Thánh Kinh Bảo Huấn- Đức Thánh Linh (Chương VI- Phần 3)

what-is-the-holy-spirit2-740x405 (1)

Điểm Xác Nhận Thứ Ba:  Đức Thánh Linh dùng quyền năng Ngài tăng cường ‘con người bề trong’ của con cái Đức Chúa Trời.
Kết quả của việc Thánh Linh ‘tăng cường con người bề trong’ của chúng ta được nói rõ trong mấy câu kế tiếp : Ê-phê-sô 3:17-19
Mấy câu này dạy rằng : chẳng những quyền năng của Đức Thánh Linh được bày tỏ để giúp chúng ta đắc thắng tội lỗi, mà còn :

(a) tăng cường con người bề trong, chuẩn bị một nơi ở xứng đáng cho Đức Chúa Jê-sus. Động từ này trong nguyên văn Hy-lạp nói đến việc Chúa Jê-sus ‘định cư hay ‘cư ngụ thường trực’ trong lòng chúng ta,

(b) giúp chúng ta ‘ có rễ vững chắc ‘ (như rễ cây cổ thụ bám chặt vào núi) và ‘ có nền móng không rung chuyển’ trên tình yêu của Chúa,

(c) giúp chúng ta ý thức được chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và chiều cao của tình Chúa yêu ta, rồi kinh nghiệm được tình yêu đó, là tình yêu bất tận mà tâm trí hữu hạn của con người không thể nào hiểu hết được, và cuối cùng (lên đến tột đỉnh):

(d) giúp chúng ta ‘ đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời ‘, tức là Thánh Linh truyền thụ cho chúng ta các thuộc tính mà Đức Chúa Jê-sus có thể chia sẻ cho chúng ta, như thuộc tính thánh khiết, yêu thương, vâng lời, khiêm nhường.

(4) Rô-ma 8. 14 Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn đều là con của Đức Chúa Trời.
Điểm Xác Nhận Thứ Tư: Đức Thánh Linh dắt dẫn lãnh đạo) chúng ta vào đời sống thánh khiết, tức là nếp sống đúng mức của con cái Đức Chúa Trời, nếp sống giống Đức Chúa Trời.

Đức Thánh Linh không những ban cho chúng ta quyền năng để sống một đời sống thánh khiết đẹp ý Đức Chúa Trời, mà Ngài còn ‘lãnh đạo’, nắm lấy tay chúng ta và dắt chúng ta vào đời sống thánh khiết đó. Phần chúng ta là phải hoàn toàn đầu hàng (thuận phục) Đức Thánh Linh để Ngài lãnh đạo và nán đúc chúng ta, như miếng đất sét trong tay Thợ Gốm.
Người đã đặt mình vào tay Thánh Linh như vậy chẳng những là ‘dòng dõi’ của Đức Chúa Trời (Công vụ 17:28), hay chỉ là ‘con cái’ bình thường, mà là ‘con yêu dấu của Đức Chúa Trời nữa (Cô-lô-se 3 : 1 2; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2 : 1 3 ).

(5) Rô-ma 8:16 Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái
Đức Chúa Trời (bears withness with our Spirit=làm chứng với tâm linh chúng ta ).

Điểm Xác Nhận Thứ Năm: Đức Thánh Linh làm chứng cùng với (together with) tâm linh của người tin Chúa rằng: người đó là con Đức Chúa Trời, chúng ta cần để ý điểm này : Lời Chúa không nói rằng ‘ Thánh Linh làm chứng cho chúng ta ‘ (the Spirit bears witness to us), nhưng nói rằng : ‘Thánh Linh làm chứng cùng với tâm linh chúng ta ‘ (together with om spirit). Đó là ý nghĩa của câu này trong nguyên văn, và nhấn mạnh điểm : có ‘hai’ làm chứng về địa vị con cái’ của chúng ta. Một là tâm linh ta làm chứng và Đức Thánh Linh cùng làm chung với tâm linh chúng ta rằng: chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh làm chứng như thế nào ? Ga-la-ti 4:6 chép : Lại vì anh em là con nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài vào lòng chúng ta, kêu rằng: A-ba !
Chúng ta chỉ có thể có kinh nghiệm nhận thức cách rõ ràng về giạ vị làm con cái’ do Thánh Linh của Con Đức Chúa Trời cùng làm chứng với tâm linh chúng ta và cùng kêu lên tiếng ‘A-ba, Cha’

