Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương II – Phần 9)
Chương II: Các Nguyên Tắc Truyền Bá Phúc Âm
Phần 9: Nguyên tắc thứ chín: Huấn luyện mỗi tín hữu đã nhận lãnh Thánh Linh cách sống đạo và truyền bá Phúc Âm
Công tác huấn luyện vô cùng quan trọng và phải bắt đầu ngay sau khi có người tin nhận Chúa Cứu Thế. Đại Mệnh Lệnh của Chúa Jê-sus trước khi về trời chẳng những là Mã-thi 28:19, “Vậy, các con hãy đi dìu dắt tất cả các dân tộc làm môn đệ Ta, làm báp-tem cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Linh,” mà cũng tiếp tục trong câu 20 nữa: “và dạy họ vâng giữ mọi mệnh lệnh Ta! Chắc chắn Ta ở với các con luôn luôn, từ nay cho đến ngày tận thế.”
Sứ đồ Phao-lô, nhà truyền bá Phúc Âm đã thu hoạch nhũng kết quả vĩ đại vì biết Chúa thật rõ rệt và vì tuân hành mạng lệnh của Chúa cách triệt đế. Sứ đồ Phao-lô biết rõ tầm quan trọng của việc huấn luyện đạo Chúa qua lời Chúa dạy, nên trong hai bức thư gửi cho Ti-mộ-thư (I Ti-mộ-thư 2:7 và II Ti-mộ- thư 1:11), Phao-lô quả quyết ông đã được Chúa giao phó cho ba trọng trách là: truyền bá Phúc Âm, làm sứ đồ và làm giáo sư (người huấn luyện). Phao-lô luôn luôn trung tín với Chúa trong việc truyền bá Phúc Âm và thi hành chúc vụ sứ đồ, nhưng đồng thời ông không hề lơ là việc huấn luyện các cấp lãnh đạo (như Ti- mộ-thư, Tích, v.v…) và việc huấn luyện những người tin Chúa khắp nơi. Công vụ 18:11 chép rằng: “Phao-lô ở Cổ-linh một năm rưỡi, tiếp tục giảng đạo Chúa” (nguyên văn là: dạy Đạo Chúa). Trong Công vụ 20:20-21 và 31, chính Phao-lô xác nhận rằng: “Tôi chẳng bao giờ từ chối truyền dạy cho anh em những điều hữu ích. Tôi đã huấn luyện anh em nơi công cộng cũng như tại các tư gia. Tôi kêu gọi cả người Do-thái lẫn người Hy-lạp ăn năn quay về với Thượng Đế và tin cậy Chúa Cứu Thế Jê-sus là Chúa chúng ta…Vậy anh em phải đề cao cảnh giác, đừng quên tôi đã đố nhiều nước mắt khuyên bảo mọi người ngày cũng như đêm, ròng rã , ba năm trời.”
Lời Chúa phán bảo vối các môn đệ trong Mã-thi 28:20 “dạy họ vâng giữ mọi mệnh lệnh Ta…” có hai phương diện. Phương diện thứ nhất là người truyền bá Phúc Âm có trách nhiệm huấn luyện người mới tin Chúa, mới chịu báp-tem để họ biết mọi mệnh lệnh của Chúa và nhấn mạnh cho họ biết rằng: họ chỉ có thế vâng giữ các mệnh lệnh đó khi có Chúa ở với họ, có Thánh Linh tác động mạnh mẽ trong lòng họ. Phương diện thứ hai, tuy Chúa không bộc lộ cách rõ ràng nhưng tiềm tàng trong lời Chúa là: chính huấn luyện viên (người huấn luyện anh em mình) cũng phải học biết và tuân hành mọi mệnh lệnh của Chúa, và phải ý thức một cách sống động rằng có Chúa ở với mình đế giúp mình vượt các trở ngại, chiến thắng các cuộc tấn công phá của quỷ dữ, và chính Chúa phán qua môi miệng của mình khi huấn luyện người khác, qua cây bút của mình khi soạn tài liệu huấn luyện.
Người huấn luyện (huấn luyện viên) cũng cần xin Chứa cho mình có “Thần Khôn ngoan và Thông sáng (Ê-sa 11:2) đế thấy rõ “chỗ đứng” của mỗi học viên: ai là người đầy dẫy Thánh Linh, ai là người đã tái sinh nhưng còn bé bỏng trong Chúa, ai là người có đạo mà chưa thật sự có Chúa, trong số này có người mới chịu báp-tem và cũng có người đã bị “chích ngừa” nhiều năm rồi. Với “trí thức thuộc linh” này, người huấn luyện vừa có thể cầu thay cho mỗi học viên vùa nhờ Chúa Thánh Linh giúp đỡ đế: người có Thánh Linh càng đầy dẫy Thánh Linh càng hon (Công vụ 2:4 các sứ đồ và môn đồ đầy dẫy Thánh Linh, qua Công vụ 4:31 chính các vị này lại được đầy dẫy Thánh Linh lần nữa); người đã được tái sinh nhưng còn ấu trí thuộc linh được huấn luyện và được Thánh Linh dẫn dắt đế tăng trưởng trong ân phúc và trong sự hiếu biết Chúa (II Phi-e-rơ 3:18); người chua tái sinh được Chúa Thánh Linh thuyết phục cách sâu xa về tội lỗi đế thật tâm tin nhận Chúa, được tái sinh đổi mới và bắt đầu tiến lên con đường thánh hóa (Hy-bá 12:14).
