Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 3b)

Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm

canh_dong_hoa_tulip_8

 

Phần 3b: Phương pháp thứ ba: Cầu nguyện truyền giáo

Lời cầu nguyện này có nhiều điểm rất giống lời cầu nguyện của Mai-sen, trong Xuất hành 33:12-17, đặc biệt là ở hai điểm (1) xin Chúa ban cho một sự bảo đảm chắc chắn, một sụ xác nhận rõ rệt của Chúa là Chúa đang ở với mình, ban đầy tràn Thánh Linh cho mình đế công bố lời Chúa, và (2) xin Chúa bày tỏ quyền năng phi thường của Ngài, làm những việc quyền năng siêu nhiên để cho người chưa tin thấy được vinh quang của Chúa Cứu Thế.

Vì cầu nguyện truyền giáo cũng là cầu nguyện phục hung để xin Chúa làm cho Hội Thánh của Chúa sống lại, làm cho con dân Chúa được kinh nghiệm sức sống mãnh liệt của Thánh Linh như các môn đồ của Hội thánh đầu tiên đã kinh nghiệm, chúng tôi trích dẫn sau đây một chương trong sách “Phục Hưng” của Mục sư Martyn Lloyd-Jones, là chương nói đặc biệt về cầu nguyện Phục Hưng:

Cầu Xin Điều Gì?

Mai-sen thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Chúa phán cùng tôi rằng: Hãy đem dân này lên! Song Chúa chẳng cho tôi biết Chúa sai ai đi cùng tôi. Vả, Chúa có phán rằng: Ta biết ngươi vì danh ngươi và ngươi được ơn trước mặt Ta. Vậy bây giờ, nếu tôi được ơn trước mặt Chúa, xin cho tôi biết đường của Chúa đế tôi biết Chúa và được ơn trước mặt Ngài. Xin cũng hãy nghĩ rằng dân này là dân của Ngài. Đúc Giê-hô-va đáp rằng: Chính mình Ta sẽ đi cùng ngươi và Ta sẽ cho ngươi an nghỉ. Mai-sen thưa rằng: Nếu chính mình Ngài chẳng đi, xin đùng đem chúng tôi lên khỏi đây. Lấy có chi mà người ta biết rằng tôi cùng dân sự Ngài được ơn trước mặt Ngài, có phải khi nào Ngài cùng đi với tôi chăng? Thế thì, tôi cùng dân sự Ngài sẽ được phân biệt với muôn dân trên đất. Đức Giê-hô-va phán cùng Mai-sen rằng: Ta sẽ làm điều ngươi cầu xin Ta, vì ngươi được ơn trước mặt Ta và Ta biết ngươi bởi danh ngươi” (Xuất 33:12-17).

Xuất 32:1-35 cho thấy Đức Chúa Trời đã rút sự hiện diện của Ngài vì dân Do-thái phạm tội thờ bò con vàng; Xuất 33:4-6 nói đến việc dân sự ăn năn hối cải và Xuất 33:7-11 thuật lại lời Mai-sen cầu thay cho dân sự và việc Chúa nhậm lòi cầu thay, trụ mây đã trở lại cửa trại. Khi áp dụng các sự kiện này vào sự Phục Hung, chúng ta có thể nói: đến đây sự cầu nguyện cho Phục Hưng thật sự bắt đầu. Nhờ có lời cầu thay của Đức Chúa Trời đã trở lại giữa dân chúng. Ngài không còn ẩn mặt khỏi họ nữa, nhu Ngài đã làm đế hình phạt họ. Nhưng bây giờ chúng ta tiến xa hơn điểm đó, Chúng ta biết Mai-sen rất biết ơn Đức Chúa Trời về tất cả những sự nhậm lời của Ngài, trong đó có việc Chúa cho trụ mây trỏ lại và giáng xuống dừng tại cửa Trại, làm cho cả dân đều sấp mình xuống tại cửa lều của họ để thở phượng.

Chúng ta chắc chắn Mai-sen hiếu rõ ý nghĩa của việc trụ mây trỏ lại, và ông vô cùng biết ơn Chúa, vì Chúa đã nhậm lời cầu xin, đã trở lại và đã phán với ông. Chúng ta có thể nghĩ rằng khi đã được các điều đó, Mai-sen đã thỏa lòng vì không còn gì cần thiết để cầu xin nữa. Nhưng lời Kinh Thánh cho chúng ta thấy Mai-sen chưa thỏa lòng. Ông trở vào trong hội mạc (Lều gặp gỡ Chúa) và tiếp tục cầu nguyện thêm. Ông thua vói Chúa những điều Chúa cho vẫn chua đủ, ông tha thiết mong ước nhiều hơn nữa và cầu xin Chúa ban cho nhiều hơn, ban cho những điều ngoại lệ. Đây chỉ là điểm rất quan trọng của vấn đề Phục Hưng, vì Phục Hưng là cái gì ngoại lệ, cái gì rất bất thường, rất đặc biệt. Chúng ta cần nhấn mạnh điểm này vì vẫn có nhiều Cơ-đốc-nhân chưa nắm vũng được ý nghĩa thật của Phục Hưng là biến động khác thường, là cái gì đặc biệt, phi thường, ngoại lệ.

