Thiên Chức Công Bố Phúc Âm (Chương I- Phần 2)
Chương I: Công bố Phúc Âm Là Thiên Chức Quan Trọng Nhất
Phần 2
Không ai đọc lịch sử Giáo hội, nhất là lịch sử Giáo hội Cải chánh mà không nhận thấy rằng chức vụ công bố Phúc Âm là chức vụ nòng cốt của Giáo hội. Nhưng tại sao chức vụ này lần lần mất địa vị quan trọng đó và nhất là mất quyền năng, để cho người ta phải nêu ra vấn đề: công bố Phúc Âm có còn cần thiết không?
(1). Lý do thứ nhất và cũng là lý do quan trọng nhất là: cả diễn giả lẫn thính giả đều thiếu tin tưởng- vào uy quyền của Thánh Kinh, thiếu đức tin vào Chân Lý cửa Thượng Đế. Khi tin chắc chắn rằng Thánh Kinh là lời quyền năng của Thượng Đế, người công bố Phúc Âm mới có thể căn cứ trên uy quyền ấy mà giảng cách mạnh mẽ sống động, đầy uy quyền.Nếu người giảng chỉ trình bày những điều người ấy suy đoán, đưa ra những lý thuyết, giả thuyết thì làm sao có uy quyền của Thánh Linh được? Một khi không có niềm tin sắt đinh vào quyền năng của Thánh Kinh và không căn cứ trên các giáo lý quan trọng của Lời Chúa, diễn giả chỉ có thể giảng luận lý, đưa ra những lý thuyết đạo đức, nói về cách xử thế ở đời, hay đề cập đến các vấn đề xã hội và chính trị. Như vậy làm sao mà chức vụ công bố Phúc Âm không xuống dốc?
(2). Lý do thứ hai là một số người công bố Phúc Âm đã trở thành “diễn giả chuyên nghiệp”, nhà thuyết pháp hùng hồn. Họ có thể kiểm soát cả diễn đàn lẫn thính giả bằng tài hùng biện, bằng “diễn xuất” điêu luyện với những mỹ từ hấp dẫn, bằng cách gâv xúc cảm để hướng dẫn thính giả theo ý muốn của mình. “Kỹ thuật” của các diễn giả chuyên nghiệp này đã gây ảnh hưởng tai hại trên chức vụ công bố Phúc Âm thật và làm cho nhiều người chú trọng đến hình thức hơn thực chất. Các bài giảng đều có trưng dẫn Thánh Kinh, nhưng Lời của Thượng Đế chỉ được: nêu ra với tính cách tượng trưng còn cả bải giảng thì nặng phần trình diễn và thiếu hẳn sức sống của Thánh Linh, thiếu chất dinh dưỡng thuộc linh cần thiết để nuôi linh hồn của cả diễn giả lẫn thính giả.
(3). Lý do thứ ba là khái niệm sai lầm về bài giảng (sermon), do đó đưa đến khái niệm sai lầm về chức vụ công bố Phúc Âm. Có người đã biến bài giảng Thánh Kinh thành bài tiểu luận văn chương và người giảng Phúc Âm trở thành người viết tiểu luận. Có người lại gọi bài giảng là bài diễn văn, bài nói chuyện hay bài thuyết trình và đã quên rằng người công bố Phúc Âm thật là nhà tiên tri nhận sấm truyền trực tiếp từ Thượng Đế và trung tín lặp lại sứ điệp đó như tiên tri Ê-xê-chi-ên khi đứng trong trũng hài cốt khô (Êxêchiên 37).
(4). Một lý do nữa là “yếu tố thờ phượng”. Có nhà thờ coi các nghi lễ nghiêm trang do người ta đặt ra là “thờ phượng”, cũng có nhà thờ quá “luộm thuộm” đến nỗi làm mất trật tự trong phần thờ phượng. Thờ phượng thật: không bị gò bó bởi nhữngkhuôn khổ cứng ngắt cũng không phải là vô trật tự. Người thờ phượng thật là người đứng trước sự hiện diện củaThượng Đế như tiên tri Ê-sa trong Đền Thờ (Ê-sa 6:) và có “Thần Hiểu biết và Kính sợ Thượng Đế” cảm hoá mình (Ê-sa 11:2). Theo định nghiã này thì thờ phượng bao gồm tất cả các tiết mục, kể cả đọc Thánh Kinh, hát Thánh ca, làm chứng, dâng hiến, giảng và nghe giảng. Cũng theo tinh thần thờ phượng này, chúng ta phải giữ để việc hát thánh ca, dù là do hội chúng, do một người đơn ca, một ban hoà ca v.v… không trở thành một hình thức “trình diễn”. Làm chứng ơn phước Chúa có thể do một tín hữu nghèo nàn ít học nhưng đã có kinh nghiệm sống về tình yêu và về quyền năng của Chúa và nói lại (làm chứng) với mục đích duy nhất là dâng vinh quang cho Chúa. Có những nhà thờ mời những nhân vật quan trọng trong xã hội, trong giới thể thao, trong giới chính trị v.v… đứng lên “làm chứng”, nhưng kỳ thật những người này chỉ làm chứng về mình, về thành công của mình hay gia đình mình. Rốt cuộc những giờ “làm chứng” này làm loãng tinh thần thờ phượng và có khi làm cho hội chúng không còn muốn nghe sứ điệp của Thượng Đế.
Trên đây là một số lý do xảy ra trong nhà thờ, giữa những người còn tin tưởng vào Giáo hội để đến nhà thờ nghe giảng. Nhưng như chúng ta đã trình bày trên đây, có một số người khác coi Giáo hội là một “chướng ngại vật” và chủ trương rằng: nếu muốn truyền bá Phúc Âm cách hữu hiệu, chúng ta phải bỏ Giáo hội. Đây không phải là ý kiến cửa những người phá hoại, nhưng của người có thiện chí nghĩ rằng: chúng ta phải bỏ hết những truyền thông cứng ngắt để đi ra, hòa mình với người chưa biết Chúa, sống giữa vòng họ, chia sẻ cuộc sống chúng ta với họ, bày tỏ tình thương của.Thượng Đế cho họ thấy. Có một số Mục SƯ ở các nước tây phương cũng chủ trương như vậy. Những người này nói rằng: chúng tôi giảng Phúc Âm trong nhà thờ, nhưng người ta không thích nghe Phúc Âm. Người ta chỉ thích nghe thảo luận về chính trị, về các vấn đề xã hội, về chiến tranh, về hoà bình. Dođó nếu muốn gây ảnh hưởng trên họ để sau này họ chú ý đến Phúc Âm thì trước tiên phải nói về chính trị, xã hội và phải tích cực tham gia vào các hoạt động này. Những người này cho rằng đây chỉ là “phương tiện” để đem người chưa tin đến nghe Phúc Âm, và cũng có khi họ còn nói rằng đây là “phương pháp” phổ biến Phúc Âm hữu hiệu hơn việc công bố sứ điệp của Thượng Đế.