Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 6a)
Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm
Phần 6a: Phương pháp thứ sáu: Sống đạo
Nhiều người chưa tin Chúa luôn luôn tìm hiếu Chúa Cứu Thế, không những qua các sách vở, tài liệu, lời chứng của tín đồ Chúa Cứu Thế nhưng cũng qua nếp sống của họ. Lịch sử truyền giáo đã chứng minh rằng, rất nhiều người vô tín đã quyết định tìm hiếu Phúc âm rồi tin nhận Chúa Cứu Thế không phải chỉ vì nghe giảng, nghe thuyết giáo, nhưng vì quan sát cẩn thận và nhìn nhận nếp sống của một số tín đồ, của những người truyền bá Phúc Âm có những điếm tốt đẹp khác thường. Nếp sống của các tín đồ Phúc âm, của người truyền bá Phúc Âm đã phản ảnh cuộc sống bác ái, thánh thiện của chính Chúa Cứu Thế Jê-sus, Bác sĩ Nguyễn Duy Tân đã ghi câu chuyện ngắn sau đây:
Một người kia có tính thích nhậu nhẹt say sưa tối ngày. Một hôm tại quán rượu, anh ta khoe với các bạn rượu rằng: Nếu bây giờ, tao dẫn tụi bay về nhà lúc nửa đêm, rồi bảo vợ tao thức dậy nấu ăn, thì bả sẽ vui vẻ đãi tụi bây một bữa ăn ngon lành mà không dám phàn nàn chi cả. Một bợm rượu nghe vậy tướng anh này nói khoác, bèn thách thức anh ta dẫn về nhà thử xem có đúng thật như vậy hay không.
Dù nghe lời đòi hỏi vô lý của chồng, bà vợ ấy vẫn vui vẻ thức dậy nấu nướng đãi các bạn của chồng một bữa no nê. Sau khi ăn xong, một người trong bọn hỏi bà này rằng: Tại sao bà lại vui vẻ làm theo lời đòi hỏi vô lý của chồng bà như thế? Bà đáp: Khi trước tôi cũng là một người lôi thôi như chồng tôi vậy, song mới đây, tôi đã trở thành một tín đồ của Chúa Cứu Thế, đời sống tôi đã thay đổi. Tôi đã cố gắng giúp chồng tôi tin Chúa, nhưng ông không chịu tin nhận Ngài. Vì đó, tôi biết chắc rồi đây chồng tôi sẽ xuống địa ngục đau khổ đời đời. Nên tôi muốn giúp chồng tôi sống vui vẻ, hưởng thụ cuộc đời tạm bợ trên thế gian để rùi khi qua đời, ông không còn cơ hội hưởng thụ nữa. Vì đó, ông muốn cái gì, tôi cũng làm cho ông vui.
Sau khi nghe những lời đó, người chồng cũng như nhiều bạn nhậu của ông rất cảm động và lo sợ cho số phận của mình nên bắt đầu ăn năn tin nhận Chúa. Từ đó, người đàn ông này bỏ tính ghiền rượu, trở nên một người chồng tốt và một tín đồ gương mẫu. Chắc chắn người chồng và những người bạn tin nhận Chúa, không phải chi nhờ nhũng lời nói sau cùng của người đàn bà này, nhưng nhờ thấy sự kiên nhẫn, nhịn nhục, và hòa nhã của người vợ tin kính Chúa. Ngoài ra, người đàn bà này cũng nhờ ơn Chúa dẹp qua một bên lòng ích kỷ cá nhân, cũng như sự bực tức và biết lợi dụng cơ hội để làm chứng về Chúa qua hành vi nếp sống của mình.
Chúng tôi xin trích dịch câu chuyện tự thuật của ông V. Calasa: Tôi trở về Palestine vào năm 1947 để tham gia cuộc chiến tranh dành độc lập, và tù đó đến nay, tôi tiếp tục tham gia các cuộc chiến tranh khác như cuộc chiến tranh năm 1967, gọi là cuộc chiến tranh 6 ngày, cuộc chiến tranh Yom Kippur tù ngày 6 đến 24-10-1973 cuộc chiến tranh ở Lebanon từ tháng 10-1973. Đến nay, tôi vẫn còn là một quân nhân hiện dịch. Vì là một người Do-thái tôn thờ Đấng Mê-si-a, tức là Chúa Cứu Thế Jê-sus, nên tôi thường bị những người Do-thái khác ghen ghét. Đồng ngũ với tôi cũng là một thầy dòng Do-thái, đã ghen ghét tìm cách hãm hại tôi suốt 19 năm trường. Khi gia nhập vào quân đội vào năm 1947, tôi được huấn luyện đế tháo gỡ ngòi nổ và phá hủy những quả mìn. Sau đó, tôi được cử làm huấn luyện viên để dạy môn tháo gỡ mìn cho các tân binh. Nhung cứ mỗi lần có lớp học mới, ông thầy dòng Do-thái kia liền nói với tân binh: Các anh phải cẩn thận, vì huấn luyện viên bỏ thuốc độc đó.
