Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 19)

Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm

Es 55. 12-13

 

Phần 19: Phương pháp thứ mười chín: Dùng hội họa

Lịch sử cho có ghi lại câu chuyện của biết hai nhà truyền bá Phúc Âm là: Cyril và Methodius. Khi truyền giáo cho dân tộc Bảo-gia-lợi. Cyril đã hết sức giảng luận nhưng không đem lại kết quả nào cả. Khi đó Methodius là một họa sĩ đã vẽ trên tường quang cảnh cuộc đoán xét sau cùng theo Khải thị chương 20, có tòa án trắng và Thượng Đế ngồi ngay Thẩm phán. Bức tranh đập vào tâm trí nhiều người và một số người đã quyết định tiếp nhận Chúa, trong số đó có một lãnh tụ người Bảo-gia- lợi.

Câu chuyện được nhiều người biết và nhắc nhở hơn là chuyện của Nikolas Ludwig von Zinzendorf (1700-1760), được gọi tắt là bá tước Zinzendorf. Là một thanh niên quí phái giàu có, Zinzendorf thu thập một số tiền lớn đế đi du lịch cho thỏa thích. Nhưng khi đến một thành phố bên Đức, Zinzendorf vào thăm một bảo tàng viện, đứng ngắm nhìn một bức họa Chúa chịu thương khó. Trên nét mặt của Chúa có cái gì hấp dẫn Zinzendorf và cuối cùng anh ta khóc òa, thưa với Chúa: Lạy Chúa, Chúa yêu thương con nhiều như vậy, đã hy sinh chịu chết vì tội lỗi con, mà con làm ngơ trước tình yêu của Chúa. Xin Chúa tha tội cho con. Zinzendorf liền bỏ dỡ cuộc lịch trở về phục vụ Chúa và được Thánh Linh sử dụng để sáng lập ra Hội Truyền giáo Moravian là một trong những Hội Truyền bá Phúc Âm quan trọng nhất vào thế kỷ thứ 18. Ngoài ra Zinzendorf cũng sáng tác được trên 2 ngàn bản thánh ca đế ca ngợi tôn vinh Thượng Đế. Một bức tranh không thế đem lại kết quả vĩ đại nhu vậy, nhưng Chúa Thánh Linh có thể dùng thiên tài hội họa đã đem dâng lên Ngài và cảm ứng cho họa sĩ vẽ bức tranh, rồi cũng chính Thánh Linh dùng bức tranh đó nhắc nhở cho người xem tranh nhớ lại những câu Thánh Kinh người đó đã học đã nghe từ thuở còn bé, hay đánh vào trí tò mò của người xem tranh đế người đó tìm đọc Thánh Kinh cho biết rõ câu chuyện được mô tả trong tranh, rồi cuối cùng được Thánh Linh cáo trách về tội lỗi và dẫn đến thập tự giá.

Nhiều họa sĩ danh tiếng khắp thế giới đã dâng đời sống và tài năng họ cho Chúa đế vẽ những bức tranh về Chúa Cứu Thế giáng sinh, Chúa chữa bệnh, Chúa đi trên mặt biến, Chúa cầu nguyện, Chúa chịu thương khó, chịu đóng đinh trên đôi Gô-gô-tha và Chúa phục sinh trong vinh quang. Các bức tranh này đã đóng góp rất nhiều vào công cuộc truyền bá Phúc Âm.