân đề của các cơ quan đó. Nhưng điều quan trọng chúng ta phải nhấn mạnh là: không một cơ quan, tổ chức, tôn giáo hay ngành giáo dục nào của loàị ngựời có thể giải quyết vấn đề căn bản, không ai có thể đáp ứng nhu cầu thật của con người.

Một điểm nữa chúng ta cũng cần nêu ra là: dù các cơ quan này, và dù Giáo hội – mang danh là Giáo hội thờ Chúa nhưng không coi việc truyền giảng là thiết yếu – có tận dụng tất cả các khả năng và tài nguyên của họ để giải quyết các vấn đề trong xã hội, thì vấn đề căn bản, tức là nhu cầu thật của con người, cũng vẫn còn đấy.

Nhiệm, vụ thiết yếu của Hôi thánh thật không phải là giáo dục, chữa bệnh thể xác, chữa bệnh tinh thần, hay là làm cho con người hạnh phúc. Chúng ta cũng phải thêm một điểm nữa là: nhiệm vụ của Hội thánh cũng không phải là làm cho con người trở nên tốt hơn. Tất cả những điều này đều sẽ đến sau khi người ta được cứu rỗi, vì một khi Hội thánh của Chúa làm đúng trách nhiệm truyền giảng Chúa ủy nhiệm, thì các nhu cầu phụ thuộc là giáo dục, chữa bệnh, hạnh phúc, cải thiện con người chắc chắn phải đến do quyền năng tái tạo của Chúa Thánh Linh. Điểm chúng ta cần nhắc lại là: các nhu cầu phụ thuộc của con người không phải là nhiệm vụ hay mục tiêu chánh yếu của Hội thánh, nhưng trên hết mọi sự, Hội thánh có nhiệm vụ đem tội nhân về giải hoà với Thượng Đế, để người ta có thể nối lại mối thông công, mối tình Cha-con với Thượng Đế.

climateaction

Những ý kiến sai lầm, cũng gọi là những “ngụy biện tân thời” đang gây khá nhiều ảnh hưởng trong Hội thánh, làm cho một số người cho rằng nhiệm vụ chính của Hội thánh là đem lại các phước hạnh vật chất hay thể xác, cải thiện các điều kiện sinh sống v.v… Chúng ta đã biết rằng nếu tập trung vào các hoạt động này, chúng ta chỉ tạm thời làm giảm các triệu chứng đau đớn chứ không làm gì hơn được. Chúng ta không hề nói rằng làm giảm các triệu chứng đau đớn là sai lầm, vì nhiều khi các triệu chứng đau đớn cần phải được xoa dịu. Nhưng nếu chỉ tìm cách.trị các triệu chứng mà không trị căn bệnh thì là một việc làm nguy hịểm, nhất là trên lãnh vực thuôc linh, khi chúng ta đứng trước sự sống vĩnh viễn hay sự chết vĩnh viễn của con người.

Chúng ta nêu ra đây một ví dụ để soi sáng: có một người đang nằm trên giường, bụng đau quằn quại. Một bác sĩ đến, Bác sĩ này là người hiền lành, biết thương người, không muốn thấy ai đau đớn quằn quại cả, nên muốn cho người ấy dịu cơn đau. Bác sĩ có khả năng làm việc đó, vì bác sĩ có thể chích morphine hay một thứ thuốc tương tự để làm cho người kia dịu cơn đau. Nhưng nếu chỉ làm chừng ấy mà không chẩn bệnh để biết đúng căn bệnh, việc bác sĩ vừa làm có thể gọi là việc làm nguy hại cho bệnh nhân. Không một bác sĩ nào có lương tâm lại chỉ lo trị triệu chứng mà không tìm cách chữa trị căn bệnh. Triệu chứng rất có ích, vì triệu chứng bày tỏ căn bệnh. Y học có thể căn cứ trên triệu chứng mà tìm ra căn bệnh. Vì vậy hành động làm tiêu biến triệu chứng trước khi tìm ra căn bệnh chỉ có thể giải quyết vấn đề trong một thời gian ngắn và chứng bệnh vẫn còn đó. Giả sử người bệnh có chứng viêm ruột thừa vào thời kỳ trầm trọng, thì giải pháp duy nhất phải là giải phẫu chứ không phải là chích morphine. Trên lãnh vực thuộc linh cũng vậy, nếu Hội thánh chỉ dùng các thứ “morphine” như triết học, tâm lý học, công tác xã hội v.v… mà không làm tròn sứ mạng cao cả của mình là công bố Phúc Âm cứu rỗi với quyền năng của Thánh Linh thì Hội thánh đó có hơn gì các Giáo hội khác, hay các hội đoàn ngoài đời?

desert

Xin nhớ rằng việc đưa các công tác, các tổ chức, các học thuyết trên đây vào Giáo hội để thay thế chức vụ công bố Phúc Âm đúng theo Tân Ước không phải là một việc mới mẻ của thập niên 80 hay 90. Trước Thế Chiến thứ nhất, ở các nước Tây phương đã có phong trào mệnh danh là phong trào “Phúc Âm xã hội”. Những người khởi xướng phong trào này cho rằng việc công bố Phúc Âm theo Tân Ước đã lỗi thời vì quá đơn giản và không còn thích hợp với tình hình và các điều kiện xã hội hiện đại. Những người này là người tân phái, thích chỉ trích Thánh Kinh và chỉ trích cả Chúa Cứu Thế Jê-sus. Đối với họ Chúa chỉ là một vĩ nhân, là vị giáo sư vĩ đại, là người xách động quần chúng, một nhà cải cách, một người đáng noi gương. Theo những người này thì chúng ta chỉ cần noi gương Chúa, thông qua những điều Chúa dạy trong Bài giảng trên núi thành những đạo luật rồi đem các đạo luật ấy ra để cải thiện đời sống của quần chúng. Thời kỳ đó trong một số nhà thờ cũng đã có những tổ chức gọi mệnh danh là “câu lạc bộ văn hoá”, và nhà thờ đã biến thành những “trung tâm sinh hoạt xã hội”. Nhưng những người ấy và các tổ chức, hoạt động của họ đã hoàn toàn thất bại.