Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 3d)
Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm
Phần 3d: Phương pháp thứ ba: Cầu nguyện truyền giáo
Sau khi cầu xin sự bảo đảm chắc chắn của Chúa và xin Chúa bày tỏ quyền năng của Ngài, Mai-sen xin Chúa đặc biệt chứng minh cho mọi người biết dân Y-sơ-ra-ên là ai? Và nhiệm vụ của dân Chúa là gì? “Lấy cớ chi mà người ta sẽ biết con cùng dân Ngài được on trước mặt Ngài? Có phải khi nào Ngài cùng đi với chúng con chăng? Thế thì, con cùng dân Ngài được phân biệt với muôn dân trên đất.” Lời cầu nguyện này có nghĩa là: “Con xin Chúa một việc ngoại lệ, một việc phi thường. Đây là dân của Chúa, nhưng làm thế nào cho các dân trên đất biết chúng con là dân của Chúa. Họ đang nhìn chúng con một cách khinh thường, cười nhạo, chế giễu, vì họ có đủ lực lượng đế nuốt chửng chúng con. Vì vậy, xin Chúa làm một cái gì để chứng minh một cách rõ ràng và dứt khoát là chúng con không phải chỉ là một dân tộc như các dân tộc, nhưng chúng con được Chúa phân biệt, được Chúa tách rời ra, chúng con là dân tộc độc nhất của Chúa.” Đó là lời cầu nguyện Hội Thánh ngày nay đang cần. Hội Thánh phải đuợc Đức Chúa Trời chứng minh, được Chúa phân biệt, Hội Thánh phải độc Nhất, tức là được lại địa vị của Hội Thánh đầu tiên. Không có một cố gắng nào của con người có thể làm việc đó, mà chỉ có việc Đức Chúa Trời đổ Thánh Linh xuống cách phi thường mới thực hiện được. Hội Thánh cần một dấu hiệu, một sự chứng minh siêu nhiên đế làm cho thế gian chú ý, và dấu hiệu đó, sự chứng minh đó là một cuộc Phục Hưng đại qui mô. Chúng ta có thế giảng chân lý, chúng ta có thể chiến đấu để bảo vệ chân lý, chúng ta có thể biện minh cho chân lý, chúng ta có thể tổ chức các chiến dịch, chúng ta có thế kết hợp với nhau để trình bày cho thế gian một “chiến tuyến” vĩ đại, nhưng tất cả các việc này vẫn không đủ để làm cho thế gian chú ý. Chúng ta cần một cái gì mạnh mẽ vô song, một cái gì siêu nhiên để chứng minh Hội Thánh là của Đức Chúa Trời, Hội Thánh được Chúa phân biệt với thế gian, Hội Thánh độc nhất và chúng ta là con dân của Chúa.
Đặc tính “được phân biệt,” đặc tính dộc nhất của Hội Thánh dường nhu đã biến đâu mất. Hội Thánh bây giờ chẳng khác gì các tổ chức, các hội đoàn của trần gian. Hầu như không thế nào phân biệt Hội Thánh với một số tố chức hội đoàn của trần gian được kể là tổ chức tốt. Chúng ta hãy thử nhìn một chi hội thuộc bất cứ giáo phái nào rồi nhìn một tổ chức chính trị hay tổ chức xã hội ở ngoài đời. Chúng ta thấy có cái gì khác không? Chúng ta không còn thấy Hội Thánh là Hội Thánh của Chúa, là dân riêng của Chúa, vì Hội Thánh đã mất đặc tính độc nhất. Có người sẽ bào chữa rằng: chúng ta là những người lịch sự, có tư cách, ăn mặc đàng hoàng, những người đạo hạnh. Thưa phải nhưng chúng ta cũng có thế thấy hội viên một số tổ chức ở ngoài đời có đầy đủ các điếm này, mà họ không phải là Cơ-đốc-nhân. Có người khác lập luận: chúng tôi có thế làm những công việc to tát như tổ chức chiến dịch, thu hút được đông đảo hội viên. Xin thưa, các tôn giáo khác, như Hồi Giáo, Phật Giáo, v.v… cũng đang thành công trong nhưng nổ lực này. Hàng ngàn hàng vạn người ở Phi châu, Á châu và ở cả Mỹ châu, Âu châu đang lũ lượt kéo đến gia nhập các tôn giáo trên thế gian. Những thành công này không có tính cách “độc nhất” mà Hội Thánh của Chúa đáng phải có. Chỉ Hội Thánh mới có thế “thế hiện Thánh Linh và quyền năng” và “xây dựng trên quyền năng của Thượng Đế.” Điều thiết yếu, sống chết cho Hội Thánh hiện nay là xin Đức Chúa Trời lặp lại ngày lễ Ngũ tuần, như được ghi chép trong Công vụ đoạn 2. Có thế chúng ta không cần xin cho có tiếng gió mạnh, cũng có thế không cần xin một số ân tứ phụ, nhưng điều thiết yếu chúng ta phải có là việc Thánh Linh giáng xuống cách mạnh mẽ tràn trề trên Hội Thánh. Chúng ta cũng xin Đức Chúa Trời làm lại việc Ngài đã làm trong Công vụ đoạn 4. Lúc đó Hội Thánh còn bé nhỏ, và đang gặp bao nhiêu khó khăn, đang bị clứnh quyền cấm đoán không cho rao giảng Phúc Âm, đang bị đe dọa tù đầy và tử hình. Nhưng các môn đồ làm gì? Họ cầu nguyện xin Đức Chúa Trời làm một việc phi thường đế họ can đảm công bố lời Chúa, xin Chúa đưa tay chữa bịnh, thực hiện phép lạ và việc quyền năng. Khi họ cầu nguyện xong, phòng họp rúng chuyến, mọi người đều được đầy tràn Thánh Linh. Đúng là ngày lễ Ngũ tuần được lập lại, các môn đồ nhận được báp-tem Thánh Linh một lần nữa. Thánh Linh lại được đổ tràn trên họ, là những người đã được đầy tràn Thánh Linh vào ngày lễ Ngũ tuần. Chúng ta cũng cầu xin Đức Chúa Trời làm lại cho Hội Thánh công việc Ngài đã làm trong Công vụ đoạn 10, khi Phê-rơ đang giảng cho Cọt-nây và mọi người trong nhà. Kinh Thánh chép rằng ngay khi Phê-rơ còn đang giảng thì Thánh Linh giáng xuống tràn trề trên những người thuộc dân ngoại, và biến động này đã thuyết phục những người Do-thái có đầu óc hẹp hòi rằng Đức Chúa trời cũng đổ Thánh Linh trên người Do-thái vào ngày lễ Ngũ tuần, đế sau đó Phê-rơ đã xác nhận rằng: “Vậy nếu Thượng Đế ban Thánh Linh cho họ như Ngài đã ban cho chúng ta là người tin Chúa Cứu Thế Jê-sus, thì tôi là ai mà dám ngăn cản Thượng Đế” (Công vụ 11:17).
