Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương III – Phần 1)

Chương III: Các Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm

image[1]

 

Chúng ta thường nghe nói về nhiều phương pháp truyền bá Phúc Âm, nhưng trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ có thể nêu lên một số phương pháp chính.

Phần 1: Phương pháp thứ nhất: Truyền giảng

Truyền giảng có nghĩa là loan báo, tuyên rao, công bố Phúc Âm với uy quyền của Chúa Cứu Thế Jê-sus như Ngài đã quả quyết trong Phúc Âm Mã-thi chương 28:18,20: “Tất cả uy quyền trên trời dưới đất đều giao về tay Ta. Vậy các con hãy đi dìu dắt tất cả các dân tộc làm môn đệ Ta, làm báp-tem cho họ nhơn danh Cha, Con và Thánh Linh, và dạy họ vâng giữ mọi mệnh lệnh Ta. Chắc chắn Ta ở với các con luôn luôn từ nay cho đến ngày tận thế.

Thánh Kinh Cựu Ước dùng 3 động từ đế nói về sự truyền giảng:

-Từ “Basar:” nghĩa là đưa tin mừng, loan báo tin tức tốt lành. Thi thiên 40:9-10 “Trong đại hội tôi đã truyền giảng Tin mừng về sự công chính. Kìa, tôi chẳng ngậm miệng. Lạy Chúa Hằng Hữu, Ngài biết rõ điều đó. Tôi chẳng dấu sự công chính của Chúa nơi lòng tôi. Tôi đã truyền ra sự thành tín và ân cứu độ của Chúa. Tôi nào có dấu đại hội đức nhân ái và chân thật của Chúa đâu?” Tiên tri Ê-sa 61:1,3 “Thần của Chúa Hằng Hữu ngự trên Ta, vì Chúa Hằng Hữu đã xức dầu cho Ta để truyền giảng Tin mừng cho kẻ khiêm nhường. Ngài sai Ta đến dế rịt những kẻ vỡ lòng, rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục, để rao năm ban ơn của Chúa Hằng Hữu và ngày báo trả của Thượng Đế chúng ta, đế an ủi mọi kẻ buồn rầu, đế đội tràng hoa cho kẻ buồn rầu ỏ Si ôn thay vì tro bụi, ban dầu vui mừng thay vì tang chế, ban áo ca ngợi thay vì lòng nặng nề.

-Từ “Qara:” nghĩa là rao giảng, tuyên cáo. Nê-hê-mi 6:7 “Ông có lập những tiên tri đế truyền giảng về ông tại Giê-ru-sa-lem rằng: Có một vua trong xứ Giu-đa.” Giô-na 3:2,4 “Con hãy vùng dậy, hãy đi đến thành phố lớn Ni-ni-ve và rao cho nó lời Ta đã dạy con. Giô-na khởi đầu vào trong thành, đi một ngày rồi rao giảng và nói: Còn 40 ngày nữa Ni-ni-ve sẽ đố xuống”.

-Từ “Shamea:” nghĩa là loan báo, nói rõ cho người ta nghe: “Hãy đi qua, bởi cửa thành đi qua, hãy ban bằng đường của dân, hãy đắp đường, hãy đắp đường cái, bỏ hết đá dựng một cờ xí cho các dân tộc. Nầy Chúa đã rao truyền ra đến đầu cùng đất rằng: Hãy bảo con gái Si-ôn rằng, nầy sự cứu rỗi ngươi đến, phần thưởng đi theo Ngài và sự tưởng thưởng đi trước Ngài. Người ta sẽ gọi chúng nó là dân thánh, tức là những kẻ được chuộc của Chúa Hằng Hữu, còn ngươi sẽ được xưng là thành hay tìm đến, tức là thành không bị bỏ” (Ê-sa 62:10-12).