Nói cách khác, khi đề cập đến Phục Hưng, chúng ta không phải chỉ nói là Hội Thánh được Chúa ban phước, được ý thức sụ hiện diện của Chúa, hay được Chúa ban cho năng lực để làm việc Chúa. Trên một phương diện, Mai-sen đã được tất cả những điều đó, vì Đức Chúa Trời đã trở lại, đã hứa sẽ ban phước, đã cho một sự bảo đảm chắc chắn khi Chúa phán với ông. Mai- sen có thể căn cứ trên các điều này đế nói rằng: Chúng ta đã được lại địa vị chứng ta vốn có khi trước, tất cả đều trở lại tình trạng tốt đẹp, Chúa đã hiện diện với chúng ta có thế nhổ trại và đi tới. Nhưng Mai-sen vẫn chưa thỏa lòng, vì cảm thấy dân chúng và ông cần một điều gì hết sức đặc biệt, một điều gì phi thường, nên ông tiếp tục cầu nguyện xin Chúa ban cho mình điều đó.

1-thien-duong-hoa-tulip

Đây là điều rất quan trọng trong việc tìm hiếu Phục Hưng dế biết Phục Hưng thật sự là gì. Có nhiều người trong giới Tin Lành hiện nay không thấy Phục Hưng là cần thiết vì cho rằng chúng ta chỉ cần có chính giáo, cần được Đức Chúa Trời ban phước để tiếp tục những hoạt động đang làm là đủ. Tại sao lại phải cần có Phục Hưng? Tại sao cần có biến động phi thường khi các tín hữu đã biết Đấng họ tin, đã có các giáo lý đúng, và có thế đầy dẫy Thánh Linh như lời kêu gọi trong Ê-phê-sô 5:18?

Nhưng nếu chúng ta không ý thức được Phục Hung là cái gì vĩ đại phi thường hơn tất cả các thứ đó, và Phục Hưng mới là tình trạng đúng mức của Hội Thánh, là địa vị Đức Chúa Trời có thế ban cho chúng ta, chúng ta sẽ không cầu nguyện cho được Phục Hưng. Chúng ta thấy trong khúc Kinh Thánh này, Mai-sen dã được Chúa ban cho rất nhiều điều rồi, nhưng ông vẫn trở lại với Chúa và xin thêm. Đọc lại lịch sử các cuộc Phục Hưng chúng ta thấy rằng giữa Mai-sen và những người được Chúa đặt gánh nặng Phục Hưng trên lòng có những điếm giống nhau đến nỗi chúng ta phải kinh ngạc. Nhưng khi đã biết được nguyên tắc Phục Hưng, chúng ta sẽ không còn ngạc nhiên nữa, vì tất cả những người đó, cũng nhu Mai-sen luôn luôn tập trung vào những điều thiết yếu.

Điều thiết yếu thứ nhất là cầu xin một sự bảo đảm cá nhân, tức là được Đức Chúa Trời bảo đảm cho chính mình. Chúng ta chú ý câu 13, Mai-sen thưa với Chúa: “Vậy bây giờ nếu tôi được ơn trước mặt Chúa….” Đây là lời Mai-sen nhắc lại một điều ông biết mình đã có để lập luận, và chúng ta có thể diễn ý lời đó như sau: “Vì con đã được ơn trước mặt Chúa, xin cho con biết đường của Chúa, đế con biết Chúa và được ơn trước mặt Ngài. Xin cũng nghĩ rằng dân này là dân của Ngài,” Mới đọc qua, chúng ta có thế tưởng trong lời cầu nguyện của Mai-sen có điểm mâu thuẫn, vì Chúa đã phán với ông là Chúa biết ông, Chúa đã nói chuyện với ông như một người bạn, vậy mà ông còn cầu “xin cho con được biết Chúa và được ơn trước mặt Chúa.” Tại sao vậy? Xin thưa, Mai-sen chưa thỏa lòng với sự hiếu biết: ông được Chúa tiếp nhận và chăm sóc, được biết Chúa qua những kinh nghiệm đã qua. Nhưng ông còn cầu “xin cho con được biết Chúa.” Ông chưa thỏa lòng vì muốn biết Chúa cách cá nhân, biết Chúa oách trục tiếp và sâu nhiệm hơn, biết Chúa đến độ không còn một chút nghi ngờ phân vân là ông được Chúa yêu thương hoàn toàn. Ông đã kinh nghiệm tình yêu của Chúa, nhưng ông còn xin Chúa bộc lộ tình yêu đó rõ rệt đi? ông thấy mình được sự bảo đảm chắc chắn hoàn toàn.