Khi ông này bỏ đi nơi khác, tôi hỏi các tân binh: Các anh có thấy ai chết vì thuốc độc của tôi chưa? Họ trả lời là không thấy ai chết cả và vì tánh tò mò họ mới hỏi tôi: Thuốc độc đó là gì? Tôi liền nhân cơ hội nói cho họ biết về Chúa Cứu Thê Jê-sus là Đấng Mê-si-a mà người Do-thái vẫn trông đợi.
Từ năm này qua năm khác, ông thầy dòng Do-thái kia vẫn tiếp tục làm khó cho tôi đủ điều. Đến năm 1967, trận chiến tranh 6 ngày bộc phát. Ông thầy dòng kia và tôi được bổ nhiệm đến thung lũng sông Jordan đế tháo gỡ những quả mìn mà người Á-rập đã đặt trong vùng. Công việc này rất nguy hiểm vì thung lũng Jordan có nhiều cây cối và người A-rập thường ngụy trang các quả mìn họ đặt trên cây, rồi dùng những sợi dây thật nhỏ đặt ngầm trong đám cỏ để nối liền các quả mìn với nhau. Khi có ai vướng chân vào một sợi dây, hằng chục quả mìn cùng nổ lên một lúc và có thế giết hại hàng mấy chục người trong chớp mắt.
Một ngày kia, ông thầy dòng Do-thái và tôi đang gỡ mìn trên một cánh đồng trong thung lũng. Lúc đó, ánh mặt trời rọi vào đám cỏ làm nối bật lên một sợi dây mìn, nhưng chỉ chỗ tôi đang đứng mới thấy được dây mìn đó, còn chỗ nào khác cũng bị khuất không thấy được. Ngay lúc đó, ông thầy dòng bước lại phía sợi dây mìn, không kịp nghĩ ngợi gì cả, tôi phóng người tới phía ông ta, quật ông ta ngã ngay xuống đất. Ông ta lồm cồm ngồi dậy, giận đỏ mặt, quát lớn: Tại sao anh quật tôi ngã xuống. Tôi liền chỉ sợi mìn dây và nói: Ông thấy sợi dây nầy không? Nếu ông bước tới một bước nữa, thì chân ông đã vướng vào dây và ông đã tan xác rồi. Ông ta quỳ xuống, gục đầu không nói được lời nào cả. Sau một vài phút ông đã định thần, nên nói với tôi: Anh biết không, nếu tôi là anh thì cứ đế mặc cho tôi chết, vì bao nhiêu năm nay, tôi đã làm khổ anh. Nhưng tôi đáp lại: Với đức tin của tôi vào Chúa Cứu Thế, tôi không thể nào để ông chết được. Chỉ có tình yêu thương của Chúa trong tôi đã khiến tôi cứu ông. Ông không cần cám ơn tôi, chỉ cần cám ơn Thượng Đế là đủ.
Từ hôm đó về sau, ông thầy dòng Do-thái biến đổi hẳn thái độ, chẳng những ông không còn nói với các tân binh tôi là người bỏ thuốc độc mà còn ngỏ lời khen ngợi tôi nữa. Ông cũng tìm gặp lại những người đã nghe ông nói xấu tôi để xin lỗi họ mà cải chính những điều ông nói. Tôi không biết ông đã trở lại tin nhận Chúa Cứu Thế hay chưa, nhưng tôi biết chắc chắn ông rất yêu mến tôi, và có lần ông mời tôi về nhà nói cho gia đình ông biết về niềm tin của tôi trong Chúa Cứu Thế Jê-sus.
Sau khi kể câu chuyện trên, ông V. Calasa kết luận: Mặc dù ông thầy dòng Do-thái không bày tỏ niềm tin cách công khai nơi Chúa, tôi tin rằng, chẳng những ông ta mà có khá đông người Do-thái đã tin nhận Chúa Cứu Thế Jê-sus là Đấng Mê-si-a của họ nhưng vì hoàn cảnh chưa dám bày tỏ cho người khác biết.
