Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 8c)

Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm

1-thien-duong-hoa-tulip

 

Phần 8c: Phương pháp thứ tám: sử dụng và phố biến Lời Chúa

b. Phương pháp sử dụng Lời Chúa người vô tín

Trong công cuộc truyền bá Phúc Âm, tha nhân của chúng ta gồm ít nhất hai thành phần:

-Những người chưa tin Chúa.

-Những người mới tin Chúa, tức là nhờ công cuộc truyền bá Phúc Âm của chúng ta mà họ mới quyết định ăn năn, trở lại tin nhận Chúa Cứu Thế, họ mới trở thành con đỏ trong Chúa, mới chập chững bước đi trên con đường theo Chúa.

(1) Sử dụng Lời Chúa với người chưa tin Chúa nói chung

Cũng gồm nhiều thành phần. Một thành phần là những người chống đối, phá hoại đức tin của chúng ta và của các tín hữu, những người tự nhận là kẻ thù của Hội Thánh, mặc dù Hội thánh và con cái thật của Chúa không bao giờ coi người nào là kẻ thù cả, hoặc là những người nói là muốn kết thân với chúng ta, nhưng thật ra chỉ muốn quyến rũ chúng ta quay trở về nếp sống cũ lầm lạc, tội lỗi, ô uế mà thôi. Đối với hạng người này, chúng ta phải dứt khoát lập trường như Phao-lô trong Ga-la-ti 1:13-16; Công vụ 9:20-22; II Cổ-linh 10:3-6; I Cổ-linh 2:1-4 và Giu-đe câu 23b. I Cổ-linh 2:1-4 “Thưa anh em, khi đến thăm anh em, tôi không dùng lòi lẽ hoa mỹ hay triết lý cao xa để truyền giảng huyền nhiệm của Thượng Đế. Vì tôi đã quyết định không nói gì với anh em ngoài Chúa Cứu Thế Jê-sus, Đấng chịu đóng đinh trên cây thập tự. Tôi có vẻ yếu đuối, sợ sệt và run rẩy khi đến thăm anh em. Lời giảng dạy của tôi chẳng do tài biện luận khôn khéo nhưng thế hiện Thánh Linh và quyền năng. Như thể, đức tin của anh em không dựa vào khôn ngoan loài người, nhưng xây dựng trên quyền năng Thượng Đế. Công vụ 9:20-22a “Sau-lơ tức Phao-lô lập tức đến các hội trường mà công bố: Jê-sus là Chúa Cứu Thế, con của Thượng Đế. Mọi người nghe đều kinh ngạc hỏi nhau: Đây không phải là người đã từng khủng bố các môn đệ của Jê-sus tại Giê-ru-sa-lem và đến Đa-mách đế bắt trói họ giải về cho các thầy trưởng tế hay sao? Nhưng Sau-lơ giảng dạy ngày càng mạnh mẽ, dùng lập luận đanh thép chứng minh Jê-sus là Chúa Cứu Thế”.

Đây là lời tự thuật của một người truyền bá Phúc Âm:

“Một buổi chiều Chúa nhật, tôi đi về phía phố chợ và thấy một đám đông tụ tập nơi góc chợ. Khi nghe rõ tiếng âm nhạc và lời Thánh ca, tôi nhận ra rằng đó là một cuộc họp của các bạn truyền bá Phúc Âm. Tôi đi đến nơi ấy để thưởng thức. Họ có một ban nhạc xuất sắc gồm độ 60 nhạc công họp thành một vòng tròn và chung quanh có độ 3, 4 trăm người đứng xem. Tôi đi rẻ về phía trước đám đông và người hướng dẫn đã tiến lại gần tôi và hỏi tôi có vui lòng đứng ra làm chúng về Chúa hay không? Tôi rất sung sướng làm chứng cho Chúa giữa đám đông mỗi khi có cơ hội. Tôi bước ngay vào giữa vòng tròn các thính giả và trình bày Phúc âm của Chúa Cứu Thế Jê-sus căn cứ trên kinh nghiệm riêng của tôi. Khi còn đang nói, tôi nhận thấy một người ăn mặc chỉnh tề với tầm vóc trung bình và dáng điệu thông minh, đứng bên lề đường, móc túi lấy ra một tấm thiếp rồi viết vài chữ trên đó. Vừa lúc tôi kết thúc lời làm chứng thì ông ta tiến lại phía tôi, lễ phép cất mũ chào và đưa cho tôi tấm thiếp ấy. Tôi đọc tên ông ghi trên danh thiếp. Ngay lúc ấy, tôi nhận ra ông là ai vì tôi đã thấy tên ông đăng trên các báo và trên các bích chương vì ông là một diễn giả nổi tiếng, đã từng đọc diễn văn vài tháng trước đó từ Vancouver cho đến San Diego, tức là từ Gia nã đại cho đến Hoa kỳ. Lật tấm thiếp về mặt sau, tôi đọc những dòng chữ thách thức, bây giờ tôi vẫn còn nhớ hết. Ông viết: Thưa ông, tôi xin thách ông thảo luận với tôi đề tài: Chủ nghĩa bất khả tri chống lại Phúc Âm, tại phòng họp của Viện hàn lâm khoa học, vào lúc 4 giờ chiều Chúa nhật tới. Tôi xin vui lòng đài thọ mọi phí khoản.

