Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 2)

Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm

3Bi4x

 

Phần 2: Phương pháp thứ hai: Giới thiệu Chúa Cứu Thế cho từng cá nhân (làm chứng về Chúa)

Thánh Kinh Cựu Ước dùng bốn danh từ đế nói về sự làm chứng, nhưng từ thông dụng nhất là “Eh” có nghĩa là một nhân chứng. Gióp quả quyết rằng: Nhân chứng của tôi ở trên trời (Gióp 16:19). Giô suê bảo dân Y-sơ-ra-ên: Các ngươi làm chứng lấy cho mình rằng chính các ngươi đã chọn Chúa Hằng Hữu để phục sự Ngài. Nhân dân đồng trả lời: Chúng tôi làm chứng về điều đó. Ê-sa 43:10 “Chúa Hằng Hữu phán: Các ngươi là kẻ làm chứng cho Ta và là đầy tớ Ta đã chọn, hầu cho các ngươi được biết và tin Ta và hiểu rằng: Ta là Chúa, chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước Ta và cũng chẳng có sau Ta nữa.

Thánh Kinh Tân Ước chỉ dùng một danh từ chỉ về người làm chứng “Martus” có nghĩa là nhân chứng. Phúc âm Lưu-ca 24:48 ghi rằng: “Các con đã chứng kiến các việc đó. Ta sẽ sai Thánh linh đến với các con như Cha Ta đã hứa. Vậy các con cứ chờ đợi trong thành phố này cho đến khi đầy dẫy quyền năng Thiên Thượng.” Công vụ 1:8 “Khi Đức Thánh Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận được quyền năng làm chứng cho Ta tại Giê- ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri và khắp thế giới;” 2:32 “Thượng Đế đã khiến Chúa Giê-xu sống lại, tất cả chúng tôi đều chứng kiến;” 5:32 “Chúng tôi là nhân chứng biết rõ việc ấy, Thánh Linh mà Thượng Đế ban cho những người vâng lời Ngài cũng làm chứng với chúng tôi.”

bo-suu-tap-nhung-loai-hoa-dep-nhat-hien-nay-8

Chính Chúa Cứu Thế đã dùng cách đối thoại một-với- một này để cho Ni-cơ-đem biết chân lý tái sinh, và trình bày cho ông “trái tim của Phúc Âm,” là câu Giăng 3:16 “Vì Thượng Đế yêu thương nhân loại đến nổi hy sinh Con Một của Ngài, đế tất cả những người tin nhận Con Thượng Đế đều không bị hư vong nhưng được sự sống vĩnh cửu.” Là giáo sư dân Do-thái, “tự hào và ỷ lại luật pháp, khoe mình là dân Thượng Đế” (La-mã 2:17), nhưng trong cuộc đàm thoại cá nhân này, Chúa cho ông biết chỉ có một con đường cứu rỗi duy nhất là Con Thượng Đế nhân thể và cựu chết trên cây thập tự để người nào tin nhận thì được Chúa Thánh Linh tái sinh. Thế xác chỉ sinh ra thế xác, dù thể xác đó có tu sửa đến ngàn vạn kiếp, nó cũng vẫn là thế xác và không thế nào trở thành con cái của Thượng Đế, vì “nếu không nhờ nước và Thánh Linh sinh ra, không ai được vào Nước Chúa.”

Chúa Cứu Thế cũng dùng một câu chuyện Ni-cơ-đem đã thuộc nằm lòng, là chuyện dân Do-thái vì phản nghịch Chúa nên bị rắn cắn chết vô số, và Chúa phán bảo Mai-sen làm con rắn đồng treo lên, “như Mai-sen đã treo con rắn giữa sa mạc thì Ta cũng phải chịu treo lên đế bất cứ người nào tin Ta đều được sự sống vĩnh cửu.”

Trong Giăng chương 4, Chúa Cứu Thế nói chuyện với một phụ nữ Sa-ma-ri, đã dùng đề tài “nước” đế nói về nước sống Chị này thuộc về một dân tộc bị người Do-thái khinh bỉ, không thèm tiếp xúc, nhưng trong tình cảnh đen tối tuyệt vọng đó, chị đang trông chờ Đấng Mê-si-a (Giăng 4:25), cũng là một tội nhân được Chúa yêu thương và sẵn sàng chết thay cho chị trên cây thập tự. Kết quả của cuộc “chứng đạo” cá nhân này là ngoài chị phụ nữ này còn nhiều người trong làng Si-kha đã tiếp nhận Chúa là “Đấng Cứu Tinh của thế giới” (câu 42).

Chấp sự Phi-líp đã vâng lời Chúa qua một thiên sứ, rồi sau đó nghe được tiếng của Thánh Linh (Công vụ 8:26,29) đế đến một nơi hoang vắng, giới thiệu Chúa Cứu Thế cho một viên thái giám người Ê-thi-ô-pi. Theo lịch sử thì sau khi tin nhận Chúa, viên thái giám này về nước đã dắt đưa nhiều người đến với Chúa.