(a) Khi luật pháp của Thánh Linh Sự Sống trong Chúa Jê-sus đã phóng thích chúng ta khỏi luật của tội lỗi và sự chết,

(b) Khi sự công bình mà luật pháp buộc phải làm đã thực hiện trong chúng ta là người không bước theo xác thịt nhưng bước theo Thánh Linh 8:4

(c) Khi chúng ta đầu hàng Thánh Linh vô điều kiện để Ngài toàn quyền lãnh đạo (8:14)
Có người đòi cho được sự làm chứng này của Đức Thánh Linh rồi mới chịu xưng nhận Đức Chúa Jê-sus làm Chúa và Cứu Chúa, hay mới đầu hàng Thánh Linh vô điều kiện. Nhưng hai ‘điều kiện’ này đều sai lầm cả.

(6) Ga-la-ti 5.22,23 Nhưng trái của Thánh Linh ấy lả : lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.

Điểm Xác Nhận Thứ Sáu: Đức Thánh Linh kết quả trong người tin Chúa thứ trái có đặc tính giống các mỹ đức của Chúa Jê-sus.
So sánh với:
Rô-ma 14:17 Vì nước Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công bình, bình an, vui vẻ bởi Đức Thánh Linh vậy (For the kingdom of God is not food and drink, but righteousness and peace and joy in the Holy Spirit)
Rô-ma 15:13 Vậy xin Đức Chúa Trời của sự trông cậy làm cho anh em đầy dẫy mọi điều vui vẻ và mọi điêu bình an trong đức tin, hầu cho anh em nhờ quyền phép Đức Thánh Linh được dư dật sự trông cậy. (Now may the God of hope fill lyou with all joy and peace in believing, that you may abound in hope by the power of the Holy Spirit).
Rô-ma 5:5 Vả, sự trông cậy không làm cho hổ thẹn, vì sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta. (Now hope does not disappoint, because the love of God has been poured our in our hearts by the Holy Spint do was given to us).
Tất cả những bản tính cao đẹp, tất cả những gì giống Chúa Jê-sus trong đời sống chúng ta đều là công việc, đều là trái của Đức Thánh Linh. Chính Thánh Linh ra trái, không phải chúng ta. Chúng ta cần để ý là Ga-la-ti 5 :22,23 không nói ‘các trái’ (số nhiều) của Thánh Linh nhưng nói là ‘trái’ (số ít, với quán từ xác định = ‘the’ fruit). Một nguồn gốc nhưng đa diện (như cái hoa, có nhiều cánh hoa phát xuất từ một đài hoa). Đây là một đời sống vô cùng tươi đẹp, với những đặc tính của trái Thánh Linh mà chúng ta cần dành nhiều thì giờ để học hỏi suy gẫm : ‘Yêu thương’ (Love), ‘Vui mừng’ (Joy), ‘Bình an’ (Peace), ‘Nhịnnhục’ (nhẫn nại, Longsuffering), ‘Nhơn từ’ (Kindness), ‘Hiền lành’ (thiện hảo, Goodness), ‘Trung tín’ (Thành tín, Faithfulness), ‘Mềm mại’ (Hoà nhã, Gentleness) và ‘Tiết độ’ (Tự chủ, Self-control). Đây có phải là nếp sống với những đặc tính chúng ta tha thiết ước ao không ?
Nếp sống này không phải là ‘nếp sống tự nhiên’ của chúng ta và chúng ta không thể nào thực hiện bằng những nổ lực của xác thịt, của con người. ‘Nếp sống tự nhiên’ của chúng ta là nếp sống có những đặc tính Chúa vạch trần trong Ga-la-ti 5:19-21, là : gian dâm, Ô uế, luông tuồng (trụy lạc, phóng đãng), thờ thần tượng, phù phép (yêu thuật), thù oán (hận thù), tranh đấu (tranh chấp), ghen ghét (ganh ghét), buồn giận (giận dữ), cải lẫy (khích bác, tham vọng ích kỷ), bất bình, bè đảng (tà giáo, heresies), ganh gỗ (ganh tị), say sựa, mê ăn uống (chè chén) và những thói xấu tương tự.