Chúng ta cũng phải cấn thận, đừng coi thường lời Chúa trong thư Hy-bá 2:3-4 “Ta làm sao thoát khỏi hình phạt, một khi khước từ ân cứu rỗi lớn lao này? Chính Chúa đã công bố Tin Mừng cứu rỗi này trước hết, rồi các môn đệ Ngài truyền lại cho chúng ta. Thượng Đế cũng đã xác nhận Tin Mừng bằng những dấu lạ, phép lạ và việc quyền năng cùng ban ân tứ Thánh Linh cho mỗi người tùy theo ý muốn Ngài.” Đức Chúa Trời làm chứng, xác nhận, chứng minh rằng những người rao giảng Phúc Âm là người của Đức Chúa Trời và lời họ rao giảng chính là Phúc Âm họ đã nhận từ Chúa. Sứ đồ Phê-rơ cũng nhắc lại điều này trong thư I Phê-rơ 1:12 “các nhà truyền giáo đã công bố Phúc Âm với quyền năng của Thánh Linh từ trời.”
Tất cả các câu Kinh Thánh trên đây cho thấy Hội Thánh được Đức Chúa Trời đố tràn Thánh Linh đế chứng minh Hội Thánh không phải của loài người, nhưng Hội Thánh là của Đức Chúa Trời. Người ta có thế giảng và giảng rất giỏi. Người ta có thể giảng mà không cần có Thánh Linh, vì người ta có thể dùng lý trí trưng dẫn Kinh Thánh, nhưng việc làm đó chẳng những vô dụng mà còn rất nguy hiểm. Người ta có thế tố chức những buổi nhóm họp, người ta có thế kéo nhiều người vào hội làm hội viên. Nhưng người ta không bao giờ có thế làm công việc của Đức Chúa Trời khi Ngài đổ tràn Thánh Linh, ban đầy dẫy quyền năng thiên thượng, để bày tỏ sự hiện diện siêu nhiên của Ngài. Đó là điều Mai-sen cầu xin. Đó cũng là điều những người được Chúa mở mắt cho thấy thực trạng đen tối của Hội Thánh, thấy Phục Hưng là nhu cầu thiết yếu và cấp bách, để họ cầu nguyện rằng: “Xin Chúa chứng minh lời của Ngài. Xin Đức Chúa Trời làm cho mọi người biết một cách chắc chắn dứt khoát chúng con là dân của Chúa. Xin Chúa làm rúng động các con cái Ngài.” Chúng ta không cầu xin Chúa làm rúng động phòng họp, nhưng xin Chúa làm rúng động chúng ta. Xin Chúa làm công việc phi thường ngoại lệ, công việc của thiên thượng, đế cả thế gian phải kinh ngạc và hỏi “Việc này có nghĩa gì đây?” Như họ đã hỏi vào ngày lễ Ngũ tuần, nhu họ đã hỏi trong cuộc Cải Chánh Tin Lành, như họ đã hỏi vào thế kỷ thứ 18, khi Thánh Linh được đổ tràn trên Whitefield, Wesley và một số người khác, như họ đã hỏi trong cuộc Phục Hưng 1859 ở Bắc Mỹ, bắc Ái-nhĩ-lan, xứ Wales, xứ Tô-cách-lan và tại nhiều nơi khác. “Việc này có nghĩa gì đây?” Đây là việc mà sức loài người không thế nào làm được. Đây rõ ràng là công việc của chính Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời chứng minh dân của Ngài, chứng minh công việc Chúa giao cho chúng ta, chứng minh sứ điệp Chúa bảo chúng ta rao giảng, Ngài nói cho cả thế gian biết rằng: “Phải, đây là dân của ta. Ta sẽ làm giữa dân Ta những điều Ta không làm giữa thế gian. Ta chi làm những điều đó cho dân Ta mà thôi.”
Cầu xin Chúa cho chúng ta ý thức rõ ràng là lời cầu nguyện xin Chúa ban Phục Hưng không giống lời cầu nguyện xin Chúa chúc phước trên các công việc, các hoạt động của chúng ta. Lời cầu nguyện này không phải là không cần thiết, nhưng ngoài việc cầu nguyện xin Chúa ban phước, chúng ta phải có nhũng lời cầu nguyện ngoại lệ, những lời cầu nguyện đặc biệt xin Chúa ban Phục Hưng để bày tỏ sự hiện diện của Chúa và chứng minh công việc phi thường Chúa giữa dân Ngài.