Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương II – Phần 2)
Chương II: Các Nguyên Tắc Truyền Bá Phúc Âm
Phần 2: Nguyên tắc thứ hai: Hoàn toàn nhờ cậy Chúa Thánh Linh tác động lòng ta và lòng người
Nguyên tắc này cho chúng ta thấy hai khía cạnh: Chúa Thánh Linh phải tác động trên người truyền bá Phúc Âm, và Chúa Thánh Linh phải tác động trên người nghe thì công cuộc truyền bá Phúc Âm mới có kết quả cho Chúa.
Suốt lịch sử Hội Thánh, không một ai được huấn luyện kỹ càng đế truyền bá Phúc Âm bằng các vị sứ đồ. Họ ăn ở, sinh hoạt, học hỏi trực tiếp với Chúa trong 3 năm trời. Chính mắt họ chứng kiến Chúa kêu người chết sống lại, hóa bánh cho đám đông ăn, chữa lành cho người đau yếu, đuối quỉ, ra lệnh cho gió và bão phải yên lặng, v.v… Ba sứ đồ thân tín còn được thấy Chúa mặc lại vinh quang tuyệt đối của Ngài trên núi hóa hình.
Các kinh nghiệm và huấn luyện này thật vô cùng quí giá, nhưng theo lời Chúa Cứu Thế thì vẫn chưa đủ đế đi truyền bá Phúc Âm. Vì vậy, sau khi sống lại Chúa đã căn dặn họ nhiêu lần: “Ta sẽ sai Thánh Linh đến với các con nhu Cha Ta đã hứa. Vậy các con cứ chờ đợi trong thành phố này, cho đến khi đầy dẫy quyền năng thiên thượng” (Lưu-ca 24:49), “Các con đừng vội ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, nhung phải ở lại chờ đợi điều Cha hứa, như Ta đã nói trước, vì Giăng chỉ làm lễ báp-tem bằng nước, nhưng ít ngày nữa các con sẽ được báp-tem bằng Thánh Linh… Nhưng khi Thánh Linh giáng trên các con, các con sẽ nhận được quyền năng làm chứng cho Ta… (Công vụ 1:4,5 và 8).
Nếu Chúa Thánh Linh không giáng xuống vào ngày lễ Ngũ tuần và đầy dẫy trên 120 môn đồ, thì chắc chắn đã không có Hội Thánh và Phúc Âm đã bị mai một từ lâu rồi. Nhưng khi Thánh Linh đầy dẫy trên Phê-rơ, là người chỉ hơn 50 ngày trước đã chối Chúa ba lần vì khiếp sợ một người nữ tỳ, thì Phê-rơ đã giảng một bài giảng đế tôn vinh Chúa Cứu Thế Jê-sus và ba ngàn người được Thánh Linh “cảm động sâu xa” (câu 37) đế ăn năn tội lỗi và tiếp nhận Chúa Cứu Thế. Chúng ta có thế nói đây là lời giảng của chính Chúa Thánh Linh qua môi miệng của Phê- rơ (Công vụ 2:14-40), chứ một người có tính bốc đồng, khiếp sợ, làm thế nào giảng được bài giảng đó và thu lượm được kết quả phi thường như vậy.
Dưới quyền điều khiến của Chúa Thánh Linh, chấp sự Phi-líp đến một quãng đường hoang vắng để truyền bá Phúc Âm cho viên thái giám người Ê-thi-ô-pi đế người này đem Phúc Âm đó về nước, truyền lại cho đồng bào mình (Công vụ 8:26-40). Thánh Linh cũng đến vái Hội Thánh An-ti-ốt, bảo Hội Thánh để riêng ra hai nhà truyền bá Phúc Âm là Sau-lơ và Ba-na-ba đế bắt đầu giai đoạn “làm chứng về Chúa Jê-sus khắp thế giới,” như mệnh lệnh Chúa truyền trong Công vụ 1:8.
Có người đề nghị nên gọi sách Công vụ các sứ đồ là sách Công vụ của Thánh Linh, vì chính Chúa Thánh Linh tác động trong Phê-rơ, Phi-líp, Phao-lô, Ê-tiên, Ba-na-ba, v.v… và chắc chắn các vị này đã không ra đi truyền bá Phúc Âm nếu chính Chúa Thánh Linh không cùng đi với họ và nắm trọn quyền chủ động. Chúa Thánh Linh chẳng những làm việc với người truyền bá Phúc Âm, mà Ngài cũng làm việc với người nghe Phúc Âm. Chúa Cứu Thế phán rằng: “Khi Ngài (Thánh Linh) đến, Ngài sẽ chứng tỏ cho nhân loại biết họ lầm lạc trong tội lỗi, sẽ dìu dắt họ trỏ về đường công chính và sẽ giúp họ hiểu công lý của Thượng Đế. Họ lầm lạc trong tội lỗi vì không chịu tin Ta. Họ trở về đường công chính vì Ta dành sự công chính của Ta cho họ khi Ta về cùng Cha, dù lúc ấy họ không thấy mặt Ta nữa. Họ hiếu được công lý của Thượng Đế khi quỷ vương bị hình phạt, còn người tin Ta được thoát khỏi.” (Giăng 16:8-11).
Mục sư A.w. Tozer có kế câu chuyện sau đây trong sách “Khi Thánh Linh Đến” (When He Is Come):
Thanh niên Đvvight L. Moody (1837-1899) làm nghề bán giày. Sau khi tin nhận Chúa, thanh niên này rất hăng say tham dự Trường Chúa Nhật và dạy cho các thanh niên. Nhưng trong công việc làm ăn cũng như trong công việc của Hội Thánh, anh ta chỉ chạy lòng vòng. Một ngày kia, một bà cụ tên là Cook thấy Moody và nói: “Cậu ơi, cậu đến nhà tôi. Tôi muốn nói chuyện với cậu.” Moody đến nhà bà cụ, ngồi xuống ghế và nghe bà cụ nói đại khái như sau: “Tôi rất vui khi thấy cậu được Chúa cứu một cách lạ lùng, và cũng vui vì thấy cậu hăng say làm công việc Chúa. Nhưng cậu biết cậu cần gì không?
