Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 9b)

Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm

anh-nen-canh-dong-hoa-oai-huong-tim-dep4

 

Phần 9b: Phương pháp thứ chín: Xin Chúa cho khải tượng và trang bị
để thực hiện khải tượng

Trong Thánh Kinh Tân Ước, ba người đặc biệt được thấy khải tượng là Phê-rơ, Phao-lô và Giăng. Chúa đã dùng khải tượng đế mở rộng nhãn quan của sứ đồ Phê-rơ về chương trình truyền bá Phúc Âm, đồng thời cũng đánh tan thành kiến cố hữu của Phê-rơ và tinh thần kỳ thị chủng tộc trong đoàn thế tín hữu Do-thái thời ấy. Thánh Kinh đã tường thuật trong sách Công vụ chương 10 rằng: Chúa cho đại đội trưởng Cọt-nây thấy khải tượng lúc 3 giờ chiều để bảo ông sai người đi mời sứ giả của Chúa là Phê-rơ. Ngay hôm sau, Chúa lại cho Phê-rơ thấy khải tượng trong giờ cầu nguyện khoảng 12 giờ trưa để cho ông biết chương trình cứu chuộc các dân tộc nước ngoài và chính ông phải ra đi truyền bá Phúc Âm cho người nước ngoài thường bị đồng bào ông kỳ thị và cho là ô uế. Chúa nhấn mạnh cho Phê-rơ nghe một chân lý có vẻ không có gì mói lạ nhưng chính ông và Hội Thánh ông vẫn chưa thấu triệt là: Vật gì hoặc những gì được Thượng Đế tẩy sạch thì không còn ô uế nữa. Có lẽ vì Phê-rơ chưa hiếu, và nhất là chưa chấp nhận hoàn toàn nên Chúa lập lại câu đó đến ba lần. Phao-lô khi mới bắt đầu ăn năn quay về với Chúa Cứu Thế đã thấy A-na-nia trong khải tượng. A-na-nia là một tín hữu đã đến cầu nguyện cho Phao-lô sáng mắt và đầy dẫy Thánh Linh (Công vụ 9: 10-12). Trong bước đường truyền bá Phúc Âm nước ngoài, có lúc Phao-lô phải phân vân, không biết tiến thoái thế nào, Chúa Thánh Linh liền hướng dẫn Phao-lô. Chúa cấm Phao-lô vào Tiểu Á trong giai đoạn đó, nhưng lại cho Phao-lô thấy khải tượng một người Ma-xê-đoan đến đứng trước mặt mình khẩn khoản nài xin rằng: Xin hãy qua xứ Ma-xê-đoan mà cứu giúp chúng tôi. Phao-lô đã vâng theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh và thu được nhiều thành quả tốt đẹp, thành lập nhiều Hội Thánh lớn mạnh tại Ma-xê-đoan và Hy-lạp. Đến khi Phao-lô gặp nhiều thử thách, chống đối dữ dội, như muốn ngã lòng tại Cổ-linh xứ Hy-lạp thì Chúa lại hiện đến gặp ông trong khải tượng mà khích lệ ông: Con đừng sợ, song hãy nói và chớ làm thinh. Ta ở cùng con luôn, chẳng ai tra tay trên con đế làm hại con được vì Ta có nhiều người trong thành phố này (Công vụ 18:9,10). Sứ đồ Giăng khi tuổi cao tác lớn lại còn bị tù vì danh Chúa, nhưng Ị giữa cảnh lưu đày, giam cầm, ông được Chúa cho thấy một loạt khải tượng về Chúa Cứu Thế, về Hội Thánh, về tương lai thế giới. Có thể nói, qua các khải tượng ấy, Giăng biết vinh quang và uy quyền tuyệt đối của Chúa Cứu Thế càng rõ rệt, biết kế hoạch của Đấng Tạo Hóa cho Hội Thánh Ngài đầy đủ chi tiết hơn, và biết tương lai khủng khiếp dành sẵn cho những người khước từ Chúa cách cụ thế hơn và do đó lòng yêu thương càng được nung nấu trong nhiệm vụ cứu vớt đồng bào đồng loại.

