Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương II -Phần 1)

Chương II : Không Công Tác Nào Có Thể Thay Thế Thiên Chức Công Bố Phúc Âm

climateaction

 Phần 1

Trong chương 1 chúng ta đã nói rằng thiên chức công bố Phúc Âm là chức vụ quan trọng nhất của Hội thánh Chúa và của các Mục sư Truyền đạo. Vì có khuynh hướng muốn coi việc giảng dạy Lời Chúa không còn quan trọng nữa và phải nhường chỗ cho các hoạt động khác, nên chúng ta đã trưng dẫn Thánh Kinh Tân Ước và Lịch sử Hội thánh để chứng minh rằng không có công tác nào có thể thay thế cho việc giảng dạy.

Bây giờ chúng ta tiến một bước xa hơn để lập luận rằng chính Thánh Kinh Tân Ước xác nhận rằng việc đặt thiên chức công bố Phúc Âm vào địa vị ưu việt là đúng với thần học Thánh Kinh và được nhiều sự kiện trong Lịch sử Hội thánh chứng minh. Nói cách khác, tất cả các huấn thị của Thánh Kinh đều xác nhận điều này và đều dẫn chúng ta đến kết luận này. Chúng ta dám khẳng định như vậy vì mỗi khi nghiên cứu về nhu cầu thật của con người và về tính chất của sự cứu rỗi do Thánh Kinh công bố, chúng ta phải đi đến kết luận là: nhiệm vụ thiết yếu của, Hội thánh là công bố Phúc Âm, vì Phúc Âm là giải pháp duy nhất để đáp ứng nhu cầu thật củạ con người, là môn thuốc duy nhất có thể thay đổi tình trạng băng hoại của con người.

Người ta không thấy được tính cách thiết yếu của việc công bố Phúc Âm là vì người ta không nhận thấy nhu cầu thật của con người. Những người này cho rằng con người bệnh hoạn, cả bệnh tâm linh lẫn bệnh thể xác, con người đau khổ, con người là nạn nhân của hoàn cảnh; vì vậy nhu cầu quan trọng nhất là phải tìm giải pháp cho các vân đề này để đem con người ra khỏi cảnh bệnh hoạn đau khổ đó.

Nhưng khi chẩn bệnh con người cách hời hợt như vậy, những người đó chỉ thây các triệu chứng và hậu quả chứ chưa thây căn bệnh, tức là nguyên nhân phát sinh ra các triệu chứng và hậu quả đó. Căn bệnh của nhân loài là tội phản nghịch Thượng Đế và vì tội này người ta thường trực ở dưới cơn thịnh nộ của Thượng Đế (Giăng 3:36). Lời Chúa trong Ê-phê-sô 2:1 quả quyết rằng “tâm linh anh em đã chết vì tội lỗi gian ác”. Lời này có nghĩa là con người thiên nhiên đang chết vì không có sự sống của Thượng Đế, chết vì xa cách Thượng Đế. Thư Cổ-linh thứ hai (4:3-4) gọi tình trạng này là tình trạng, tâm linh bị mù “Nếu Phúc Âm chúng tôi truyền giảng có vẻ khó hiểu là chỉ khó hiểu cho người hư vong, vì Sa-tan, thần của đời này đã làm đui mù tâm trí kẻ vô tín, khiến họ không nhìn thấy ánh sáng của Phúc Âm, không hiểu lời truyền giảng về vinh quang Chúa Cứu Thế, là Hiện thân của Thượng Đế”. Ê-phê-sô 4:17-18 cũng chép “người chưa được cứu có tâm trí hư hoại, lòng vô cùng đen tối, xa cách hẳn sự sống của Thượng Đế, tâm hồn họ đóng kín, không thể nhận biết Ngài”. Tình trạng của người thiên nhiên cũng được Thánh Kinh mô tả là “tối tăm”, như Giăng 3:19 chép rằng “Ánh sáng trời đã soi chiếu thế giới, nhưng người ta thích bóng tối hơn ánh sáng, vì họ làm những việc ám muội”. IGiăng 2:8 chép rằng: “Hễ chúng ta tuân theo quy luật yêu thương, bóng tối trong đời sống chúng ta biến mất và ánh sáng thật của Chúa Cứu Thế bắt đầu chiếu rọi”. Ê-phê-sô 5:8 cũng nói: “Trước kia lòng anh em tối tăm, nhưng ngày nay được Chúa soi sáng”.

