Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 21)
Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm
Phần 21: Phương pháp thứ hai mươi mốt: Phối hợp, cộng tác trong chương trình truyền bá Phúc Âm tập thể
Những người truyền bá Phúc Âm cần hợp tác với nhau đế truyền bá Phúc Âm trong tình yêu thương lẫn nhau. Sứ đồ Phao-lô đã viết trong thu Ê-phê-sô 2:14,17 như sau: Chúa Cứu Thế đem lại hòa bình cho chúng ta, Ngài hòa giải hai khối dân tộc thù nghịch, kết hợp làm một nhân loại mới. Chúa đã hy sinh thân báu đế phá đổ bức tường ngăn cách đôi bên, chấm dứt hận thù, phế bỏ luật pháp Do-thái với giới răn, quy luật. Chúa hợp nhất hai khối dân thù nghịch, cho họ gia nhập vào thân thể Chúa đế tạo nên nhân loại mới và xây dựng hòa bình. Hai bên đã là bộ phận của một thân thể, hận thù tất nhiên cũng tiêu tan. Cả hai đều được giải hòa với Thượng Đế.
Chúa Cứu Thế cũng đã căn dặn các môn đệ trong Phúc Âm Giăng 13:34, 35: Ta cho các con một điều răn mới: Các con phải yêu nhau, như Ta đã yêu các con. Các con có yêu nhau, mọi người mới biết các con là môn đệ Ta. Ngày nay, giáo hội của Chúa Cứu Thế gồm ba khối: Công giáo, Tin Lành và Chính thống Đông phương có đến 1 tỷ 700 triệu tín đồ khắp thế giới. Nhưng lực lượng giáo hội đông đảo mà làm gì nếu không hợp tác với nhau đế thờ phượng và phục vụ Chúa? Tín đồ đông đảo mà làm gì nếu không biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau? Chi hội hay họ đạo đông đảo mà làm gì nếu không biết dùng sợi dây bình an hòa thuận đế giữ sự hiệp một trong Thánh Linh (Ê-phê-sô 4:3) Chúng ta lưu ý đến sự cộng tác chặt chẽ giữa người truyền bá Phúc Âm trong một gia đình, một nhóm nhỏ, một đoàn thể của Hội Thánh, rồi giữa các đoàn thế của Hội Thánh với nhau gồm đủ nam, phụ lão, ấu, từ các bậc trưởng lão, tráng niên, đến thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, v.v. có đoàn kết với nhau, hên kết chặt chẽ với nhau thì công cuộc truyền bá Phúc Âm mới kết quả tốt đẹp. Một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết là sự chia rẻ giữa các hệ phái của giáo hội. Tạ ơn Chúa, sau năm 1975, tại Việt Nam, Công giáo và Tin Lành nói chung không còn nhìn nhau với đôi mắt nghi ngờ, dè dặt ganh tị như trước. Tại nhiều khu vực của đất nước, các cấp lãnh đạo Công giáo và Tin Lành đã bắt tay nhau để truyền bá Phúc Âm, các tín hữu Công giáo và Tin Lành đã hợp nhau học Kinh Thánh và cầu nguyện. Căn bản gặp gỡ và hòa hợp nhau là lời Thánh Kinh, động cơ thúc đẩy là lòng yêu thương chân thành trong Chúa Cứu Thế.
Khi nói đến Thánh Kinh là nói đến lời Chúa do Thánh Linh dạy bảo trong các bản nguyên văn Cựu Ước và Tân Ước, còn các bản dịch ta có thế dùng bản dịch Thánh Kinh của Đức Hồng Y Trịnh văn Căn, của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, bản dịch Thánh Kinh của Mục sư Ông văn Huyên, Bản dịch cũ năm 1926 hay bản dịch mới năm 1987 để hiếu giáo huấn của Chúa.
