Nguyên Tắc Và Phương Pháp Truyền Bá Phúc Âm (Chương I – Phần 1)

Chương I: Cơ Bản Truyền Bá Phúc Âm

bo-suu-tap-nhung-loai-hoa-dep-nhat-hien-nay-8

Phần 1: Truyền Bá Phúc Âm Là Gì?

1. Khung cảnh Chúa truyền mệnh lệnh

Khung cảnh Chúa truyền lệnh cho các môn đệ đi truyền bá Phúc Âm là một khung cảnh trang nghiêm, cảm động. Chúa vừa hy sinh tính mạng, chịu đóng đinh trên cây thập tự đế chuộc tội cho loài người. Ba ngày sau, Chúa sống lại cách vinh quang khiến những người thù nghịch khiếp sợ và những tên lính canh mộ phải chạy trốn.

Chúa đến gặp các môn đệ, trò chuyện, khuyên răn, dạy bảo họ suốt 40 ngày. Trong một dịp qua xứ Ga-li-lê đến đỉnh núi Chúa đã hẹn trước, Chúa gặp các môn đệ để truyền cho họ mệnh lệnh quan trọng nhất của Ngài trước khi Chúa thăng thiên. Giữa lúc các môn đệ thờ lạy và lắng lòng nghe tiếng Chúa thì vẫn còn một vài người nghi ngờ.

Hoàn cảnh đã làm dao động đức tin của họ, sự đe dọa, khủng bố và áp lực chung quanh đã làm cho họ nao núng. Có lẽ một lý do khiến cho họ còn thắc mắc, hoài nghi vì họ ở cách xa Chúa nên không nhận rõ Ngài. Vì thế, trong câu văn tiếp theo, Thánh Kinh chép: “Đức Chúa Jê-sus đến gần phán dạy các môn đệ.” Và khi được Chúa đến gần, khi được ngồi gần bên Chúa, quỳ sát bên Chúa, khi lược thấy Chúa rõ ràng, họ không còn nghi ngờ nữa, mọi thắc mắc hoài nghi đều tan biến và họ cũng sẵn sàng nghe tiếng Chúa phán dạy như các anh chị em tín hữu khác.

3Bi4x

2. Nền tảng mọi công cuộc truyền bá Phúc Âm

Chúa Cứu Thế xác nhận rằng: Tất cả uy quyền trên trời và dưới đất đều đã về tay Chúa. Uy quyền tối cao đó là uy quyền của Đấng sáng tạo và bảo tồn vũ trụ. Trước kia, Chúa Cứu Thế đã có uy quyền đó, nhưng theo thư Phi-líp chương 2, Chúa Cứu Thế không tham quyền cố vị, Ngài đã tụ bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ, trở nên giống như loài người, hiện ra như một người, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Từ khi Chúa sống lại, uy quyền ấy được trao trả vào tay Chúa.

Chúa di ng uy quyền ấy làm nền tảng cho công cuộc truyền bá Phúc Âm khắp thế giới. Nhiều lúc chúng ta muốn vâng lệnh Chúa đi nói cho người khác biết Tin Mừng của Chúa, nhưng chúng ta sợ sệt, run rẩy vì cảm thấy mình bé bỏng, yếu đuối, thiếu khả năng, và nhất là mình sẽ bị một uy quyền lớn lao chống đối. Chính Chúa cũng xác nhận trong Phúc Âm Mã-thi chương 10:16-20, “Ta sai các con đi như chiên vào giữa bầy muông sói. Họ sẽ nộp các con trước tòa án, đánh đòn các con trong nhà hội, lại vì cớ Ta mà các con sẽ bị giải đến trước mặt các vua và các quan tổng trấn đế làm chứng trước mặt họ và các dân nước ngoài.

Song khi họ đem nộp các con thì chớ lo về cách nói làm sao hoặc nói lời gì, vì các lời đáng nói sẽ chỉ cho các con chính trong giờ đó. Ấy chẳng phải tự các con nói đâu song là Thánh Linh của Cha các con sẽ từ trong lòng các con nói ra. Vậy các con đừng sợ chi hết. Đừng sợ kẻ giết thân thế mà không giết được linh hồn, nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thế trong địa ngục. Ai xưng Ta ra trước mặt thiên hạ, thì Ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha Ta ở trên trời, còn ai chối Ta trước mặt thiên hạ thì Ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha Ta ở trên trời.” Một khi chúng ta hiếu được rằng Chúa đang nắm trong tay uy quyền tối cao trên cả vũ trụ và nhân sinh, uy quyền cao cả hơn tất cả các uy quyền chúng ta thường gặp, thì chúng ta có thế anh dũng truyền bá Phúc Âm vì Chúa chúng ta sẽ sử dụng đúng mức uy quyền cao cả tuyệt đối của Ngài để cộng tác với chúng ta.

tulip5

3. Cơ hội truyền bá Phúc Âm

Theo nguyên tác Thánh Kinh động từ “đi” trong Phúc Âm Mã-thi chương 28:19 là một phân tù trong một mệnh đề phụ nên muốn cho sát ý phải dịch là “Trong khi đi lại, các con hãy làm cho mọi dân tộc trở thành môn đệ Ta.” Có người đã hiểu lầm mệnh lệnh Chúa và lập luận rằng: Đợi khi nào tôi đi khắp thế giới, đợi khi nào tôi đến một dân tộc xa xôi, tôi mới truyền bá Phúc Âm. Mặc dù có nhiều nhà truyền giáo được Chúa hướng dẫn phải vượt đại dương đi đến nước ngoài, đến với dân tộc xa lạ để truyền bá Đạo Chúa, nhưng tất cả những người theo Chúa đều có trách nhiệm nắm lấy cơ hội trong những cuộc đi lại đây đó, trong khi thi hành các công tác, khi di chuyển vì nhiệm vụ hay công việc làm ăn để làm chứng về Chúa. Đó là những dịp tiện truyền bá Phúc Âm mà người theo Chúa phải luôn luôn nắm lấy đế giới thiệu Chúa Cứu Thế cho đồng bào, đồng loại.