Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương II – Phần 4)
Chương II: Các Nguyên Tắc Truyền Bá Phúc Âm
Phần 4: Nguyên tắc thứ tư: Truyền Sứ Điệp duy nhất là: “Đạo Thập tự Giá của Chúa Cứu Thê'” (I Cổ-linh 1:18)
Khi tuyên bố: “Tôi đã quyết định không nói gì với anh em ngoài Chúa Cứu Thế, Đấng chịu đóng đinh trên cây thập tự” (I Cổ-linh 1:18), sứ đồ Phao-lô chẳng những bày tỏ lập trường dứt khoát của mình, mà ông còn trình bày cho Hội Thánh thuộc mọi thời đại biết nguyên tắc tối quan trọng của công cuộc truyền bá Phúc Âm, nguyên tác mà chính sứ đồ Phao-lô và các sứ đồ khác đã áp dụng triệt đế.
Vào ngày lễ Ngũ tuần, sứ đồ Phê-rơ mạnh dạn rao giảng: “Đồng bào đã mượn tay người La-mã đóng đinh và giết Ngài trên cây thập tụ. Nhưng Thượng Đế cho Ngài sống lại, giải thoát Ngài khỏi nổi thống khố của sự chết, vì Âm phủ không c:ó quyền giam giữ Ngài” (Công vụ 2:24). Ít lâu sau, Phê-rơ cũng giảng: “Đồng bào đã bắt Chúa giải nạp cho Phi-lát và ngoan cố chống đối khi Phi-lát định tha Ngài. Đồng bào đã giết Chúa Sự Sống, nhưng Thượng Đế đã làm cho Ngài sống lại” (Công vụ 3:13-15). Các lời giảng nàv hoàn toàn trái ngược nguyên tắc tâm lý học hiện tại, nhưng đó chính là “Đạo thập tụ giá” đã được Chúa Thánh Linh dùng đế làm cho dân chúng “cảm động sâu xa” (Công vụ 2:37) và trong một ngày có ba ngàn người tiếp nhận Chúa. Xin nhớ đây không phải là những người “theo đạo,” gia nhập giáo hội vì lý do này hoặc lý do khác, nhưng là những “người được cứu” (Công vụ 2:47), được Chúa Thánh Linh tái sanh đế có thể sống chết vì Phúc Âm và sẵn sàng hy sinh mạng sống để truyền bá Phúc Âm. Họ được cứu sau khi nghe “Đạo thập tự giá.”
Trước đây Hội truyền giáo Moravian có gửi một số giá0 sĩ đến truyền Phúc Âm cho người Eskimo sống trên đảo Greenland, là một hòn đảo rất lớn, quanh năm phủ tuyết giáo gần băng dương. Khi mới đến nơi, các giáo sĩ này bàn với nhau: Người Eskimo chưa có khái niệm về thiện ác, chưa biết gì về luân lý đạo đức cả, và trước tiên cần được học các nguyên tắc đạo đức Họ áp dụng đường lối đó qua hơn mười năm trời và không thu lượm được một kết quả nào cả. Một ngày nọ, một giáo sĩ tình cờ đọc cho một người Eskimo nổi tiếng gian ác câu chuyện Chúa Cứu Thế chịu thương khó và chịu đóng đinh trên cây thập tự trong sách Phúc Âm.
Vừa nghe xong, người này nói: Ông đọc lại cho tôi nghe một lần nữa. Khi giáo sĩ đọc xong lần thứ hai, người Eskimo này la lớn tiếng: Có thật không ông? Có thật Con Thượng Đế đã chịu chết thay thế một người gian ác tội lỗi như tôi không? Giáo sĩ trả lời: Thật chứ, vì đây là Thánh Kinh, là Lời của Thượng Đế. Người Eskimo liền hỏi lại: Như vậv tại sao đến bây giờ ông mới nói cho tôi biết Chúa Cứu Thế đã chịu chết vì tôi (hàm ý trách: lại sao không có ai đến nói cho các thế hệ trước của dân tộc Eskimo biết?) Sau đó, người Eskimo này cùng vối vợ và hai con đã tiếp nhận Chúa Cứu Thế và là trái đầu mùa giữa vòng người Eskimo ở Greenland.
Khi dùng câu Giăng 12:32-33 “Còn Ta, khi bị treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người đến với Ta. Chúa nói câu này đế chỉ Ngài sẽ chết cách nào,” đế làm nền tảng cho bài giảng với đề mụ: “Sức hấp dẫn kỳ diệu”. Mục sư Charles H. Spurgeon nói rằng:Chính Chúa Cứu Thế đã phán lời này. Ngài báo trước về sự chết của Ngài trên cây thập tự và cho biết kết quả của sự chết ấy.
Bí quyết thu hút mọi người đến với Chúa là sự chết của Ngài. Chúa đã có sức thu hút người ta khi Ngài giảng dạy và làm phép lạ, nhưng sức thu hút chính của Chúa Jê-sus là sự chết trên cây thập tự. Đây là một sự kiện hi hữu và kỳ lạ. Khi một lãnh tụ trên trần gian này chết, ảnh hưởng cá nhân của họ sớm muộn rồi cũng tiêu tan. Lúc sinh tiền, họ có thể có ảnh hưởng sâu đậm trên người khác vì tài năng, tu cách, vì những điều họ tin tưởng, vì các hoạt động hăng say.
