Thánh Kinh Bảo Huấn-Đức Chúa Trời (Chương VIII-phần II)

howgreatisourgod

III. Cách Đức Chúa Trời bày tỏ đức Thánh khiết của Ngài 

( 1 ) Habacúc 1:13  Mắt Chúa thánh sạch chẳng nhìn sự dữ, chẳng có thể nhìn được sự trái ngược. Sao Ngài nhìn xem kẻ làm sự dối trá, khi kẻ dữ nuốt người công bình hơn nó, sao Ngài nín lặng đi?(You are of pure eyes than to behold evil, and can not lool to wickedness. Why do You look on those wo deal treacherously and hold Your tonfue when the wicked devours one more righteous than he?)

Sáng thế 6:5,6 Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn, thỉ tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất và buồn rầu trong lòng (then the Lord saw that the wickendness of man ws great in the earth, and that every initent og the thoghts of his heart was only evil continually. And the Lord was sorry that He hade made man on the earth and He was grieved in His heart).

Phục truyền 25:16 Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi lấy làm gớm ghiếc người nào làm các điều này và phạm sự bất nghĩa.

Châm ngôn 15:9a, 26a Đường lối kẻ ác lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô- va….Các mưu ác lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va (The way of the wicked is an abomination to the Lord. . . Thc thoughts of the wicked me an abotnination to the Lord).

 Điểm Xác Nhận Thứ  Ba: Đức Chúa Trời bày tỏ thuộc tính Thánh khiết khi Ngài gớm ghiếc (ghê tởm) tội lỗi.

(2 ) Châm ngôn 15: 9b . . . Nhưng Ngài thương mến người nào theo sự công bình.

Lê- vi 19:2 Hãy truyền cho cả hội chúng Ysơraên rằng: hãy nên thánh, vì Ta, Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi vốn thánh (Speak to all the congregation of the children of Israel and say to them: You shall be holy, for I the Lord your God am holy).

Lê vi 20:26 Đối cùng Ta các ngươi hãy nên thánh vì Ta, Đức Giê-hô-va, là thánh; Ta đã phân rẽ các ngươi với các dân để các ngươi thuộc về Ta. (And you shall be holy, for I the Lord your God am holy).

Điểm Xác Nhận Thứ  Tư: Đức Chúa Trời bày tỏ thuộc tính Thánh khiết khi Ngài vui lòng thấy có người đi theo sự công bình và thánh khiết.

(3 ) Gióp 34:10 Vì vậy, hỡi người thông sáng, hãy nghe tôi: Đức Chúa Trời chẳng hề hành ác, Đấng Toàn năng không bao giờ làm hung nghiệt. (therefore, listen to me, you men of understanding: Far be it from God to do wickendness, and from the Almighty to commit iniquity).

Điểm Xác Nhận Thứ  Năm: Đức Chúa Trời bày tỏ thuộc tính Thánh khiết vì Ngài không bao giờ có hành động gian ác tội lỗi.

(4) Ê-sai 59:1,2 Nầy, tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được; tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu.  Nhưng ấy là sự gian ác các ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa.  (Behold,the Lord’s hand is hot shortened, that it can not save; nor His ear hervy that it can not hear. But your iniquities have separated you from God; and our sins have hidden His face from you,so that He will not hear.)

Điểm Xác Nhận Thứ  Sáu: Đức Chúa Trời bày tỏ thuộc tính Thánh khiết khi Ngài không thể đến gần tội nhân. Vì vậy người có tội muốn đến gần Đức Chúa Trời buộc phải có của lễ chuộc tội như được giải bày trong các câu Kinh Thánh sau đây :

Êphêsô 2:13 Nhưng trong Đức Chúa Jê-sus Christ anh em kẻ ngày trước cách xa, hiện nay đã nhờ huyết Đấng Christ mà được gần rồi.

Hêbơrơ 10: 8b-10 Sau lại nói. ‘Đây này, tôi đến để làm theo ý muốn Chúa ? Vậy thì Chúa đã bỏ điều trước đặng lập điều sau, ấy theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jê-sus Christ một lần đủ cả (then He said: “Behold, I have come to do Your will, O God”. He takes away the first that He may establish the second. By that will we have been sanctified through the offering of the body of jesus Christ once for all).

Giăng 14: 6 Vậy Đức Chúa Jê-sus đáp rằng. Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống, chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha (Jesus said to him: I am the way, the truth and the life. No one come to the Father except through Me).

Huyết phải đổ ra thì người có tội mới có thể đến gần Đức Chúa Trời.

Chuộc tội hay đền tội (nguyên văn Hi-bá KAPHAR có nghĩa là bao phủ, đền tội, giải hoà, phục hòa) là điều kiện tiên quyết mà thuộc tính Thánh khiết của Đức Chúa Trời buộc phải có. Nếu giải thích sự chết đền tội của Chúa Jê-sus là một  phương pháp để bày tỏ tình yêu của Đức Chúa Trời hay là một hành động hy sinh khác thường để gây nên một ấn tượng sâu xa trên lòng con người, đều là những cách giải thích lệch lạc, sai lầm, không nói lên được lý do chính tại sao Con ĐứcChúa Trời phải nhập thể làm người để dâng hiến thân thể và huyết của Ngài cho Đức Chúa Cha.