Thư Hy-bá 4:12 cho biết Lời Chúa là lời sống và linh nghiệm. Linh mục Nguyễn Thế Thuấn dịch câu này như sau: “Lời Thiên Chúa sống động và linh hoạt, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi, và đâm phập vào tận ranh giới hồn phách, gân cốt và tủy não cùng biện phân ra được tình và ý tưởng của tùng lòng dạ.” Tại miền nam đã có những nhóm học Thánh Kinh chung với nhau giữa anh em Công giáo và Tin Lành. Do lòng yêu thương chân thành, chúng tôi thường cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo Công giáo, cũng như các anh em tín hữu Công giáo tại Việt Nam và hải ngoại. Một số các vị Linh mục, Sư huynh, Nữ tu đã viết thư xin chúng tôi cầu nguyện cho họ trong công tác truyền bá Phúc Âm, và chúng tôi đã cầu nguyện cho các vị ấy với cả tấm lòng trìu mến. Tôi biết một số các: vị Linh mục đang tận lực phố biến Lời Chúa cho đồng bào với sự cộng tác đắc lực của anh em Tin Lành. Một vị Linh mục thường dành dụm tiền để thỉnh thoảng dúi vào tay một tín hữu Tin Lành và bảo rằng: Anh nên dùng số tiền này đế mua Thánh Kinh mà phổ biến Lời Chúa. Một vị tín hữu Công giáo từng học Đại chủng viện nhiều năm, rời thành phố-Hồ chí Minh qua Paris, Pháp quốc. Ông đến gặp tôi tại một bến xe ở Paris và nói say sưa về những ngày học Thánh Kinh chung với các túi hữu Tin Lành tại Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng: Ông là người Công giáo ham thích học hỏi lời Chúa, vì chỉ có Lời Chúa mới đem lại sự sống, mới đáp ứng nối sự đói khát trong tâm linh lớn lao hiện nay của đồng bào. Tuy mới gặp ông lần đầu và chỉ nói chuyện với ông được nửa tiếng đồng hồ, nhưng tôi cảm thấy ngay mối tình ruột thịt giữa ông và tôi trong dòng huyết thống của Chúa Cứu Thế. Một khi người Công giáo và người Tin Lành cùng đến quỳ nơi chân Chúa Cứu Thế, một khi chúng ta cùng trở về vói Thánh Kinh là Lời Chúa, một khi chúng ta đặt mục tiêu là hợp tác chặt chẽ với nhau đế truyền bá Phúc Âm, chúng ta vâng phục sự dìu dắt của Chúa Thánh Linh đế đem Tin Mừng của Chúa cho trên 74 triệu đồng bào chúng ta trong nước cũng như ngoài nước, chúng ta sẽ thấy những điếm dị biệt dần dần tan biến, chúng ta sẽ thấy rõ rệt rằng chúng ta là con một Cha, và chúng ta được ràng buộc với nhau bởi một tình yêu thương ruột thịt trong tâm linh. Dù tố chức vẫn còn đó, và vẫn còn rất nhiều trở ngại khó khăn, nhưng tinh thần hoàn toàn hợp nhất trong Thánh Linh. Tuy nhiên, nếu chúng ta để những điều dị biệt chia rẽ đoàn thể con dân Chúa, là chúng ta làm trở ngại cho công cuộc truyền bá Phúc Âm, và chúng ta đang vô tình ngăn trở đồng bào đến với Chúa. Chúa Cứu Thế đã cầu nguyện cho Hội Thánh của Ngài theo Phúc Âm Giăng 17 như sau: “Giờ đây Con không cầu xin cho cả thế gian, nhưng Con cầu xin cho những người Cha đã giao thác vì họ vần thuộc về Cha. Mọi người của Con đều thuộc về Cha, cũng nhu mọi người của Cha đều thuộc về Con. Họ chính là vinh quang của Con. Con sắp từ giã thế gian để trở về với Cha, nhưng họ vẫn còn ở lại. Thưa Cha Chí Thánh, xin lấy Danh Cha bảo vệ những người Cha giao cho Con, để họ đồng tâm hợp nhất như Cha với Con. Trong thời gian sống với họ, Con luôn luôn bảo vệ che chở họ trong Danh Cha, mọi người Cha giao thác Con đều bảo vệ an toàn, ngoại trừ một người ngoan cố đi vào con đường chết, đúng như Thánh Kinh đã chép. Con đã truyền Lời Cha cho họ nên người đời thù ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian cũng như Con không thuộc về thế gian. Con không cầu xin Cha rút họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha giữ họ khỏi điều gian ác. Họ không thuộc về thế gian cũng như Con không thuộc về thế gian. Xin Cha dùng Chân Lý thán hóa họ. Lời Cha chính là Chân lý. Như Con là sứ giả Cha sai xuống đời, họ cũng là sứ giả Con sai đi khắp thế giới.”