Mark 1.15

Khi chẩn bệnh con người, Thánh Kinh mô tả căn bệnh của cả nhân loại là: chết, đui mù, tối tăm. Thánh Kinh cũng cho biết rằng các vấn đề khác, như đau khổ, bất an, bệnh hoạn và tất cả những cái gì dày vò con người, làm con người đau khổ đều là hậu quả của “nguyên tội”, của sự sa ngã của tổ tiên nhân loại là A-đam. Các vấn đề đó không phải là căn bệnh, nhưng là các triệu chứng và hậu quả.

Sau khi đã thấy rõ căn bệnh, biết được nhu cầu thật của con người, chúng ta không lấy làm lạ khi Thánh Kinh gọi sự cứu rỗi là “hiểu rõ chân lý”. “Thượng Đế mong muốn mọi người được cứu rỗi và hiểu rõ chân lý” (ITim 2:4). Sự cứu rỗi là sự hiểu biết chân lý. Sứ đồ Phao-lô, được Thánh Linh soi dẫn, đã viết trong IICổ-linh 5:19-20 như sau: “Do công lao Chúa Cứu Thế, Thượng Đế đã cho nhân loại hoà giải với Ngài, không còn kể đến tội lỗi họ. Ngài sai chúng tôi công bố Tin Mừng này. Chúng tôi làm sứ thần của Chúa Cứu Thế. Thượng Đế dùng chúng tôi kêu gọi anh em. Chúng tôi nài xin anh em, vì Danh Chúa Cứu Thế, hãy phục hoà với Thượng Đế”. Khi giảng ở A-then, Phao-lô nói rằng: “Thần quý vị không biết mà vẫn thờ kính đó chính là Thần tôi đang truyền giảng”. Các thính giả đang nghe Phao-lô giảng là những người “không biết” (dốt nát), mặc dù họ là những triết gia, những người học vấn cao thâm trong đời và cần được tôi tớ của Thượng Đế giảng dạy để được thấy ánh sáng chân lý.

Trong Công vụ 20:27, sứ đồ Phao-lô gọi chức vụ truyền giảng là “công bố mệnh lệnh của Chúa”, còn sứ đồ Phi-e-rơ gọi những người tiếp nhận Phúc Âm là người “được gọi ra khỏi cảnh tối tăm tuyệt vọng và được đưa vào trong ánh sáng phúc hạnh kỳ diệu của Chúa” (IPhê-rơ 2:9-b).

Thánh Kinh cho chúng ta thấy việc truyền giảng phải là việc tối quạn trọng, có địạ vị ựu tiện số một. Vì nhân loại không biết và “sự không biết” này dẫn người ta đến chỗ chống nghịch Thượng Đế, nên nhu cầu thứ nhất là phải nói cho họ biết. Do đó chúng ta xác nhận rằng đây là chức vụ đặc biêt của Hôi thánh, củạ người công bố Phúc Ậm. Trong thư Ê-phê-sô 3:8-11, Phao-lô xác nhận rằng: “Dù tôi kém cỏi nhất trong mọi tín hữu, Chúa đã dùng tôi truyền giảng Phúc Âm cho người nước ngoài tức là trình bày sự phong phú vô hạn của Chúa Cứu Thế và để giải thích cho mọi người biết Thượng Đế cũng là Cứu Chúa của tất cả các dân tộc. Huyền nhiệm này đã được Đấng Tạo Hoá giữ bí mật trong các thời đại trước. Ngày nay các bậc cầm quyền trên trời nhận biết được sự khôn ngoan vô hạn của Thượng Đế, khi họ nhìn thây Hội thánh Ngài gồm đủ tất cả các dân tộc. Đó là chương trình Thượng Đế hoạch định từ trước, do Chúa Cứu Thế Jê-sus thực hiện”.

Chỉ có Hội thánh của Chúa Cứu Thế có thể làm chức vụ truyền giảng Phúc Âm, chỉ có những Mục sư, Truyền đạo, nhà Truyền giáo được Hội thánh biệt riêng ra mới có thể thi hành chức vụ tối quan trọng này. Đó là địa vị ưu tiên của chức vụ truyền giảng theo lời Thánh Kinh dạy dỗ. Vì một khi chúng ta đã biết rõ nhu cầu thật của con người và biết giải pháp duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu đó, chúng ta phải đi đến kết luận: chỉ có người nắm vững sự hiểu biết này mới có thể đem chiạ sẻ cho những ngựời chưa biết.