Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 7b)
Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm
Phần 7b: Phương pháp thứ bảy: Sử dụng các ân tứ Thánh Linh để thực hiện các phép lạ và việc quyền năng
Sách Công vụ các sứ đồ là một quyến lịch sử công cuộc truyền bá Phúc Âm thời kỳ Hội Thánh đầu tiên với những việc quyền năng kỳ diệu. Nhũng biến cố ghi lại trong sách Công vụ là phần ứng dụng và khai triển lời Chúa dạy trong Phúc Âm Mã- thi chương 28:18-20, Lưu-ca chương 9, 10 cũng như trong Phúc Âm Mác chương 16:16-20. Dù sách Công vụ tập trung vào chức vụ của Phê-rơ, Giăng, Ê-tiên, Phi-líp trong phần đầu, tức là từ chương 1-12, và chức vụ của Phao-lô từ chương 13-28, nhưng tất cả các sứ đồ và một số đông các môn đồ khác cũng đều thi hành công tác truyền bá Phúc Âm với uy quyền và năng quyền Chúa ban, nhất là uy quyền và năng quyền đặc biệt sau khi họ đầy dẫy Thánh Linh trong ngày lễ Ngũ tuần. Nói cách khác, thay vì một mình Chúa Cứu Thế hoạt động cứu người trong xứ Giu-đê, Chúa đã tung ra một đoàn người ngày càng tăng cường đông đảo. Với 120 môn đồ đầu tiên, rồi 3 ngàn, 5 ngàn người, rồi mấy vạn tín đồ nam phụ lão ấu tràn lan khắp châu Á, châu Phi, châu Âu rồi khắp thế giới, nhân danh Chúa Cứu Thế rồi xử dụng uy quyền năng lực của Chúa Cứu Thế Jê-sus để truyền bá tin mừng, thực hiện những dấu kỳ phép lạ và dìu dắt hàng vạn, hàng ức, hàng triệu, hàng tỷ người quay về với Chúa Cứu Thế.
Tác giả sách Công vụ mở đầu tác phẩm bằng cách đối chiếu sự khác biệt giữa thái độ, hành động và hiệu năng trước và sau ngày lễ Ngũ tuần của các sứ đồ và môn đồ của Chúa Cứu Thế. Trước đó họ còn sợ hãi, rụt rè, còn hiếu lầm sứ mệnh của Chúa Cứu Thế, còn hành động theo lối bỏ thăm của thời Cựu Ước, kết quả chỉ là duy trì nguyên trạng của Hội Thánh, không dìu dắt thêm được một ai tin Chúa cả. Nhưng sau ngày lễ Ngũ tuần của Công vụ các sứ đồ chương 2, sau khi tất cả các môn đồ Chúa, các sứ đồ lần tín đồ đều nhận được Thánh Linh và quyền năng của Thánh Linh thì công cuộc truyền giáo được xúc tiến mạnh mẽ và thu gặt vô số thành quả vĩ đại.
Sách Công vụ các sứ đồ trình bày ít nhất 10 loại dấu kỳ phép lạ đã được Chúa Thánh Linh dùng đế xúc tiến công cuộc truyền bá Phúc Âm và phát triển Hội Thánh. 9 lần sách Công vụ dùng từ “Dấu kỳ, phép lạ”, hoặc phép lạ và việc kỳ diệu. Các môn đồ của Chúa Cứu Thế đã chữa bệnh, đuổi quỷ, làm phép lạ đụng đến vật chất, thể xác, dùng tiếng mới mà công bố chân lý cứu độ, cứu người chết sống lại, V.V…. Bác sĩ Lưu-ca đã ghi trong sách Công vụ 2:43-47 : “Mọi người đều kinh sợ vì các sứ đồ làm nhiều phép lạ và việc phi thường. Tất cả các tín hữu đều sát cánh nhau và góp tài sản làm của chung. Họ bán của cải sản nghiệp rồi chia cho nhau theo nhu cầu mỗi người. Anh em túi hữu đồng tâm nhóm họp hằng ngày tại đền thờ, rồi về bẻ bánh tưởng niệm Chúa tù nhà này qua nhà khác, ăn chung với nhau cách vui vẻ chân thành. Họ luôn ca ngợi