Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương II – Phần 7)
Chương II: Các Nguyên Tắc Truyền Bá Phúc Âm
Phần 7: Nguyên tắc thứ bảy: Thu hoạch thành quả khi Chúa Cứu Thế sống trong lòng người mới tin Chúa
Gần một phần ba dân số thế giới tự nhận họ theo Chúa Cứu Thế, còn ở các nước Tây Phương, nhu Hoa Kỳ, Tây Âu thì tỉ lệ này còn cao hơn nhiều, vì ở các quốc gia này số hội viên các Giáo hội, Giáo phái, Giáo phái Cơ-đốc giáo (kế cả Công giáo La- mã, Tin Lành (Protestant) và Chính-thống (Orthodox) chiếm đa số. Có những quốc gia còn có tù 80 đến 97 phần trăm dân số theo các Giáo hội Cơ-đốc giáo nữa.
Nhưng căn cứ trên lời Chúa dạy: “Các con là muối của nhân loại…” và “các con là ánh sáng của thế giới…” (Mã-thi 5:13,14) khi nhận xét tình trạng sa đọa, băng hoại ngày nay của thế giới, chúng ta phải kết luận là: chưa đủ muối, chưa đủ ánh sáng. Chi cần một kí lô muối cũng đủ giữ cho mười kí lô cá khỏi hôi thối, thế mà xã hội cứ càng ngày càng băng hoại và tình trạng này chứng minh rằng không có đủ “muối,” chưa có đủ tỉ lệ người thật sự tin nhận Chúa Cứu Thế đế được Chúa sống trong lòng và bày tỏ ra sự sống thật của Chúa.
Tội ác tối tăm đầy dẫy trong các đô thị lớn, các thành phố nhỏ, các làng mạc xa xăm, lòng con người càng ngày càng tối tăm hơn, càng chống nghịch Thượng Đế hơn. Tình trạng tối tăm trong xã hội và trong tâm linh con người chứng minh rằng chưa có đủ những “ngọn đèn,” những ánh sáng, như lời Chúa dạy: “Các con là ánh sáng của thế giới, như một thành phố sáng rực trên đỉnh núi cho mọi người thấy trong đêm tối”.
Chúng ta thường thỏa lòng khi thấy có người nghe Phúc Âm, chịu cầu nguyện theo đạo, chịu học giáo lý để làm báp-tem, rồi đi nhà thờ, tham gia vào các hoạt động của giáo hội, đóng góp tiền bạc vào nhà thờ… Nhưng chúng ta quên rằng: tất cả những điều đó không đem lại sự cứu rỗi.
Mục sư của Hội Thánh Cổ-linh là Phao-lô biết rõ tình hình Hội Thánh của mình quản nhiệm. Ông biết trong số tín hữu có những tín đồ đã được “xưng công bình,” đã trở nên con người mới, như trong câu II Cổ-linh 5:17 “Ai ở trong Chúa Cứu Thế là con người mới: cuộc đời cũ đã qua, nhường chỗ cho đời sống hoàn toàn đổi mới.” Những người này là các chiến sĩ, trang bị đầy đủ vũ khí thuộc linh đế chiến đấu với các quỷ sứ, với quyền lực tối tăm, và liên tục thực hành lời Chúa dạy trong I Cổ-linh 11:26 “Mỗi khi ăn bánh uống chén ấy, anh em công bố sự chết của Chúa và tiếp tục cho đến lúc Ngài trở lại.” Nhưng đồng thời cũng có những tín hữu, dù đã được tái sinh, được xưng công bình, nhưng vẫn sống như trẻ sơ sinh, như người bệnh hoạn, đòi hỏi người khác săn sóc mình từng li tùng tí và nếu không được chú ý căn sóc thì nhỏng nhẽo, than thân trách phận, khóc lên khóc xuống.
Và Phao-lô cũng không quên đến hạng người thứ ba trong giáo hội, hạng người có đạo mà chưa có Chúa, nên ông đã tha thiết kêu gọi mỗi tín hữu, chẳng những tín hữu trong Hội Thánh Cổ-linh, mà tín hữu thuộc mọi thời đại phải tự xét mình: “Anh em hãy tự xét, xem mình có đức tin không? Anh em có nhận thấy Chúa Cứu Thế sống trong anh em và quyền năng Ngài tác động ngày càng mạnh mẽ trong anh em không? Hay anh em tự nhận mình là con cái Chúa mà thật không phải?” (II Cổ-linh 13:5). “Đức tin” trong câu này không phải là thứ “đức tin” được nói đến trong Gia-cơ 2:19: “Anh em tin có Thượng Đế phải không? Tốt lắm! Chính các quỷ cũng như vậy và run sợ!” Gia-cơ nói đến thứ “đức tin” của triết gia Baruch Spinoza và của một số nhà khoa học gia, người thì dùng lý trí đế suy luận, người thì dùng khoa học, nhu thiên văn học đế kết luận vũ trụ phải có một Đấng khôn ngoan tuyệt đối đế tạo dụng và an bài.
