Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 9c)
Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm
Phần 9c: Phương pháp thứ chín: Xin Chúa cho khải tượng và trang bị
để thực hiện khải tượng
Sundar Singh cũng cho biết thêm rằng lúc ấy ông chưa bao giờ nghe ai nói, cũng chưa bao giờ đọc sách về kinh nghiệm của Sau-lơ gặp Chúa Cứu Thế trên con đường đi Đa-mách cả. về sau, Chúa Cứu Thế đã dùng Sundar Singh truyền bá Phúc Âm cách đầy quyền năng và kết quả vĩ đại khắp cả lục địa Ân-độ, qua Tích-lan, Tây-tạng, Népal, Miến-điện, Mã-lai, Singapore, đến Trung hoa, Nhật bản, úc đại lợi, Anh quốc, Thụy sĩ, Na-uy, Thụy điển, Đan-mạch, Hòa-lan, Đức quốc, Hoa kỳ. Đi đến đâu ông cũng được rất đông người đặc biệt lưu ý nghe ông trình bày Phúc Âm, gồm đủ các thành phần tôn giáo như Ấn độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Lạt-ma giáo, tôn giáo Sikh, Thần đạo Nhật bản cũng như Công giáo và Tin Lành. Sundar Singh đã dìu dắt hàng ngàn hàng vạn người đến với Chúa Cứu Thế Jê-sus.
Còn sau đây là bài tự thuật của ông Trần Đức Sinh:
Tôi cất tiếng chào đời trong một gia đình Công giáo. Một vị Linh mục đã rửa tội tôi lúc tôi còn nhắm mắt nằm ngoan trong vòng tay mẹ. Tôi lớn lên, đi nhà thờ, đánh cù, đánh đáo dưới bóng những cây soan tây rợp mát cạnh ngôi giáo đường uy nghi, đồ sộ. Làng tôi là làng Công giáo tên là làng Phú ốc, huyện Mỹ lộc, tỉnh Nam định. Dân làng sống dưới mái tranh nghèo nàn, an phận. Tôi không bao giờ quên tiếng mõ tre vang vọng vào trong những buổi tối: Cốc, cốc, cốc, trình làng nuớc: có ai mua muối đến nhà ông Lý mà mua (nghĩa là nhà nuớc bán muối cho dân làng tại nhà ông Lý trưởng); tiếng sáo diều, tiếng mẹ ru con, tiếng đạp lúa… Những âm thanh đó đi theo tôi từ hơn 40 năm nay. Trong làng tôi chi có 3 ngôi nhà xây lợp ngói: đó là nhà ông Lý trưởng, nhà ông Phán Quý và nhà Cha xứ. Trong cả ba nhà ấy thì nhà Cha Xứ là lớn nhất và có hai con chó rất dữ mà bọn trẻ con chúng tôi rất sợ.
Khi khôn lớn, gặp cảnh khổ đau, tôi thường lân la tìm nguồn an ủi nơi các giáo đường thanh tịnh. Tôi thường vào nhà thờ cầu nguyện những lúc vắng lặng không có ai. Những pho tượng mang nhiều đường nét sống động như người thật nhìn tôi đăm đăm, nhung tôi không thế hiểu đuợc những pho tượng ấy muốn nói gì với tôi, hình như tượng dửng dưng vô tình trước sự đau khổ của nguời đời. Nhũng lúc đau khổ tôi thường đọc lớn những câu kinh tôi đã học thuộc lòng.
Ngoài giáo đường, tôi còn tìm tới nơi cửa thiền và đọc triết lý nhà Phật, mong hóa giải được niềm đau trong cuộc sống. Tiếng chuông chùa ngân nga huyền ảo, tiếng mõ, tiếng kệ nhẫn nhục, hình thù kỳ ảo, đa dạng của nhiều ảnh tượng, cùng với hệ thống lý giải của Tứ diệu để và thuyết luân hồi cũng không làm tôi hết khổ.