Thượng Đế và được mọi người quý mến. Mỗi ngày Chúa cứ tăng thêm số người được cứu.” Câu 43 và 47 cho ta thấy mối quan hệ giữa phép lạ và việc quyền năng với sự phát triển Hội Thánh và truyền bá Phúc Âm. Nhưng phép lạ đầu tiên mà sách Công vụ tường thuật khiến chúng ta phải chú ý đặc biệt về cách nhân danh Chúa Cứu Thế Jê-sus, về việc xác nhan nguồn gốc quyền lực siêu việt, về hiệu năng truyền bá Phúc Âm. Chúng ta xem trong sách Công vụ chương 3:1-10, 6, 19-20 : “Một hôm vào buổi cầu nguyện 3 giờ chiều, Phê-rơ và Giăng lên đền thờ. Tại cửa đẹp của đền thờ có một anh què từ lúc mới sinh, hằng ngày nhờ nguời khiêng đến đế xin tiền khách đi lễ. Anh què trông thấy Phê-rơ và Giăng sắp bước vào đền thờ liền ngửa tay xin bố thí, Phê-rơ và Giăng nhìn thẳng mặt anh rồi bảo: Anh nhìn chúng tôi đây. Người què ngó chăm hai ông mong sẽ được ít tiền bố thí. Phê-rơ nói: Tôi không có bạc vàng, nhưng tôi biếu anh điều tôi có. Nhân danh Chúa Jê-sus ở Na-xa-rét, đứng dậy, bước! Đồng thời Phê-rơ nắm tay phải anh kéo lên. Lập tức bàn chân và mắt cá anh lành mạnh. Anh liền đứng dậy, bước đi theo hai sứ đồ vào đền thờ, vừa đi, vừa nhảy vừa ca tụng Thượng Đế. Dân chúng theo dõi diễn biến ấy nhận ra là anh què vẫn ngồi ăn xin tại cửa đẹp nên đều sửng sốt, kinh hoàng. “Nhờ tin danh Jê-sus, người què đang đứng trước mặt đồng bào đây được lành. Danh Jê-sus và niềm tin nơi Ngài đã chữa cho anh này khỏi tật nguyên như đồng bào vừa chứng kiến.” Đó là lời xác nhận của Phê-rơ và Giăng. Hai ông lại kêu gọi: “Đồng bào hãy ăn năn trở về với Chúa để tội lỗi được tẩy sạch, như thế, Thượng Đế mới thực hiện thời kỳ hạnh phúc và sai Chúa Cứu Thế Jê-sus trở lại với đồng bào.” Và chương 4:4 “Nhiều người tin Chúa khi nghe lời truyền giảng, số tín hữu tăng lên đến 5 ngàn.”
Ngày nay vấn đề người ta thường đặt ra là: Chúa đã thực hiện các phép lạ, dấu lạ và việc quyền năng trong thời các sứ đồ, nhưng ngày nay Chúa còn thực hiện nữa không? Một số người cho rằng sau thời các sứ đồ Chúa không còn cho Hội Thánh và các nhà truyền bá Phúc Âm các phép lạ, dấu lạ và việc quyền năng nữa. Hội Thánh chi cần dùng môi miệng mà truyền giảng và làm chứng là đủ. Một số người khác lại giải thích rằng cấc dấu lạ và phép lạ và việc quyền năng đó chỉ cần thiết trong thời các sứ đồ, vì lúc ấy Thánh Kinh chưa được hoàn tất, Tân Ước chưa được ghi chép xong. Một khi Tân Ước đã đầy đủ, Thánh Kinh đã hoàn thành do các sứ đồ thì Hội thánh và các người truyền bá Phúc Âm không cần dấu lạ, phép lạ hay việc quyền năng, cũng không cần khải tượng, chiêm bao như tiên tri Giô-ên và sách Công vụ các sứ đồ chuông 2 đã nói nữa, vì đã có Thánh Kinh toàn bộ là sự khải thị hoàn bích đầy đủ rồi. Từ thời kỳ đó trở đi, người muốn truyền bá Phúc Âm chi cần đọc Thánh Kinh, học Thánh Kinh và truyền bá Thánh Kinh thì tự nhiên người ta tin nhận Chúa và công cuộc truyền bá Phúc Âm được kết quả không cần xử dụng gì nữa cả. Các dấu