Nhưng sau khi chết, họ chỉ được người đời nhớ trong một thời gian, rồi trí nhớ này lần lần mai một. Những người lên thay thế họ có thế áp dụng các lý tưởng của người quá cố trong một thời gian, và ít lâu sau các lý tưởng này cũng bị quên đi. Nhưng Chúa Cứu Thế lại khác hẳn. Vì đã chết trên cây thập tự nên bây giờ, tức là gần 20 thế kỷ sau khi chịu đóng đinh, Chúa đang làm Chúa tế uy quyền trên tấm lòng và tâm trí của hàng: trăm triệu người khắp trên thế gian này.
Chúng ta cũng cần nhắc nhở là Chúa chịu chết cách vô cùng nhục nhã. Bây giờ nhiều người coi cây thập tự như là một thứ trang trí, một món nữ trang, hay một vật đế cho người ta kính trọng. Nhưng vào thế kỷ thứ nhất, cậy thập tự là một dụng cụ đế xử tử tội nhơn, như cái máy chém, nhu sợi dây treo cổ tử tội. Đóng đinh vào cây thập tụ là lối xử tử người nô lệ của đế quốc La-mã. Không một công dân La-mã nào bị xử tử lối này, trừ một số ít người đã phạm những tội hết sức nặng. Cái chết trên cây thập tụ chẳng những là cái chết đau đớn ê chề, mà cũng là cái chết vô cùng sỉ nhục và bị người đời khinh bỉ nhất.
Nhưng với cái chết ô nhục, bị trần gian khinh khi đó, Chúa Cứu Thế có thế kéo mọi người đến với Ngài. Vinh quang của Chúa đã lên cao tột đỉnh khi Ngài hạ mình chịu chết trên cây thập tự. Ngài đã chiến thắng Sa- tan, tội lỗi và thế gian qua cái chết trên cây thập tự của Ngài. Khi Ngài đã đi con đường vâng phục Thượng Đế cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự, thì Thượng Đế đưa Ngài lên tột đỉnh và ban cho Ngài danh vị cao cả tuyệt đối (Phi-líp 1:8-9). Nhờ cái chết của Chúa trên cây thập tự mà Phúc Âm có quyền năng, Hội thánh thật của Chúa có quyền năng đế chiến thắng tội lỗi.
Khi Hội Thánh không coi cây thập tự là một sự sỉ nhục, nhưng lớn tiếng rao giảng “Đạo cây thập tự,” Hội Thánh sẽ không bao giờ bị sỉ nhục, vì Thượng Đế ở trong Hội Thánh và chính Chúa Cứu Thế kéo người ta đến với Ngài. Chúa Cứu Thế chịu đóng đinh có một sức thu hút vô địch. Khi ý thức được rằng Chúa Cứu Thế đã hạ mình xuống chỗ thấp nhất đế chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục (Hy-bá 12:1) vì mình, không một ai có thế kháng cụ được sức thu hút của Ngài. Người ta có thế yêu mến một Chúa sống, nhưng người ta phải yêu mến Chúa đã hy sinh chịu chết vì mình.
Khi một người đã biết được rằng Chúa yêu thương mình đến nối hy sinh chịu chết trên cây thập tự, tấm lòng người đó dù cứng cõi đến đâu cũng phải tan chảy. Thua quý vị, chúng ta đừng hố thẹn khi rao giảng Chúa Jê-sus chịu chết trên cây thập tự, Con Thượng Đế chịu treo thân giữa hai tên trộm cướp. Ai là người dạy Trường Chúa Nhật, rao giảng Phúc Âm ở các góc đường, hay dùng bất cứ phương pháp nào đế truyền bá Phúc Âm, xin luôn luôn đề cao, nhắc nhở Chúa chịu đóng đinh trên cây thập tự.
Nếu không chịu chết trên cây thập tự, Chúa không phải là Chúa Cứu Thế. Chúng ta không bao giờ quên Chúa Cứu Thế là Con Đời Đời của Thượng Đế Vinh Quang, nhưng chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ và nhắc nhở đến sự kiện Chúa đã chịu treo thân trên cây thập tự. Trên cây thập tự Chúa đã chiến thắng Sa- tan và với cây thập tụ Chúa đã chiến thắng thế gian. “Còn Ta, khi bị treo lên khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người đến với Ta..”
Lời Thánh Kinh dạy trong I Cổ-linh 11:26 rất rõ rệt: “Mỗi khi ăn bánh uống chén này, anh em công bố sự chết của Chúa và cứ tiếp tục cho đến lúc Ngài trở lại.” “Mỗi khi ăn bánh, uống chén” chẳng những là lúc chúng ta dự Tiệc thánh với Hội Thánh, nhưng cũng là mỗi lúc chúng ta cầu nguyện tiếp xúc với Chúa, dạn dĩ nhờ huyết của Chúa để vào Nơi chí thánh, qua bức màn là qua thân thể của Chúa đã xé rách vì ta (Hy-bá 10:19-22).