Nhưng họ suy luận rằng: Thượng Đế vô cùng vĩ đại đâu có thì giờ chú ý đến một hạt bụi trong vũ trụ là quả đất này, và đâu có chăm sóc tùng con người nhỏ bé trên “hạt bụi” đó. Họ tin có Thượng Đế, nhưng không tin rằng chính Thượng Đế đã xuống trần làm người, đã chịu chết trên cây thập tự vì tội lỗi của từng con người. Đức tin đó quỷ Sa-tan và các quỷ cũng có, nhưng Sa-tan đâu có được cứu rỗi. Khi nhắc đến tên Charles H. Spurgeon (1834-1892) giới Tin Lành ai cũng biết ông là người được Chúa Thánh Linh phục nhưng, rồi được Chúa dùng đế phục hưng hằng triệu người khắp thế giới. Các bài giảng như lửa cháy của ông được ghi chép lại và in ra thành sách vẫn còn đem lại phước hạnh cho bao nhiêu người đọc.
Hội Thánh ông quản nhiệm (Metropolitan Tabernacle ở Luân-đôn, Anh quốc) là một Hội Thánh sống động. Có lần một vị quan khách đến thăm, được ông hỏi: Ông có muốn thăm “nhà máy điện” của chúng tôi không? Rồi ông dẫn vị khách đó xuống căn phòng rộng, có 600 người đã đến đó hằng giờ trước buổi thờ phượng đế cầu nguyện. Nhưng Spurgeon biết rằng trong số tín hữu của Hội Thánh sống động đó vẫn có người chưa được cứu, nên ông dành một phần của hầu hết các bài giảng đế kêu gọi người chưa được tái sanh phải đến với Chúa. Khi giảng về sự ăn năn, căn cứ trên câu Công vụ 3:19 “Hãy ăn năn trở về với Chúa để tội lỗi được tẩy sạch,” ông nói: “chúng tôi chua thỏa lòng khi quý vị lắng nghe, chú mắt nhìn. Chúng tôi chưa thỏa lòng khi quý vị nhóm họp trong nhà thờ của Chúa. Tất cả đêu vô ích, nếu quý vị vào chỗ thờ phượng mà vẫn chưa thật tâm ăn năn và trở lại.
Tôi không yêu cầu quý vị phải thay đối lối sống hay phải làm lại cái này cái nọ. Nếu quý vị không đặt trọn niềm tin vào Chúa Cứu Thế, chưa ăn năn và quay đầu trở lại với Chúa đế được Chúa tạo dựng thành con người mới, quý vị sẽ hư mất đời đời. Phúc âm đòi hỏi quý vị phải ăn năn. Đi nhà thờ không cứu rỗi quý vị, quỳ gối không cứu rỗi quý vị, lối thờ phượng theo hình thức, không cứu rỗi quý vị. Quý vị phải ăn năn tội lỗi và tù bỏ tội lỗi. Nếu không tội lỗi của quý vị không thể nào được tẩy sạch. Nhưng tại sao Thánh Linh đòi hỏi sự ăn năn? Vì, nhu những người Do-thái nghe Phi-e-rơ giảng (Công vụ 3:12-13), quý vị đã trực tiếp giết Chúa. Mỗi tội chúng ta phạm đều là tội giết Chúa, là tội khước từ quyền tế trị tuyệt đối của Thượng Đế, là tội tìm cách truất phế Thượng Đế khỏi ngai của Ngài. Tất cả tội lỗi của quý vị đã và đang phạm là tội giết Chúa Cứu Thế…”
Có một hiện tượng (hay một “hội chứng”) đã có trong giáo hội từ lâu rồi, chúng ta có thể gọi là hiện tượng “chích ngừa thuộc linh” vì nó có nhiều đặc tính giống như sự chích ngừa của y học, như việc chích ngừa bệnh tê liệt trẻ em (poliomyelitis). Bác sĩ Albert B. Sabin đem siêu vi polio làm cho yếu đi, rồi cho vào ca thể con người. Siêu vi vì yếu nên không đủ sức hại cơ thế, nhưng đủ để ngăn chặn loại siêu vi mạnh khi chúng tấn công cơ thể. Có một số người nhận một liều lượng Phúc Âm không đủ để đem người đó đến sự ăn năn chân thành ở thập tự giá, nhưng đủ đế cho người ấy cảm thấy mình “có đạo,” rồi khi Phúc Âm thật đến, liều lượng trước sẽ ngăn chặn, không cho Phúc Âm thật tác động trên tâm linh.
