Lịch Sử Truyền Giáo II – Chương IX: Đông Á
Chương IX: Đông Á
I. TRUNG HOA

B. Công Cuộc Truyền Giáo Từ Năm 1842 Đến 1949
1. Các Nhà Truyền Giáo Tiên Phong
Không phải đến năm 1843 là năm Trung Hoa chịu bỏ chánh sách bế quang tỏa cảng mới có nhà truyền giáo vào hoạt động ở lục địa Trung quốc. Thực ra Robert Morrison đã đến Quảng-châu, thuộc tỉnh Quảng-đông vào tháng 9 năm 1807. Mặc dầu là người Anh, được Hội Truyền giáo Luân-đôn phái đi, Robert Moưison bị Công ty Đông Ân của người Anh từ
chối, không cho đáp tàu của Công ty, nên phải qua Mỹ để đáp tàu đến Quảng-châu. Người chủ tàu cho rằng Morrison đi chuyến ấy chỉ là mạo hiểm vô ích, nên hỏi: “Hình như ông muốn gây ảnh hưởng trên những người thờ hình tượng ở Trung Hoa?” Morrison liền trả lời: “Không, tôi không làm được, nhưng tôi mong Đức Chúa Trời sẽ làm việc đó.”

Vừa đặt chân lên lục địa Trung-hoa, Morrison bắt đầu học tiếng Trung Hoa. Suốt mấy chục năm trời ông bị dân địa phương chống đối vì tinh thần bài ngoại lúc đó đang lên đến cao độ. Để có thể an tĩnh học hành và soạn sách, Morrison trang phục như một người Trung-hoa, để cái bím tóc dài như mọi người đàn ông Trung Hoa trước cuộc cách mạng năm 1911, và lắm lúc ông phải làm việc trong một nhà kho đóng kín cửa. Nhờ cần cù chăm chú học chữ Hán, Morrison soạn được một cuốn văn phạm và một bộ tự điển. Bộ Anh Hán từ điển của Morrison là một tác phẩm quan trọng, có sáu cuốn, và phải mất 16 năm mới hoàn thành. Morrison cũng dịch xong toàn bộ Kinh Thánh ra chữ Hán vào năm 1819. Nhưng vì luôn luôn phải trốn tránh, điều kiện sinh sống cơ cực và không hợp thủy thổ, Morrison đã qua đời năm 1834, khi mới 52 tuổi.
Đồng thời với Morrison cũng có mấy nhà truyền giáo tiền phong đã đóng góp vào việc mở đường cho công cuộc truyền giáo ở Trung quốc. Trong số đó có E.c. Bridgman và s. Wells Williams do ủy Ban Truyền Giáo Mỹ phái đến Quảng-châu vào năm 1829. Hai ông này đã dày công nghiên cứu về xã hội Trung Hoa và sưu tầm tài liệu cần thiết cho công cuộc truyền giáo. Cũng có một vị bác sĩ tên là Pepeter Parker do ủy Ban truyền giáo Mỹ phái đến Quảng-châu để thành lập bệnh viện nhãn khoa. Ông là người đã mở đường cho một số rất đông bác sĩ, giáo sĩ tình nguyện rời quê hương, là nơi họ có thể kiếm khá nhiều tiền, để chăm sóc chữa trị cho người đau ốm ở Trung Hoa, và họ đã góp phần không nhỏ vào công cuộc truyền bá Phúc Âm ở lục địa rộng lớn này.