Mỗi người tin Chúa đều cần được huấn luyện để vững mạnh và lớn lên trong Chúa, và sau đó trở thành người truyền bá Phúc Âm đúng theo lời Chúa dạy. Huấn luyện học hỏi liên tục là điều thiết yếu.
Sau khi nhân danh Chúa Jê-sus ở Na-xa-rét để đở người què ở đền thờ Giê-ru-sa-lem đứng dậy vừa nhảy vừa tôn vinh Chúa, Phê-rơ và Giăng bị hàng giáo phẩm cao cấp của Do-thái bắt và hỏi khẩu cung. Mới đầu, các người này coi hai sú đồ là người “ít học” (không học hỏi huấn luyện tại trường của Do-thái giáo), nhưng ngay sau đó họ phải công nhận các vị sứ đồ “dã từng sống với Chúa Jê-sus” (Công vụ 4:13). Họ đã sống với Chúa Giê-sus, được Chúa huấn luyện kỹ càng, được chứng kiến các phép lạ Chúa làm, nghe lời Chúa giảng dạy dân chúng trong ba năm trời. Nhưng còn có một yếu tố vô cùng quan trọng mà các hàng giáo phẩm Do-thái không thấy, yếu tố quan trọng đến nổi Chúa Jê-sus dặn họ phải chờ đợi và đừng ra khỏi thành Giê- ru-sa-lem. Yếu tố đó là báp-tem bằng Thánh Linh mà các sứ đồ đã nhận được vào ngày lễ Ngũ tuần.
Nếu không đầy dẫy Thánh Linh, người huấn luyện chỉ có thể dạy “chữ làm cho chết” (II Cổ-linh 3:6). Đây có thể là một trong những lý do làm cho nhiều người theo đạo coi mệnh lệnh của giáo hội là quan trọng hơn mệnh lệnh của Chúa, coi những truyền thống của giáo hội là điều họ phải tuân hành mà không cần biết sự dạy dỗ của Thánh Linh trong Thánh Kinh. Và đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân đã và đang gây ra tình trạng “chích ngừa thuộc linh” trong nhiều giáo hội vẫn hãnh diện là mình có chính giáo, mình theo đúng Phúc Âm.
Công tác huấn luyện trong Hội Thánh bắt đầu có kết quả khi học viên được biết nhiều về Chúa Cứu Thế, được Thánh Linh thúc giục đế chia xé Phúc Âm với gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng và với người ở xa hơn, và nhất là học viên bắt đầu tìm biết Chúa cách cá nhân. Biết về Chúa qua các lớp huấn luyện, các lời làm chứng thực quyền Chúa trong đời sống cá nhân tín hữu là những điều cần thiết, nhưng vẫn chưa đủ.
Mỗi tín hữu cần phải biết Chúa trực tiếp, phải được Chúa thăm viếng cách cá nhân và phải được học trực tiếp với Chúa Thánh Linh là Giáo Sư Lớn. Người được chính Chúa Thánh Linh dạy dỗ và tự nguyện để thì giờ học hỏi với Ngài là người được bắt đầu một chương trình huấn luyện thích thú và phước hạnh, chương trình không hạn định thời gian và kéo dài cho đến khi người ấy gặp Chúa. Mỗi ngày người này càng đói khát lời Chúa hơn, càng muốn biết Chúa cách thân thiết gần gũi hơn và sẵn sàng hy sinh mọi sự, kế cả thì giờ và tiền bạc để được biết Chúa, để được ở trong sự hiện diện thường trực của Chúa.
Đó là tâm tình mà sứ đồ Phao-lô đã thố lộ trong Phi-líp 3:8-11 “Vâng, tất cả những điều ấy đều trở thành vô nghĩa nếu đem so sánh với điêu quý báu tuyệt đối này: Biết Chúa Jê-sus là Cứu Chúa tôi. Tôi trút bỏ tất cả, kế như vô giá trị, cốt để được Chúa Cứu Thế được liên hiệp vối Ngài – không còn ỷ lại nơi công đức đạo hạnh của mình – nhưng tin cậy Chúa Cứu Thế để Ngài cứu tôi. Đức tin nơi Chúa Cứu Thế làm cho con người được tha tội và kế là công chính trước mắt Thượng Đế. Đó là phương pháp duy nhất đế biết Chúa Cứu Thế, đế kinh nghiệm quyền năng phục sinh của Ngài, đế chia xẻ những nỗi khổ đau và chịu chết với Ngài. Như thế, tôi có thể đạt đến sự sống lại từ cõi chết.”
Nền tảng của mọi lớp học, mọi chương trình huấn luyện là Lời của Thượng Đế, vì “cả Thánh Kinh đều được Thượng Đế cảm ứng, có ích cho việc dạy dồ, khiến trách, sửa trị, đào luyện con người theo sự công chính. Nhờ đó, người của Thượng Đế được thành thục, có khả năng làm mọi việc lành” (II Ti-mộ-thư 3:16).