Cậu cần được xức dầu bằng Đức Thánh Linh.” Moody trả lời: Thưa cụ, nếu Đức Chúa Trời dành bất cứ điều gì cho tôi, tôi xin nhận cả. Bà cụ nói: “Như vậy cậu quỳ gối xuống đây.” Moody quỳ gối trên sàn nhà và cả hai đều cầu nguyện. Bà cụ cầu: Lạy Đức Chúa Trời, xin đầy dẫy Thánh Linh trên thanh niên này. Moody chân thành mở tấm lòng mình, như một cái bình trống không, hoàn toàn thuận phục Chúa và lấy đức tin nắm chặt lời hứa của Chúa. Nhưng lúc đó chưa có gì xảy ra cả. Vài ngày sau, khi Moody đang ở một thành phố khác, một biến động phi thường xảy ra. Moody kế lại biến động đó như sau: Khi tôi đang đi dọc đường, thình lình Đức Chúa Trời làm thành lời hứa của Ngài đã hứa với tôi ở nhà bà cụ Cook. Moody được dầu Thánh Linh đố trên ông, ông phải chạy vào một cái hẽm, đưa tay lên trời và thưa với Chúa: Lạy Đức Chúa Trời, xin ngưng quyền năng của Ngài lại, đừng đổ thêm nữa, nếu không con chết mất! Moody kế tiếp rằng: “Sau đó, tôi giảng lại những khúc Kinh Thánh tôi đã giảng, nhưng từ đó sự khác biệt thật là rõ rệt, vi Thánh Linh đã đến.”
Một lần nọ Dwight L. Moody mời một số Cơ-đốc-nhân họp lại với mình tại một khu rừng ở miền Đông Hoa Kỳ. Họ họp nhau khấn thiết cầu xin Chúa cho họ được báp-tem bằng Thánh Linh, nhưng sau nhiều ngày nhóm họp, chẳng có gì xảy ra cả. Moody đứng dậy và nói: Cuộc nhóm họp của chúng ta đến ngày mai sẽ bế mạc, nhưng chúng ta trở về nhà mà chưa đầy dẫy Đức Thánh Linh. Chúng ta vào rừng cầu nguyện nữa. Đang khi họ quỳ gối cầu nguyên giữa rừng thông, Thánh Linh đố xuống trên họ cách vô cùng mạnh mẽ. Hôm sau, mỗi người đi một hướng, và lịch sử ghi lại rằng, khi những người này trở về, họ đã như những “chú sói” của Sam-sôn, đi đến đâu là đốt cánh đồng thuộc linh cháy bùng đến đó (Thẩm-phán 15:4-5).
Nếu Chúa Thánh Linh không làm chứng cho Chúa Cứu Thế (Giăng 15:26), không một ai tiếp nhận Chúa, không một người nào hiếu biết và vâng phục chân lý của Thượng Đế (Giăng 16:12). Nếu Chúa Thánh Linh không hướng dẫn, không ai công nhận Jê-sus là Chúa (I Cổ-linh 12:3).
Nếu có những kỷ thuật truyền thông tân tiến, có lời giảng thuyết hùng hồn, có chương trình cứu tế xã hội rộng lớn mà không có Chúa Thánh Linh để rọi sáng tấm lòng người vô tín, thì không một ai có thể nhìn “thấy ánh sáng Phúc Âm và hiểu lời truyền giảng về vinh quang của Chúa Cứu Thế, là hiện thân cửa Thượng Đế” (II Cổ-linh 4:4).
William Wilberforce (1759-1833), một chính khách vì lòng yêu kính Chúa đã đứng lên lãnh đạo phong trào chống chế độ nô lệ và giúp Anh quốc bãi bỏ chế độ đó vào năm 1833, tức là 30 năm trước khi tống thống Lincoln tuyên bố giải phóng nô lệ ờ Hoa Kỳ. Wilberforce có một người bạn rất thân ở quốc hội Anh là thủ tuớng William Pitt (1759-1806). Nhiều lần Wilberforce mời thủ tướng Pitt đến dự một buổi truyền giảng Phúc Âm, nhưng thủ tướng chối từ vì quá bận rộn.
Cuối cùng vì nể bạn nên thủ tướng William Pitt đã cùng với bạn đến nghe Mục sư truyền giảng. Khi Mục £U giảng xong, ông Wilberforce rất sung sướng vì nhận dược nhiều sự dạy dỗ của Chúa Thánh Linh, nhưng ông không khỏi thất vọng khi nghe thủ tướng Pitt nói rằng: “Anh ơi, khi ông Mục sư giảng, tôi chú ý nghe nhưng không hiếu gì cả!” Thủ tướng Pitt là một trong những thủ tướng xuất sắc nhất của Anh quốc, người đứng tổ chức liên minh Âu Châu chống lại hoàng đế Napoleon, tức là một người thông minh có thừa, nhưng tự sức con người đó không thể nào thấy ánh sáng Phúc Âm và hiểu biết chân lý của Thượng Đế. Trong khi đó có hàng triệu người thông minh không bằng thủ tướng Pitt, nhưng nhờ Thần Chân lý hướng dẫn nên đã có sự hiểu biết siêu nhiên đề vâng phục chân lý và xưng nhận Jê-sus là Chúa tể của đời sống mình.