Khảo Học Thư Phi-líp – Chương 2.2

Chương 2.2: Hội Thánh Phi-líp

anh-dep-canh-dong-hoa-tuyet-dep-11

II GIA ĐÌNH GIÁM NGỤC TIN CHÚA

Người giám ngục nghe và tiếp nhận Phúc Âm, gia đình ông gia nhập Hội Thánh của Chúa Cứu Thế tại Phi-líp (thành phần thứ ba của Hội thánh Phi-líp) Thánh Kinh ghi tiếp ở Công vụ 16:25-3:4.

Giám ngục thành phố Phi-líp chắc hẳn là một sĩ quan hồi hưu của quân đội La-mã. Được huấn luyện nghệ thuật chiến tranh theo lối La-mã, con người sĩ quan hay binh sĩ đã tập cho tình cảm bị chai lỳ, không còn biết thương xót hay cảm xúc trước hoạn nạn, khổ đau của người khác, nhất là quân thù, hay tù nhân. Thế mà hạng người đó cũng được ánh sáng Phúc Âm soi đường và bác ái của Phức Âm cảm động.

Dưới mắt giám ngục thành Phi-líp, hai người truyền bá Phúc Âm Phao-lô và Si-la là hai người cách mạng, bị bắt quả tang đang xách động quần chúng, gây rối cho cuộc trị an, đã bị các  quan tòa trừng phạt và ra lịnh giam cầm nghiêm nhặt, phận sự của giám ngục là giam giữ chặt chẽ hai người cách mạng, không để ai giải thoát họ. Nhưng đến tối, giám ngục ngạc nhiên vì nghe hai người cách mạng ấy ca hát, cầu nguyện. Ngạc nhiên vì xưa nay, không ai bị tra tấn mình đầy thương tích và cùm lại cách đau đớn sỉ nhục như thế, mà có thể mở miệng ca hát được. Người ta chỉ ca hát khi lòng vui vẻ, tinh thần sảng khoái. Hoặc khi muốn mua vui cho kẻ khác thì người ta gắng gượng hát với giọng ca ai oán. Nhưng lạ thật, hai người này không ca những bài buồn não nuột, trái lại họ hát ca với một niềm hân hoan sung sướng khác thường. Họ cầu nguyên với thần của họ, không theo lối cầu kinh đọc kệ, nhưng họ thưa chuyện với thần họ như con thân mật nói chuyện với cha. Họ cầu nguyện dường như thần họ có mặt ngay trong ngục tối. Họ gọi thần của họ là Jê- sus, là Chúa Cứu Thế.

0136838-1388-1385095047

Ngay giờ phút ấy, một cơn động đất bất ngờ làm rung chuyển cả thành phố. Động đất mạnh đến nỗi các tấm cổng lớn của ngục thất sụp đổ, các cửa từng phòng giam bật tung ra, các xiềng xích gông cùm đều tháo rời cả. Thôi chết rồi, tất cả các cửa ngục đã mở tung thì bọn tù nhân trốn hết, cả hai người truyền bá Phúc Âm kia cũng tẩu thoát mất rồi! Để tù trốn thoát là một tội nặng phải bị xử tử theo luật La-mã. Chỉ còn một cách cứu vãn danh dự là rút gươm tự sát. Nhưng thình lình giám ngục nghe tiếng gọi, tiếng gọi của Phao-lô, một người truyền bá Phúc Âm. Phao-lô bình tỉnh bảo giám ngục đừng tự sát, Phao- lô nói: “Tất cả anh em tù nhân đều còn đây, không ai bỏ trốn đâu.” Người giám ngục vô cùng run sợ, ra lệnh đem đèn đuốc đến, vào trong ngục, quỳ trước hai người truyền bá Phúc Âm rồi đưa hai ông ra ngoài.

Câu nói đầu tiên của giám ngục không phải là câu nói bình thường: “Các tù nhân kia ở đâu?” “Đem điểm danh thử ai còn, ai mất?” hoặc “Các ông là ai?” Nhưng giám ngục thành Phi-líp đã hỏi một câu quan trọng nhất trong đời mình “Các ông ơi, tôi phải làm chi để được cứu rơi?” Giám ngục chắc đã nghe rõ Phúc Âm, về sự cứu rỗi do Chúa Cứu Thế. Giám ngục tuy bề ngoài vẫn nghiêm chỉnh thi hành công tác, nhưng thâm tâm đang bôi rối vì ý thức rằng, trong khi mình giam cầm bao nhiêu tù nhân thì mình cũng đang bị giam cầm trong ngục tù tội lỗi, thói xâu tật hư, không có phương cách gì thoát khỏi. Phải làm sao để được giải thoát? Phải làm chi để được cứu khỏi ngục tù tinh thần đó?

Hai người truyền bá Phúc Âm đã giải đáp mối băn khoăn khắc khoải của ông giám ngục: “Hãy tin Chúa Jê-sus thì ngươi và cả gia đình đều được cứu rỗi.” Tin Chúa Cứu Thế Jê-sus không phải chỉ là chấp nhận giáo lý Phúc Âm, tin Chúa Cứu Thế theo Phúc Âm Giăng, là tiêp nhận Chúa Cứu Thế vào lòng và giao thác cuộc đời mình cho Chúa.

hoa-dao

Hai người truyền bá Phúc Âm không những lưu ý đến nhu cầu tâm linh của giám ngục, nhưng của gia đình ông và vợ, con, gia nhân quyến thuộc. Chúa Cứu Thế cứu rỗi chính bạn, nhưng Chúa cũng muôn cứu rỗi toàn thể gia đình bà con bạn hữu bạn. Phúc Âm của Chúa Cứu Thế có đủ khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu tâm linh và thân thể của mọi người tin nhận, và tin nhận Chúa Cứu Thế với cả gia đình thật là một hạnh phúc lớn lao.

Gia đình ông giám ngục là thành phần thứ ba của Hội thánh Phi-líp. Ngày từ phút tin nhận Chúa Cứu Thế, tâm hồn họ tràn ngập niềm vui mừng. Đây là niềm vui mừng của Chúa Thánh Linh vì họ đã bắt đầu được Chúa Thánh Linh đổi mới tâm tính và cho họ phản ánh sức sống mới mẽ diệu kỳ của Chúa Cứu Thế Jê-sus. Niềm vui mừng ấy là đặc điểm của Hội thánh Phi- líp. Niềm vui mừng cũng là một điểm nổi bật trong bức thư Phao-lô gửi Hội thánh Phi-líp mà chung ta sẽ cùng nhau học hỏi.