tulip5

Tôi đọc tấm thiếp và trả lời một vài câu trước thính giả như sau: Tôi rất lưu ý đến cuộc thách thức này. Tôi phải thành thực nói rằng chiều Chúa nhật tới, tôi sẽ phải dự một buổi họp vào lúc 3 giờ, nhưng tôi tướng rằng tôi có thế xếp đặt đế đến viện Hàn lâm khoa học đúng 4 giờ. Vì thế, tôi rất sung sướng nhận cuộc tranh luận với một điều kiện này: Đế chứng minh rằng ông X có một vài vấn đề đáng nên tranh luận và bàn cãi, ông bằng lòng hứa dẫn theo với ông đến phòng họp vào chiều Chúa nhật tới hai người được xem là bằng chứng sống xác nhận: chủ nghĩa bất khả tri luận có giá trị rõ ràng đế cải tạo đời sống của con người và gây dựng những tánh tình đạo đức chân chính. Hai người ấy nhiều năm qua đã bị người khác coi là cặn bã của xã hội, không cần phải xác định tội lỗi nào đã làm hư hoại đời sống của họ, nhưng họ đã bị loại ra khỏi xã hội và có thế họ đã ghiền rượu hay phạm những trọng tội khác. Trải qua nhiều năm, họ không thế nào tự giải thoát, nhưng trong một dịp tiện nào đó, họ đã dự một buổi họp của ông X và được nghe ông diễn thuyết về những cái hay của chủ nghĩa triết học bất khả tri luận, với lời chỉ trích Thánh Kinh và Phúc Âm của Chúa Cứu Thế mà đời sống họ được đổi mới. Trong lúc nghe, tâm trí của những người ấy đã được kích động đến nỗi sau khi rời buổi họp họ đã nói: Tù: nay, tôi cũng là một người theo chủ nghĩa bất khả tri. Và kết quả của việc tin nhận chủ nghĩa bất khả tri là hai người ấy cảm thấy có một năng lực mới xâm nhập vào đời sống của mình. Những tội lỗi trước đây họ có lần cưu mang, ôm ấp, nay họ ghét bỏ. Tù đó về sau, sự công bình thánh thiện trở thành lý tưởng của đòi họ. Mỗi một người bây giờ là một con người mới có ích cho nhân quần, xã hội, và tất cả những điều ấy chi nhờ họ đã theo phái bất khả tri luận. Bây giờ, thưa ông X, nếu ông bằng lòng hứa sẽ đưa hai người như thế đến nơi hẹn như là những bằng chứng sống của chủ nghĩa bất khả tri, tôi xin hứa sẽ gặp ông tại địa điểm chỉ định vào hồi chiều Chúa nhật sắp tới và sẽ mang theo tôi một số người, ít nhất là 100 người. Họ đã nhiều năm sống trong tình trạng tội lỗi như tôi đã mô tả, nhưng đã được cứu thoát một cách vẻ vang sau khi tin nhận Phúc Âm và lời Thánh Kinh. Tôi sẽ có đủ số người này với tôi trên diễn đàn như những nhân chứng về quyền năng cứu chuộc lạ lùng của Chúa Cứu Thế Jê-sus và cũng là bằng chứng hiện tại của lẽ thật trong Thánh Kinh.

(Bất khả tri luận là một học thuyết cho rằng: nguyên nhân đầu tiên, bản chất và chung cuộc của vạn vật đều không thế hiểu biết. Chủ nghĩa hiện sinh vô thần cũng gọi là hiện sinh bế tỏa cũng theo chủ thuyết bất khả tri mà cho rằng con người phải dùng lại ở đời sống hiện tại mà không nhận một ai hay một đấng nào siêu việt, tức là không nhìn nhận siêu việt thể).

Nhà diễn thuyết bất khả tri là người nhanh trí, am hiểu cặn kẻ vấn đề đã đặt ra nên ông mỉm cười cách chua chát, rồi vẩy tay ra dấu như có ý nói: Tôi không thể làm như thế. Chen đám đông ra ngoài, ông ta chuồn mất trong khi đám đông vỗ tay hoan nghinh đoàn chứng nhân của Chúa Cứu Thế Jê-sus, Vì họ biết rằng trong tất cả các cuốn nhật ký của kẻ vô tín, không hề có ai nghe nói về một thuyết tiêu cực như thuyết bất khả tri có thế làm cho người xấu trở nên tốt và họ cũng biết rằng Chúa Cứu Thế Jê-sus qua nhiều thế kỷ đã và đang thực hiện hàng ức, hàng triệu phép lạ như thế”. Đó là cách dùng lời Chúa đối với những người chống đối, phá hoại đức tin của các tín hữu hoặc là những người tụ nhận là kẻ thù của Hội Thánh.