lạ, phép lạ và việc quyền năng hay gọi chung là các dấu lạ mà Chúa Cứu Thế đã nói trong Phúc âm Mác 16 có phải chỉ dành riêng cho các sứ đồ không? Nếu chỉ dành riêng cho các sứ đồ thì tất nhiên các dấu lạ ấy phải chấm dứt với thời các sứ đồ. Nếu chỉ đọc đầu câu 14, thì ta có thể tưởng lầm là Chúa chỉ hứa ban cho các sứ đồ được quyền năng thực hiện các phép lạ ấy. Tuy nhiên xin đọc kỹ câu 17: “Những kẻ tin sẽ được các dấu lạ này,” Chúa Cứu thế không nói các sứ đồ sẽ được các dấu lạ này nhưng Chúa khẳng định những kẻ tin sẽ được các dấu lạ này. Những kẻ tin là các tín đồ, các tín hữu. Thời các sứ đồ có các tín hữu thì thời hiện đại cũng có các tín hữu chân thành, trung kiên của Chúa Cứu Thế, những người đã ăn năn tội, tin nhận Chúa Cứu Thế chết thay cho mình trên cây thập tự và sống lại đế hoàn thành sự cứu rỗi, người tin Chúa là người tiếp nhận Chúa theo Phúc âm Giăng 1:11. Thế thì lời hứa của Chúa Cứu Thế trong Phúc âm Mác không những dành cho các vị sứ đồ, nhưng cũng cho các vị tín hữu trong thời các sứ đồ cũng như các tín hữu trong thời hiện đại, tức là quý vị và tôi là những người tin nhận Chúa Cứu Thế Jê-sus. Câu 20 lại xác nhận chân lý này một lần nữa: “Chúa cùng làm với môn đồ, lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo.” Thánh Kinh không nói “sứ đồ” nhưng nói “môn đồ,” Chúa cùng làm với môn đồ và lấy các phép lạ cặp theo lời giảng mà làm cho vững đạo. Ai học kỹ các câu Thánh Kinh này cũng phải nhìn nhận rằng Chúa Cứu Thế đã dành lời hứa ấy cho tín đồ, môn đồ của Chúa trong tất cả các thời kỳ, từ khi Chúa Cứu Thế sống lại và Thánh Linh giáng lâm, cho đến ngày cuối cùng trước khi Chúa Cứu Thế tái lâm.
Nhiều nhà thần học nhận thấy rằng các dấu lạ mà Chúa Cứu Thế đã đề cập đều liên quan đến nước Chúa hay vương quốc của Thượng Đế. Nền tảng của các dấu lạ và việc quyền năng ấy, kể cả việc đuổi quỷ, chính là nước Chúa, là quyền tể trị của Chân Thần, là uy quyền tối cao cai trị khắp vũ trụ và nhân sinh, là uy quyền cao hơn cả uy quyền quỷ vương Sa-tan, các chúa quỷ, quỷ sứ và tà linh. Các dấu lạ và việc quyền năng là các hành động của Chúa Cứu Thế xâm nhập và chiến thắng uy quyền của quỷ vương Sa-tan và các chúa quỷ, quỷ sứ, tà linh. Các đoạn Thánh Kinh dạy rõ chân lý này là Phúc Âm Mác 1:14,45, Lưu-ca 4:1-21. Các dấu lạ và việc quyền năng ấy là biểu hiệu, là bằng chứng của nước Chúa, của quyền tể trị của Chúa Cứu Thế trên cả vũ trụ và nhân sinh. Giáo sư McGavran, một nhà lãnh đạo Hội Thánh, thường được gọi là người phát động phong trào Hội Thánh tăng trưởng khắp thế giới một cách khoa học để áp dụng vào công cuộc truyền bá Phúc Âm, đã dành trên 50 năm nghiên cứu và giáo huấn về công cuộc truyền giáo. Giáo sư đã kết luận rằng có một mối liên hệ mật thiết giữa các dấu lạ và việc quyền năng của Chúa Thánh Linh với công cuộc truyền bá Phúc Âm và sự phát triển Hội Thánh, bắt đầu với các phép lạ chữa bệnh do quyền năng Chúa Thánh Linh.