Lý do đầu tiên mà cũng là lý do căn bản cho biết tại sao ‘không đổ huyết thì không có sự tha thứ’ (Hêbơrơ 9:22b) chính là: Đức Chúa Trời thánh khiết không thể nhìn tội nhơn, nếu tội nhơn đó chưa được che phủ bởi huyết vô tội. Chỉ như thế, giữa tội nhơn và Đức Chúa Trời mới có sự giải hoà (phục hoà).

( 5 ) Xuất ê-díp-tô 34. 5-7 Đức Giê-hô-va ngự xuống trong đám mây, đứng gần bên Môi-se và hô danh Giê-hô-va. Ngài đi ngang qua mặt người, hô rằng: Giê-hô-va! Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội lỗi; nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội, và nhân tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời. 

Sáng thế 6:5-7 Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn;  thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó.

Thi-thiên 5:4-6 Vì Chúa chẳng phải là Đức Chúa Trời bằng lòng sự dữ; Kẻ ác sẽ không được ở cùng Chúa. Kẻ kiêu ngạo chẳng đứng nổi trước mặt Chúa; Chúa ghét hết thảy những kẻ làm ác. Chúa sẽ hủy diệt các kẻ nói dối; Đức Giê-hô-va gớm ghiếc người đổ huyết và kẻ gian lận.

Điểm Xác Nhận Thứ  Bảy: Đức Chúa Trời bày tỏ thuộc tính Thánh khiết khi Ngài hình phạt tội nhơn.

Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi không phải như người cha áp dụng biện pháp kỷ luật đối với con cái để giúp cho con trở nên nên người tốt (Cần phân biệt rõ rệt giữa sự hình phạt tôi nhơn với việc sửa phạt con cái theo kỷ luật. Người cha áp dụng biện pháp kỷ luật để đem lại ích lợi cho con cái, Hêbơrơ 12:4-11). Đức Chúa Trời là Đấng Thánh khiết kỵ tà nên Ngài ghét tội lỗi. Thuộc tính Thánh khiết kỵ tà, cũng như các thuộc tính khác của Đức Chúa Trời, là thuộc tính sống động lúc nào cũng được bày tỏ ra. Cơn thịnh nộ thánh khiết của Đức Chúa  Trời phải giáng trên tội lỗi.

Nếu nói về Đức Chúa Trời hình phạt tội lỗi mà bỏ qua thuộc tính Thánh khiết kỵ tà ghét tội của Ngài, chẳng những là trái ngược với Kinh Thánh mà còn quá cạn cợt và xúc phạm đến vinh quang của Đức Chúa Trời nữa.

Đức Chúa Trời Thánh khiết cực điểm nên Ngài ghét tội lỗi cách cực điểm.

Có lần chúng ta được thoáng thấy sự Thánh khiết của Đức Chúa Trời khi Ngài hình phạt những tội lỗi kinh khủng mà chính chúng ta cũng chịu không nổi, nhưng chúng ta đừng quên rằng: với thuộc tính Thánh khiết cực điểm, Đức Chúa Trời cũng ghét những tội nhỏ bé nhất và cơn thịnh nộ của Ngài đối với các tội nhỏ bé này còn lớn gấp triệu triệu lần cách chúng ta gớm ghiếc những tội lỗi. Đức Chúa Trời là Tình yêu. Đúng vậy, Đức Chúa Trời chính là Tình yêu, nhưng Tình yêu của Đức Chúa Trời không phải là thứ Tình yêu uỷ mị, Tình yêu bỏ qua tội lỗi để đến cuối cùng cứu rỗi tất cả nhân loại, kể cả người được tẩy sạch bởi huyết của Chúa Jê-sus lẫn người khước từ thập tự giá, như thuyết Universalism chủ trương. Đừng quên rằng : ‘Đức Chúa Trời chúng ta đám lửa thiêu hoá (Hêbơrơ 12:29) (Our God is a consuming fire).

Chúng ta không thể nào ý thức được Tình yêu của Đức Chúa Trời nếu không nhìn Tình yêu đó qua ánh sáng của thuộc tính Thánh khiết kỵ tà với cơn thịnh nộ cực điểm của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi.

(6) Giăng 3:16 Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nổi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin con Đức Chúa Trời đều không bị hư mất nhưng được sự sống đời đời.

I Phierơ 3:18 Vả, Đấng Christ cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng Công bình thay cho kẻ không công bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời, về phần xác thịt thì Ngài đã chịu chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống (nhưng được Thánh Linh làm sống lại) (For Christ also suffere one for sins, the Just for the Just for the un just, that He might bring us to God, being put to death in the flesh but made alive by the Spirit).

Điểm Xác Nhận Thứ  Tám: Đức Chúa Trời bày tỏ thuộc tính Thánh khiết khi Ngài thiết kế và thực hiện sự hy sinh cực điểm để cứu chuộc loài người ra khỏi tội lỗi và đem vào sự Thánh khiết của Ngài. Sự chết của Đức Chúa Jê-sus trên cây thập tự chẳng những bày tỏ Tình yêu, mà còn bày tỏ đức Thánh khiết kỵ tà của Đức Chúa Trời nữa.