Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương I – Phần 2)
Chương I: Cơ Bản Truyền Bá Phúc Âm
Phần 2: Lý Do Truyền Bá Phúc Âm
Tại sao các sứ đồ và các môn đệ đầu tiên của Chúa Cứu Thế đã đẩy mạnh công cuộc truyền bá Phúc Âm cách hăng say như thế? Tại sao ngày nay một số đông thanh niên thiếu nữ và nhiều bậc trưởng lão già yếu sốt sắng ra đi truyền bá Phúc Âm khắp nơi trên thế giới như thế? Tại sao có hàng vạn người đang hy sinh cả cuộc đời mình đế đi giới thiệu Chúa Cứu Thế và sẵn sàng dấn thân vào những miền xa lạ mà không nao sờn truớc những gian nan, nguy hiếm? Động lực nào đã thúc đẩy họ, cớ tích nào đã khiến cho họ có một tinh thần nóng cháy như thế? Nói cách tổng quát, ta có thể nêu hai loại lý do: một loại phát xuất từ ngoại cảnh, một loại phát xuất từ nội tâm.
A. LÝ DO NGOẠI CẢNH
1. Tình trạng nghèo đói cùng cực
Một số người dấn thân đi truyền bá Phúc Âm vì nhìn thấy tình trạng vật chất thê thảm của một dân tộc hay một sắc tộc. Những người có sự sống của Chúa Cứu Thế không thế nào an tâm khi nhìn thấy 2/3 dân số trên thế giới đang nghèo đói. Họ không thể ngồi yên nhìn hàng triệu nguời đang sống trong cảnh đói rách lầm than, bệnh tật không biết chữa chạy, và đến khi gặp một cơn đói kém hay trận dịch, hàng vạn, hàng triệu người phải bỏ mạng không được ai cứu giúp. Ai sẽ đem tình thương của Chúa Cứu Thế đến cho những người đau khổ ấy?
2. Tình trạng đạo đức suy dồi
Về phương diện luân lý, những ai có lòng yêu mến Chúa và xót thương linh hồn tội nhân không thể yên lặng ngồi chứng kiến những phong tục đồi trụy, dẫn đưa từng lớp người, từng dân tộc, tùng bộ lạc vào cảnh diệt vong. Tinh thần của Phúc Âm không cho phép môn đồ của Chúa Cứu Thế chấp nhận chế độ nô lệ cũng như những cảnh giết người vô cùng tàn bạo, dã man. Chắc chắn không ai trong chúng ta khỏi phải đau lòng khi biết rằng trước khi các nhà truyền bá Phúc Âm đặt chân lên tại nhiều hải đảo tại vùng Polynesia đã có từ 1/3 đến 2/3 trẻ em sơ sinh phải bị đem chôn sống.
Trước khi đạo Chúa truyền đến quần đảo Fiji, một sắc tộc ở vùng ấy tin rằng ai ăn thịt người nhiêu nhất thì được giữ địa vị quan trọng nhất trong xã hội. Cũng vì thế mà tên Rah Undre Undre rất được trọng vọng trong bộ lạc đó vì đã ăn thịt tới 872 người. Một số sắc tộc cũng có nhiều phong tục hết sức kỳ dị. Chẳng hạn trong làng có một người bị tố cáo về một tội nào đó, hoặc bị tố cáo cách mơ hồ là ma lai đế bắt hồn người dân làng, vì trong làng có vài người chết. Muốn xác nhận bị cáo có tội hay không thì dân làng phải kéo nhau tới mội: dòng suối trước sự chứng kiến của thầy phù thủy và các hương chức trong làng, người bị cáo và nguyên cáo đều phải ngâm đầu dưới nước, ai nín thở được lâu hơn sẽ được xem là người thắng cuộc nếu nguyên cáo ngóc đầu lên trước thì bị cáo sẽ được trả tự do và được bồi thường danh dự bằng một con trâu hay một đồ vật quý giá nào đó. Trái lại, nếu bị cáo ngóc đầu lên trước thì lập tức bị chém đầu hay đâm chết.