Nói tiếp về khải tượng truyền bá Phúc Âm, một câu hỏi cần được đặt ra là: Trong thời hiện đại, Chúa còn cho các thanh niên thấy khải tượng hay không? Xin thưa rằng: Có.

Một người An độ tên là Sundar Singh, là một người thù ghét Phúc Âm. Nghe những lời giới thiệu về Chúa Cứu Thế, về Phúc Âm ông càng ghét cay ghét đắng các tín đồ Tin Lành, ghét cả đến quyến Thánh Kinh và Chúa Jê-sus của họ. Tuy nhiên, ông nhìn nhận rằng mình đang tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn. Khi nghe một giáo sư quả quyết rằng: Chúa Cứu Thế Jê-sus có thế ban cho ông sự bình an mà ông mong ước, thì ông nối giận, quyết phá hoại nhóm tín đồ Phúc Âm cho kỳ được. Dù vốn là con nhà gia giáo, đạo đức nhưng vì thù ghét Phúc Âm, Sundar Singh lại đi tập họp một nhóm du côn để phá trường học Tin Lành, ném đá và phân vào giữa nơi các tín đồ Phúc Âm đang thờ phượng. Tìm cách trục xuất các nhà truyền bá Phúc Âm và đám tín đồ ấy ra ngoài vòng pháp luật.

canh_dong_hoa_tulip_8

Một hôm, Sundar Singh đi mua một quyển Thánh Kinh Tân Ước và làm cho mọi người đều ngạc nhiên. Nhưng ông rủ bạn bè đến nhà xem ông sử dụng quyển Thánh Kinh ấy như thế nào. Ông đốt một đám lửa giữa sân, rồi cầm quyển Thánh Kinh xé từng tờ, bỏ vào đám lửa. Cha ông thấy thế tìm cách ngăn cản, nhưng ông ném luôn cả phần sách còn lại vào đám lửa cho đến khi quyển Thánh Kinh cháy rụi mới. thôi. Sau đó ông về phòng riêng, ở luôn trong phòng ba ngày đêm. Người ở ngoài nghe tiếng ông nói: Nếu Thượng Đế muốn cho tôi sống thì Ngài hãy nói cho tôi biết. Ôi, lạy Chân Thần, nếu Chân Thần thực hữu, xin tỏ mình cho tôi biết ngay tối nay. Ông đã quyết định chờ đợi đến hết đêm thứ ba, nếu không nghe Chân Thần đáp ứng lời nguyện cầu của minh, thì 5 giờ sáng hôm sau, ông sẽ ra nằm kề cổ trên đường sắt để nhờ bánh xe lửa chuyến tốc hành kết liễu cuộc đời của mình. Sundar Singh đã tự thuật như sau:

Tôi đang cầu xin như thế, thình lình, tôi thấy một ánh sáng lớn, tôi thấy hình thể của Chúa Cứu Thế Jê-sus đầy vinh quang và từ ái. Nếu đây là hiện thân của một vị thần Ấn độ giáo, chắc tôi đã quỳ mọp xuống trước mặt vị thần đó rồi. Nhưng đây là Chúa Cứu Thế Jê-sus mà tôi đã chưởi rủa, phỉ báng mấy ngày trước đó, tôi cảm biết ngay rằng một khải tượng như thế này không thể nào do óc tưởng tượng của tôi mà ra được. Tôi nghe một tiếng phán dạy bằng tiếng Hidustani: Con sẽ bức hại Ta đến bao giờ? Ta đến đế cứu con. Con đang cầu nguyện đế xin biết được chính đạo, tại sao con lại không theo chính đạo? Sundar Singh ghi tiếp:

Tôi chợt nghĩ ra rằng: Chúa Cứu Thế Jê-sus hiện giờ không chết đâu, nhung Chúa đang sống và đây chính là Chúa Cứu Thế. Tôi quỳ xuống dưới chân Chúa Cứu Thế và lập tức tôi được sự bình an mà trước nay tôi không tìm đâu thấy. Đây chính là niềm vui mừng tôi mong ước bấy lâu. Khi tôi đứng dậy thì khải tượng ấy chấm dứt. Nhưng dù khải tượng đã chấm dứt mà sự bình an và niềm vui mừng vẫn tồn tại trong tôi mãi mãi từ đó đến nay.