Một thanh niên Việt Nam đã viết bài tự thuật như sau:
“…Quê hương tôi là một làng gần rừng núi miền Trung bộ. Cô tôi kể lại rằng vừa lúc mới sinh ra được 40 ngày, cha tôi mất. Mẹ tôi tái lập gia đình ba năm sau đó. Và cũng vào khoảng thời gian này, một tai nạn đã xảy đến làm cho tôi bị tàn tật suốt đời.
Khi tôi lớn lên dầu chú tôi thường trấn an mẹ tôi là sau này chú sẽ ráng tìm cho tôi một việc làm thích hợp cho một người tàn tật như tôi, nhưng nét lo âu vần hiện rõ trên gương mặt mẹ tôi. Ở quê tôi, những người con trai không kéo nổi chiếc cày thì không biết làm gì để sống. Không biết là từ bao giờ, có lẽ là từ rất sớm, tôi đã biết trốn chạy thế giới thực tại ấy bằng sự đọc sách, tôi đã trải qua hết giờ nọ đến giờ kia trên lưng trâu hay trong gian nhà vắng vẻ để đọc sách trong lúc các bạn đồng tuổi tôi chạy nhảy, cười đùa. Những sách mà tôi thấy trong nhà hoặc mượn được của bạn bè lúc đó phần nhiều là những tiểu thuyết tình ái lãng mạn, những câu chuyện dâm tục, những sách vở mê tín dị đoan, những triết lý không tưởng kiêu kỳ.
Bây giờ tôi nghĩ lại tôi thấy thật đầu óc tôi lúc đó chẳng khác gì một cái thùng rác và bao nhiêu đồ thiu, của bỏ thế gian đều vứt vào trong đó. Một cách tù từ nhưng chắc chắn, những sách vở hư xấu ô uế đó đã xây dựng tôi thành một ông cụ non bệnh hoạn, rỡm đời. Bề ngoài tôi có vẻ đạo mạo, nói năng nặng phần triết lý, nhưng thực chất bên trong là một tấm lòng xấu xa bại hoại, tâm trí cứ luôn luôn bị kéo về những ý nghĩ không trong sạch và thực tế là tôi cũng đã nhiễm một số những thói quen tật xấu tai hại.
Xấu hố trước tình trạng đạo đức giả dối và hư hoại, tôi đã có những cố gắng sửa chữa rất đáng kế, nhưng tất cả đều hoài công. Tôi đọc nhiều sách học làm người, định mốc thời gian làm lại cuộc đời, cố gắng hướng thiện, xử dụng nhiều biện pháp đế xua đuối những ý tưởng đen tối ra khỏi tâm trí, nhưng cuối cùng tôi phải thú nhận một cách chua cay là mình thất bại. Sổ tay tôi ghi đầy dẫy những danh ngôn, các quyết định to lớn, các giao kết trọng đại với bản thân, các ngày giờ quyết tâm quyết chí, nhưng rồi các mốc đó cứ lui dần, lui dần. Mỗi lần đánh dấu một thất bại nặng nề.
Quá thất vọng, tôi tìm đến tôn giáo, nhung chưa có nhận thức gì rõ rệt. Có một quyển sách nhỏ thu hút rất mạnh sự chú ý của tôi và tôi quyết định đem hết tâm chí cải thiện một lần chót. Quyển sách mà tôi đọc được đó là: Tại sao tôi ăn chay của Cư sĩ Giác ngộ. Thật ra trước đó có lúc tôi đã ăn chay kỳ, nhưng lần này tôi quyết chí thực hiện trường trai. Ăn chay và suy gẫm đạo lý một thời gian, tôi thấy có tiến bộ và lấy làm mừng. Tôi thấy mình nhẹ nhàng hơn, thoát tục hơn. Lần lần tôi rất thỏa mãn về sự tự thức của tôi. Tôi thường tự nhủ là mình đã nắm được cốt lõi của vấn đề đạo đức. Tôi thấy mình có giá trị ở chỗ đã thấy được mình xấu xa và đang cố gắng cải thiện, sửa sai. Tôi thấy tôi hơn người là ở chỗ đó, mặc dù thật ra vào chính những ngày tháng ấy ước muốn bất khiết vẫn cháy liên tục trong lòng tôi và những thói xấu vẫn đeo dính tôi như một xích xiềng không cách gì tháo gỡ được. Dục vọng tôi chẳng những đã không chết mà cũng chẳng chịu ngủ. Nếu có một lúc nào đó nó có vẻ ngủ, cũng chỉ là vờ ngủ để đánh lừa tôi thôi. Lâu đài đạo đức tôi xây bằng cát giờ đây đã sụp đổ hoàn toàn. Tôi thật sự tuyệt vọng.