Chính thân nhân người đó phải là người thứ nhất thi hành bản án và nguyên cáo được hưởng gia tài của người bị giết. Cũng có khi người ta xét một người bị tình nghi bằng cách đổ dù đang nóng chảy, hoặc đặt than lửa đỏ trong lòng bàn tay, hay nhúng tay người bị tình nghi vào nồi nước sôi vì họ tin rằng riếu bị cáo vô tội thì bàn tay không thể nào bị phỏng và bị cáo sẽ được trắng án. Ngược lại, nếu bị phỏng thì bị cáo phải trá cho nguyên cáo một con trâu hay một đồ vật quý giá hoặc bị hình phạt nặng nề.
3. Số phận hư vong đời đời
Về phương diện thuộc linh, chung quanh chúng ta còn bao nhiêu người bị hư mất vì không biết Chúa. Họ là những tội nhân đang chờ đợi số phận kinh khiếp trong hỏa ngục đời đời. tình trạng bi đát đó đã được miêu tả trong những câu Thánh Kinh sau đây: Ê-phê-sô 4:17-19 “Tâm trí họ hư hoại, lòng họ vô cùng đen tối, xa cách hẳn sự sống của Thượng Đế, tâm hồn họ đóng kín không thể nhận biết Ngài. Họ mất cả lương tri, không còn biết phải quấy, buông mình theo lối sống xấu xa mê mải không thôi.” Cô-lô-se 1:21 “Họ có tư tưởng chia rẻ, nghịch thù với Thượng Đế.” Ê-phê-sô 2:3 “Họ đang sống sa đọa, chìu chuộng ham muốn xác thịt và ý tưởng gian ác của mình, đang chờ đợi hình phạt nặng nề của Thượng Đế.” Ê-phê-sô 2:12 “Họ sống xa cách Chúa Cứu Thế, đối nghịch với đoàn thể con dân của Thượng Đế, không được Thượng Đế hứa hẹn bảo đảm gì cả. Giữa cuộc đời họ sống không hy vọng, không có Thượng Đế.” Thi thiên 9:17 “Kẻ ác bị xô xuống Âm phủ và các dân quên Chân Thần cũng vậy.” Khải thị 21:8 “Phần của họ ở trong hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng, đó là sự chết thứ hai.”
Tình trạng tâm linh của họ thật vô cùng bi thảm. Thực sự ấy đã thúc đẩy hàng vạn tín đồ của Chúa Cứu Thể ra đi đế đem Phúc Âm cứu rỗi cho họ. Trong thư La-mã bắt đầu từ chương 1:18, sứ đồ Phao-lô đã miêu tả cảnh trạng tội lỗi, đen tối và kinh tởm của cả nhân loại, cả người Do-thái lẫn người ngoại bang. Đến ngày cuối cùng, Chân Thần sẽ căn cứ vào trình độ tri thức thuộc linh của mỗi hạng người mà xử đoán họ: Người ngoại bang sẽ bị xử theo luật lương tâm, người theo luật pháp Mai-sen, sẽ bị xử theo luật pháp Mai-sen (La-mã 2:6,12,14,15). Qua chương 3, nhà truyền bá Phúc Âm Phao-lô công bố án phạt của Chân Thần cho cả nhân loại, chẳng một người nào có thế chạy tội, mọi miệng đều ngậm lại, cả nhân loại đều bị Thượng Đế lên án (La-mã 3:19). Rồi tiếp theo, Phao-lô giải bày chương trình cứu rỗi của Chân Thần (La-mã 3:21-26).
Đến chương 10:12,13 ông quả quyết: “Tất cả những người kêu cầu danh Chúa đều được cứu rỗi.” Vừa nhắc đến Chân lý cứu chuộc ấy, Phao-lô liền đặt một loạt câu hỏi hên tiếp “Nhưng họ chưa tin Chúa thì kêu cầu Ngài sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thế nào biết mà tin? Nếu không có người truyền giảng thì nghe cách nào? Nếu không được sai phái thì ai đi truyền giảng? Bốn câu hỏi với những chữ “Sao được, thế nào, cách nào, ai đi” liên quan mật thiết với nhau, và dẫn đến một vấn đề vô cùng quan trọng là trách nhiệm truyền bá Phúc Âm của mỗi tín đồ của Chúa Cứu Thế. Các câu hỏi này được dùng theo lối mỹ từ học để giúp người đọc thấy ngay câu trả lời. Là một môn đồ, một tín đồ của Chúa Cứu Thế, chúng ta không chỉ trả lời bằng câu văn, bằng lời nói suông, nhưng còn bằng cả tấm lòng thiết tha và bằng hành động tích cực của chúng.