Những người này có hình thức Cơ-đốc nhân, nói như Cơ-đốc nhân, biết như Cơ-đốc nhân, nhưng nếu đem trắc nghiệm với câu Kinh Thánh II Cổ-linh 13:5, thì người ấy chưa có đức tin dẫn đến sự công bình, và chưa có Chúa sống trong lòng, quyền năng Chúa chưa hoạt động mạnh mẽ và họ tự nhận mình là con cái Chúa nhưng kỳ thật không phải. Mục sư Billy Graham có viết trong cuốn sách nhan đề “Tiếng Vó Ngựa Đến Gần” (Approaching Hoofbeats) như sau: Tôi nhìn lại những năm làm chức vụ của người truyền bá Phúc Âm mà tự hỏi: Tôi có lần nào làm cho đức tin Cơ-đốc có vẻ quá dễ dàng không? Ngay trước khi nghe Bonhoeffer dùng từ ngữ “ân điển rẻ tiền” tôi cũng đã thắc mắc không biết mình có làm cho ân điển Chúa trở thành quá rẻ không?
Chắc chắn chúng ta được rỗi nhờ ân điển của Thuợng Đế do đức tin nơi Chúa Cứu Thế chứ không do việc làm đế chúng ta không có cớ khoe khoang (Ê-phê-sô 2:8,9). Chắc chắn sự cứu rỗi của chúng ta hoàn toàn do công lao của Chúa Cứu Thế thực hiện qua sự chết, và sự sống lại của Ngài. Chúng ta không đóng góp một chút nào vào sự cứu rỗi cả. Chắc chắn chúng ta tin rằng Đấng đã bắt đầu làm việc tốt lành trong chúng ta sẽ tiếp tục làm cho hoàn thành (Phi-líp 1:6). Nhưng tôi phải tự hỏi: Trong khi chia xẻ món quà tặng vĩ đại của Thượng Đế, tôi có trung tín nói rõ giá mà Chúa Cứu Thế đã trả ở Gô-gô-tha không? Tôi có cắt nghĩa rõ ràng giá mà người tin Chúa phải trả khi chiến đấu với các quỷ, với quyền lực của tối tăm lúc nào cũng tìm cách tấn công con cái Chúa không?
Người truyền bá Phúc Âm phải nhất thiết tránh việc chia xẻ “ân điền rẻ tiền,” nhưng phải kêu gọi người nghe thành thật ăn năn và chừa bỏ tội lỗi, đặt trọn niềm tin vào Chúa Cứu Thế, vào quyền năng tẩy sạch tội lỗi của Huyết Chúa, vào quyền năng đổi mới của Thánh Linh. Người truyền bá Phúc Âm cũng phải tránh việc hứa hẹn các phước hạnh vật chất tạm bợ, cũng tránh việc làm cho người theo đạo tưởng rằng chỉ cần cầu nguyện, chịu lễ báp-tem, đi nhà thờ, dâng hiến tiền bạc và tham gia vào các sinh hoạt của giáo hội là được bảo đảm Thiên đàng. Ngoài ra, người truyền bá Phúc Âm cũng phải tha thiết cầu nguyện và cầu thay cho người nghe Phúc Âm để họ được Chúa Thánh Linh thuyết phục cách sâu xa về tội lỗi, về sự công chính và về sự phán xét của Thượng Đế (Giăng 16:8-11), đế mỗi người đều được Chúa Thánh Linh tái sinh và hướng dẫn đi trên con đường thánh hóa, vì “nếu không thánh hóa, không ai được thấy Thượng Đế” (Hy-bá 12:14), không thấy Thượng Đế tức là không được cứu rỗi, tức là dù có theo đạo đến mấy chục năm cũng vô ích.