20150113-chiem-nguong-ve-ruc-ro-cua-8-vuon-hoa-dep-nhat-the-gioi-3

Thánh Kinh Tân Ước dùng 3 từ chính đế nói về công tác truyền giảng:

-“Kerusso:” nghĩa là lớn tiếng rao báo nhu một người tiền hô: Mã-thi 10:5-8 “Chúa sai 12 sứ đồ đi lên đường và căn dặn: Hãy đi tìm những con chiên thất lạc của nhà Y-sơ-ra-ên, loan báo cho họ biết nước Trời đã đến gần, chữa lành bệnh tật, trị chứng phung cùi, khiến người chết sống lại, đuổi quỷ khỏi người bị ám. Các con đã dược ban tặng quyền năng vô điều kiện, hãy phục vụ miễn phí cho nhân dân.” Mác 16:15-20 “Chúa bảo các môn đệ: Hãy đi khắp thế giới, công bố Phúc Âm cho cả nhân loại. Ai tin và chịu phép báp-tem sẽ được cứu, còn ai không tin sẽ bị kết tội. Người tin Ta sẽ thực hiện những phép lạ này: Nhơn danh Ta đuổi quỷ, nói những ngôn ngữ mới, bắt rắn trong tay hay uống phải thuốc độc cũng không bị hại, đặt tay trên các người bệnh thì họ được lành. Dặn bảo các môn đệ xong, Chúa Jê-sus được tiếp rước lên trời ngồi bên phải ngai Thượng Đế. Các môn đệ đi khắp nơi, công bố Phúc Âm. Chúa cùng làm việc với các môn đệ, xác nhận lời họ truyền giảng bằng nhiều phép lạ.” Lưu-ca 24:44-47 “Chúa nhắc nhở: Trước đây, khi còn ở với các con, Ta đã từng nói: tất cả những lời Mai-sen, các tiên tri và các tác giả Thi Thiên viết về Ta đều phải được ứng nghiệm. Rồi Chúa mở trí cho họ hiểu được Thánh Kinh. Ngài nhấn mạnh: Thánh Kinh chép Chúa Cứu Thế phải chịu khổ hình, đến ngày thứ ba sẽ sống lại và Phúc Âm cứu rỗi phải được công bố cho tất cả các dân tộc bắt đầu tít thành Giê-ru-sa-lem. Ai ăn năn trở về với Ta sẽ được tha tội. Các con đã chứng kiến các việc đó. Ta sẽ sai Thánh Linh đến với các con như Cha Ta đã hứa. Vậy các con cứ chờ đợi trong thành phố này cho đến khi đầy dẫy quyền năng Thiên Thượng.”

-“Diarigello:” nghĩa là loan báo tường tận, gần đồng nghĩa với động từ “Katangello.” Phúc Âm Lưu-ca 9:57-60 dùng động từ Diangello nghĩa là loan báo tường tận: “Đang đi trên đường có người đến thưa với Chúa: Dù Thầy đi đâu, tôi cũng xin theo. Chúa đáp: Con cáo có hang, chim trời có tố, nhưng Ta không có chỗ gối đầu. Lần khác Chúa gọi một người theo Ngài, người ấy thưa: Chùng nào cha con mất con sẽ theo Chúa. Chúa đáp: Cứ đế người chết phần tâm linh lo mai táng người chết của họ, còn con hãy đi công bố Phúc Âm nước Trời.” Tù katangello được dùng trong sách Công vụ 4:2; 13:5 “Phê-rơ và Giăng dạy dỗ dân chúng và truyền giảng Phúc Âm về sự sống lại của Chúa Jê-sus,” “Họ lần lượt công bố đạo Chúa trong các hội trường.”

-“Dialegomai:” nghĩa là nói cách cặn kẽ. Công vụ 20:7-12 “Ngày Chúa nhật, các tín hữu họp nhau dự tiệc thánh và nghe Phao-lô giảng dạy. Ông, giảng thâu đêm vì ngày mai chúng tôi phải lên đường. Phòng họp ở trên lầu cao có thắp nhiều đèn đuốc. Ông đang giảng dạy, thanh niên ơ-tích ngồi ngủ gục trên cửa sổ. Anh ngủ say quá, bất chợt ngã nhào từ tầng lầu thứ ba xuống đất, người ta đỡ dậy thấy anh đã chết. Phao-lô xuống lầu ôm xác anh và bảo mọi người: Anh em đừng hốt hoảng, Ơ-tích vẫn còn sống. Ông lên lầu dự tiệc thánh với anh em và tiếp tục giảng dạy cho đến tảng sáng mới lên đường. Quả nhiên Ơ-tích sống lại và được đưa về nhà. Mọi người đều được an ủi.”

