Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương IV – Phần 2.h)

Chương IV: Người Truyền Bá Phúc Âm

Phần 2: Người Tín Đồ Hoàn Vũ Làm Những Gì?

vine of Israel 2

h. Người tín đồ sẵn lòng thay đổi nếp sống và mức sống cửa mình để dâng hiến tiền của vào công cuộc truyền bá Phúc Âm

Phương châm của người ấy là: “Dâng hiến (hay “ban cho”) thì có phước hơn là nhận lãnh” (Công vụ 20:35.

Nhà truyền bá Phúc Âm John Wesley thường giảng một bài có 3 phần:

(1) người tín đồ của Chúa Cứu Thế nổ lực làm việc để có thêm một số lợi tức.

(2) người tín đồ của Chúa Cứu Thế nố lực tiết kiệm, tức là để dành tiền đến mức tối đa, tiết kiệm từng đồng, không bao giờ tiêu phí;

(3) người tín đồ của Chúa Cứu Thế nổ lực dâng hiến cho Chúa, tức là vì yêu mến Chúa mà dâng hiến đến mức tối đa, bắt đầu từ 1/10, rồi 2,3 phần mười, có người dâng đến 5, đến 9 phần mười cho Chúa.

20150113-chiem-nguong-ve-ruc-ro-cua-8-vuon-hoa-dep-nhat-the-gioi-3

Vì là người truyền bá Phúc Âm, John Wesley không thể thực hành nguyên tắc thứ nhất, nhưng ông thục hành nghiêm chỉnh nguyên tắc thứ hai và thứ ba. Lịch sử cho biết: khi được Hội Thánh cung lương 30 Anh kim và gia đình ông sống tối thiểu phải hết 27 Anh kim, nên ông dâng 3 Anh kim cho Chúa. Khi Hội Thánh tăng lương cho ông gấp đôi, ông cũng chi tiêu 27 Anh kim và dâng hiến 33 Anh kim cho Chúa. Khi Hội Thánh tăng lương cho ông đến 90 Anh kim, ông cũng chi tiêu 27 Anh kim và dâng hiến 63 Anh kim cho Chúa, đặc biệt là dâng vào công cuộc truyền giáo thế giới. Vì mối quan tâm đến công cuộc truyền giáo Thế giới nên ông thường nói rằng: “thế giới là giáo khu của tôi.”

Vào năm 1991, nhà truyền bá Phúc Âm trẻ tuổi là Benny Hinn có viết một quyến sách làm chứng về công việc của Đức Thánh Linh trong chức vụ mình. Sách bán chạy đến nổi nhà xuất bản cho ông biết họ sẽ trả cho ông nửa triệu Mỹ kim. Ông liền quyết định dâng hết số tiền đó cho Chúa để dùng vào công cuộc Truyền giáo Thế giới. Tuy nhiên, công cuộc truyền giáo thế giới đã phát triển suốt 20 thế kỷ phần lớn là do các tán đồ nghèo thiếu, những người lãnh tiền công nhật chi đủ sống hoặc gần đủ sống cho gia đình. Nhưng họ đã hy sinh dâng hiến rời rộng, sẵn lòng hạ thấp mức sống của mình để có thể dành dụm góp phần vào công cuộc truyền bá Phúc Âm của Chúa Cứu Thế.

hoa_nhat_dep_1

Trong khi nhiều người chỉ chú ý vào những người dư ăn dư mặc và những trường hợp đặc biệt, thì Chúa Cứu Thế lại lưu ý đến những tôi con Chúa có mức sống như người đàn bà góa dâng một đồng tiền chỉ có giá trị bằng 1/4 xu, nhưng đối với Chúa đồng tiền ấy có giá trị vô cùng. Chúa thường dùng những “đồng tiền” ấy để làm những phép lạ, như Chúa đã dùng 5 cái bánh và 2 con cá một em bé dâng đế hóa ra nhiều cho 5 ngàn người ăn dư dật (Giăng 6:1-15), dùng một hũ dầu trong nhà đế hóa ra nhiều hũ khác, đủ đế cho một bà góa và 2 con trả nợ và nuôi mình (II Vua 4:1-7).

Khi ông William Carey thành lập Hội Truyền Giáo để gửi người đi truyền bá Phúc Âm ở Ấn Độ, ông chi có trong tay 13 lồng 2 cắc và 6 xu, nhưng ông trông mong Chúa làm nhiều công việc lớn từ khỏi điếm nhỏ bé đó. Quả nhiên, Chúa ban phước nhiều trên số tiền nhỏ bé, dùng nó để phát động một phong trào Truyền giáo lớn, đem hàng vạn người đến với Chúa Cứu Thế.