Nhưng một khi, dưới ánh sáng của Thánh Linh, chúng ta ý thức rõ ràng tình trạng xấu xa tuyệt vọng của mình và thú nhận mình hoàn toàn bất năng không có cách nào để diệt trừ các thói hư tật xấu đó, rồi đầu hàng Đức Thánh Linh vô điều kiện,thì Đức Thánh Linh là Đấng đang sống trong chúng ta sẽ thực hiện công việc của Ngài. Nói cách khác, chúng ta phải đến chỗ vô kế khả thi và để cho Đức Thánh Linh toàn quyền chủ động thì lúc đó, và chỉ đến lúc đó, Thánh Linh mới tác động và chúng ta mới có được các đặc tính của ‘trái Thánh Linh’.
Bạn có muốn có ‘trái Thánh Linh’ với chín đặc tính được mô tả trong Ga-la-ti 5:22-23 không ? Bạn hãy dứt khoát từ khước ‘cái tôi’ với những nổ lực cố gắng của ‘ cái tôi ‘ để mong đạt đến trình độ thánh hoá, và hoàn toàn thuận phục Đức Thánh Linh, là Đấng đang sống trong bạn, để Ngài toàn quyền chủ động và ra trái đầy vinh hiển của Ngài qua bạn.
Đây cũng là điều Chúa dạy chúng ta trong Ga-la-ti 2:20 ‘tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi, nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi và đã phó chính mình Ngài vì tôi ?
Chúng ta phải ý thức cách rõ rệt và dứt khoát là : xác thịt không thể nào ra ‘trái Thánh Linh’ và bạn không thể nào có được các đặc tính của trái này với sức riêng của mình, vì đó là ‘trái của Đức Thánh Linh’. Chúng ta thường nghe người ta nói về đường lối ‘trau dồi đạo đức Đường lối này thật ra chỉ là phương pháp ‘canh tác cái tôi’, cố gắng trau dồi bản tính của xác thịt, rồi mong cho kết quả, là ra ‘trái Thánh Linh’ ! Ngoài một mình Đức Thánh Linh, không một người nào, kể cả các vị được đời coi là thánh nhân hiền triết, có thể thực hiện ‘ trái Thánh Linh’.
Chúng ta cũng có nghe về việc ‘xây dựng phẩm hạnh’. Đây không phải là một điều sai lầm nếu chúng ta giao trách nhiệm ‘xây dựng’ cho Đức Thánh Linh, và khi ấy, việc được gọi là ‘xây dựng’ chính là việc ‘ra trái’. (Tuy nhiên, chúng ta phải nghiên cứu và thực hành Lời Chúa dạy trong 2 Phi-e-rơ 1 :5-7).
Nói tóm lại, chỉ khi nào chúng ta hoàn toàn thuận phục Đức Thánh Linh thì Ngài mới làm trong chúng ta công việc của Ngài, là công việc cũng được gọi là ‘thánh hoá bởi Đức Thánh Linh (I Phi-e-rơ 1 : 2 ; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2 : 1 3 ) .
Mặt khác, việc ‘xây dựng phẩm hạnh’ hay ‘trau dồi đạo đức’ có thể kể là việc làm đúng, nếu chúng ta ‘nhìn xem Đức Chúa Jê-sus (Hêbơrơ 12:2) để cho biết chúng ta phải giống Ngài như thế nào, rồi vâng phục Đức Thánh Linh để Thánh Linh ‘ trau dồi ‘ chúng ta càng ngày càng giống Chúa Jê-sus hơn.

(7) Giăng 16. 13 Lúc nào Thần Lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật _ vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến.
(However, when He, the Spirit of Truth, has come, He will guide you into all truth, for He will not speak of His own authority, but whatever He hears He will speak, and He will tell you things to come).