-“Euangelizo:” nghĩa là loan báo tin mừng. Phúc Âm Mã-thi 11:5 ghi “Chúa Jê-sus đáp: Cứ về thuật lại cho Giăng mọi việc anh em đã chứng kiến tại đây: Người mù được thấy, người què được đi, người cùi được sạch, người điếc được nghe, người chết sống lại và người nghèo được nghe giảng Phúc Âm;” (9:6) “Chúa Jê-sus đọc được ý tưởng:họ liền hỏi: Sao các ông nghĩ như thế? Trong hai việc tha tội và chữa bệnh việc nào dễ hơn? Để các ông biết Chúa Cứu Thế ở trần gian có quyền tha tội, tôi sẽ chữa lành người bại này. Chúa quay lại bảo người bại: Con đứng dậy, đem cáng về nhà. Người bại liền vùng dậy, đi về nhà.” Thư I Cổ-linh 9:16-18 Phao-lô nói: “Tôi chẳng có gì mà khoe khi công bố Phúc Âm, vì đó là bốn phận tôi. Không chịu công bố Phúc Âm là một thảm họa cho tôi, nếu tôi tình nguyện công bố Phúc Âm, tôi sẽ được tưởng thưởng, nhưng Chúa đã bắt phục tôi, ủy thác nhiệm vụ cho tôi. Như thế tôi được phần thưởng gì? Phần thưởng của tôi là niềm vui được công bố Phúc Âm không nhận thù lao và không đòi hỏi quyền lợi.”

Nhà truyền đạo thành công nhất trong thế kỷ 20 là Billy Graham trong khi giảng thường chỉ trưng dẫn lời Chúa như: ‘Chúa phán’, ‘Thánh Kinh nói’ mà ít khi dùng những lập luận lý thuyết suông. Đây là phương pháp quan trọng nhất. Phao-lô bảo rằng: “Thượng Đế vui lòng dùng sự rao giảng rồ dại của chúng ta mà cứu những kẻ tin” (I Cổ-linh 1:21). Đức Thánh Linh chắc có một dụng ý khi giáng lâm với hình cái lưỡi trong ngày lễ Ngũ tuần. Tất cả các sứ đồ và các môn đồ của Chúa hôm ấy đều được đầy dẫy Thánh Linh, mỗi người như có một cái lưỡi mới đế nói ra ngôn ngữ mới, rao truyền một sứ điệp mới. Phê-rơ với một bài giảng đơn sơ đã đem 3 ngàn người tin nhận Chúa. Chúng ta cần trở về với sự truyền giảng Phúc Âm thuần túy.”

Một điều chúng ta cần lưu ý là giảng ở đâu? Có phải chỉ giảng ở nhà thờ không? Bất cứ nơi nào, trên núi, ngoài biến, giữa thành phố, hay ở miền thôn dã, chỗ đông người hay nơi chỉ có một người nghe, miễn là nơi đó có người nghe. Chúng ta cần phải trừ bỏ những thành kiến sai lầm về việc truyền giảng, những thành kiến khiến chúng ta bỏ mất những dịp tiện tốt đế truyền giảng Phúc âm. Lịch sử đã cho chúng ta biết rằng thời các sứ đồ, Hội thánh chua có nhà thờ hay giáo đường, họ đã truyền giảng trong các hội trường của người Do-thái, tại các nhà riêng của tín hữu hay của người chưa tin Chúa, giữa phiên chợ, trong trường học, trước ngôi vua, trước các tòa án, trong chỗ bị bắt trong phòng tra tấn đế lấy khấu cung, trong ngục tối, bên bờ sông hay giữa biến khơi khi người truyền bá Phúc Âm bị kết án chèo thuyền như những tù tội thời thượng cổ.